Marketing

Để Quảng Cáo Không Phải Là Quảng Cáo

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Simon Veksner

Download sách Để Quảng Cáo Không Phải Là Quảng Cáo ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Marketing

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH]

LỜI TỰA

Cuốn sách này bàn về những phẩm chất bạn cần để có thể thành công trong lĩnh vực quảng cáo, trên cơ sở bạn đã làm tốt công việc này. Tôi không hoàn toàn đồng ý với từng từ, từng chữ ở đây – có rất nhiều quan điểm khác nhau trong lĩnh vực này, và sẽ thật ngạc nhiên nếu có hai cá thể độc lập hoàn toàn đồng ý với nhau trong mọi vấn đề.

Nhưng điều mà tôi vô cùng tâm huyết và hoàn toàn đồng ý là thành công sẽ được quyết định bởi rất nhiều yếu tố khác bên cạnh khả năng làm việc của bạn.

Với tôi, mấu chốt của vấn đề nằm ở thái độ.

Khi mới khởi nghiệp, bạn cần làm việc chăm chỉ. Luôn luôn là như thế. Nếu là thành viên mới của một tổ chức, bạn cần làm việc thật chăm chỉ để có thể vượt trội so với những người đang làm việc ở đây, nhờ đó bạn sẽ tự tạo ra những cơ hội cho riêng mình. Ngược lại, nếu bạn là CD hoặc ECD, bạn cần làm việc chăm chỉ, bởi bạn không thể đòi hỏi mọi người làm việc chăm chỉ nếu bản thân bạn lười nhác. Tôi không yêu cầu các cộng sự của mình phải làm việc vào các ngày cuối tuần, nhưng tôi muốn họ làm việc chăm chỉ. Những năm khởi nghiệp vô cùng quan trọng – bởi chúng quyết định quỹ đạo của bạn.

Vượt lên trên những điều này, tôi tin rằng thái độ mà các chuyên gia sáng tạo cần nhất là sự cởi mở… thái độ sẵn sàng học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm, những người vốn mắc rất nhiều sai lầm trong quá khứ.

Và sau đó là tìm tiếng nói của riêng bạn. Rất nhiều chuyên gia sáng tạo cố gắng bắt chước phong cách của David Abbott hay bất cứ một ai khác. Bạn cần phải đủ tự tin để có được thiên hướng sáng tạo theo cách mà bạn nghĩ là đúng.

Độc giả của cuốn sách này có thể đã hoặc đang học chuyên ngành quảng cáo ở trường đại học – trên thực tế tôi là thành viên hội đồng quản trị của VCU Adcenter1 – nhưng có một lời cảnh báo mà tôi muốn gửi tới các sinh viên chuyên ngành quảng cáo, đó là bạn cần ghi nhớ rằng bạn đang dành quá nhiều thời gian để học những điều đã cũ và nó đồng nghĩa rằng những nỗ lực của bạn sẽ chỉ làm nhân rộng những công cụ cũ kỹ từ trong quá khứ thay vì hướng tới tương lai. Các bạn cần hiểu rõ cách thức chúng ta thực hiện công việc đã thay đổi. Chúng ta vẫn là những người kể chuyện, nhưng không phải là những câu chuyện sẽ bắt đầu và kết thúc trong vòng 30 giây trên ti vi nữa. Bây giờ công việc của chúng ta thiên nhiều về khởi đầu một câu chuyện và để nó phát triển. Chúng ta có thể tạo ra một lực đẩy để hỗ trợ.

1 VCU Adcenter: Một trong những trường hàng đầu về truyền thông, quảng cáo tại Bắc Mỹ, nằm ở Richmond, Virginia.

Khi một sinh viên tốt nghiệp và đi xin việc, thái độ vô cùng quan trọng. Khi tôi nhìn nhận và đánh giá một đội trẻ, tôi không chỉ nhìn vào công việc của họ. Tôi tìm kiếm tài năng, nhưng tôi cũng tìm kiếm cả nhiệt huyết và sự hiếu động nữa. Tôi tìm kiếm những người bị mê hoặc bởi thế giới rộng lớn hơn, chứ không phải chỉ riêng thế giới quảng cáo. Tôi tìm kiếm những người tôi có thể dạy dỗ được, nhưng họ cũng có thể dạy lại tôi.

Và khi bạn đã có được một công việc, thái độ đúng đắn vẫn không hề bớt quan trọng. Ở một đội đã được hình thành từ lâu có một lợi thế là bạn có thể phát triển những con “đường tắt”, và hiểu rõ về nhau, nhưng bạn cũng có thể sẽ hình thành những thói quen xấu. Khi tôi nhận thấy những giải pháp đến từ một đội mà cứ hết lần này đến lần khác vẫn cùng một kiểu – luôn luôn cùng một giọng điệu, cùng một cảm xúc – thì tôi có thể khẳng định rằng phần lớn những giải pháp này đến từ họ, chứ không phải từ bản brief hay bản thân sản phẩm, và điều đó chẳng tốt chút nào. Tôi thích được trộn lẫn các đội với nhau, ghép những kiểu người khác nhau lại với nhau – các nhà thiết kế, những chuyên gia truyền thông kỹ thuật số. Dù thế nào đi chăng nữa, bạn cũng cần thường xuyên thách thức bản thân mình.

Tôi chân thành khuyên tất cả các chuyên gia sáng tạo hãy cân nhắc quyết định làm việc ở một vài đất nước khác nhau tại những thời điểm phù hợp. Tôi đã làm việc ở vài nước, và tôi học được rất nhiều ở mỗi nước. Nước Australia xinh đẹp dạy tôi rằng các chương trình quảng cáo có thể mang màu sắc vui nhộn. Các nước ở khu vực châu Á lại dạy tôi rằng tôi có thể tạo ra những làn sóng nhỏ từ bất cứ nơi đâu tôi sống. London dạy tôi những kỹ xảo. Công việc ở tập đoàn quảng cáo Publicis dạy tôi về khía cạnh kinh doanh của quảng cáo. Và tiếp đó là những gì bạn học được về những nền văn hóa khác nhau, âm nhạc khác nhau…

Cuối cùng khi bạn trở thành ECD hoặc có công ty của riêng mình, bạn nhận ra rằng thành công không chỉ đến từ tài năng của mỗi người mà còn từ việc đặt họ vào môi trường phù hợp. Bạn cần tạo ra môi trường phù hợp để những công việc vĩ đại có thể được thực hiện. Những chiếc ghế đẹp đẽ hay màu sơn sáng sủa không khiến công việc tốt hơn. Nhưng mọi người đều cần có cảm giác thoải mái, và một tòa nhà với rất nhiều không gian, ánh sáng có thể mang đến cảm giác đó.

Hãy sẵn sàng thử những nguyên tắc của bạn. Thật tuyệt khi có những nguyên tắc, nhưng sẽ không dễ dàng để chúng hỗ trợ bạn khi bạn là người trả lương cho những người khác. Bạn sẽ làm việc với bất cứ khách hàng nào để thanh toán các hóa đơn? Hay bạn sẽ giảm tải công việc? Bạn cần biết câu trả lời cho câu hỏi đó.

Tôi hi vọng bạn sẽ chắt lọc được từ cuốn sách này một vài kinh nghiệm và hành động có thể mang tới thành công. Bởi thậm chí khi bạn đã có được công ty của riêng mình thì thành công vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của bạn, chẳng khác gì khi bạn còn là một sinh viên cả.

– David Droga

ĐỌC THỬ

LỜI GIỚI THIỆU

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA MỘT CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO SÁNG TẠO?

Cuốn sách này hướng tới bất cứ ai đang cân nhắc việc trở thành một người làm quảng cáo, đang học để trở thành người làm quảng cáo hoặc vốn đã là một người làm quảng cáo nhưng mong muốn sự nghiệp của mình phát triển hơn, tốt đẹp hơn.

Sự khác nhau giữa cuốn sách này và những cuốn sách chuyên về quảng cáo khác là cuốn sách này sẽ không dạy bạn cách để có được các ý tưởng hay cách viết các chương trình quảng cáo.

Có rất nhiều cuốn sách xử lý những khía cạnh này, và nó cũng được dạy ở các trường đại học. Tuy nhiên, điều các bạn sinh viên chưa bao giờ được dạy là tập hợp các kỹ năng thiết để tạo ra một chương trình quảng cáo sáng tạo, thay vì chỉ là khả năng viết những chương trình quảng cáo tốt.

Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn cách tận dụng những ưu thế tốt nhất từ những người mà bạn làm việc cùng, chẳng hạn như các planner, nhiếp ảnh gia hay đạo diễn. Nó cũng dạy bạn cách khiến CD chấp nhận ý tưởng của bạn và cách trình bày các ý tưởng của mình với khách hàng. Cũng có những vấn đề “nhẹ nhàng” hơn được thảo luận trong cuốn sách, chẳng hạn như liệu trang phục của bạn có thực sự quan trọng không, và cách tranh luận với cộng sự.

Có được công việc với tư cách là một người làm quảng cáo thật chẳng dễ dàng gì. Khi tôi bắt đầu theo học ở trường Đại học Watford, giáo viên hướng dẫn nói với chúng tôi rất trang nghiêm rằng không phải tất cả chúng tôi sẽ tìm được việc làm. Chúng tôi đã nghĩ rằng ông ấy đang cố gắng để đập tan sự tự tin của chúng tôi, trước khi xây dựng lại nó, như ở trong quân đội. Thực ra, ông ấy đã nói sự thật. Chỉ 2/3 trong số chúng tôi tìm được việc trong lĩnh vực quảng cáo.

Việc tìm được một công việc đã khó, giữ được công việc đó trong ngành công nghiệp đầy cạnh tranh này cũng không dễ dàng gì. 5 năm sau ngày ra trường, chỉ một nửa trong số chúng tôi vẫn giữ được công việc của mình. 15 năm sau, con số chỉ còn cực kỳ ít ỏi. Tuy nhiên, những người còn bám trụ được đều trở thành các CD. Một vài người trong số chúng tôi thậm chí còn có công ty quảng cáo của riêng mình.

Và đó là lý do tôi tin rằng cuốn sách này thực sự rất cần thiết. Tôi tin rằng những người thành công trong lĩnh vực quảng cáo không nhất thiết phải là người tài năng nhất, mà là những người biết kết hợp tài năng của mình với thứ mà có thể bạn sẽ gọi là “kiến thức thực tế”. Cuốn sách này tập trung vào việc dạy bạn những kiến thức thực tế đó.

Cuốn sách sẽ dạy bạn những kỹ năng vô hình, nhưng lại vô cùng quan trọng nếu bạn đang muốn có một công việc, muốn tồn tại, trưởng thành và thành công ở một trong những ngành công nghiệp thú vị nhất trên hành tinh này.

P.S: Sau khi đọc xong cuốn sách, bạn có thể mặc định rằng tất cả chuyên gia sáng tạo đều thuộc phái mạnh. Bạn nhầm rồi. Mặc dù tôi sử dụng đại từ nhân xưng “anh ấy” trong suốt cuốn sách nhưng trên thực tế, đó đơn thuần chỉ là cách để tránh cụm khá dài, “anh ấy” hay “cô ấy” mà thôi.

NHẬN VIỆC

Chương 1

BẠN CÓ NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT CHUYÊN GIA SÁNG TẠO KHÔNG?

Một số người nói chuyên gia sáng tạo tốt nhất giống như những miếng bọt biển – cứ lặng lẽ thẩm thấu tất cả những gì xuất hiện xung quanh. Nhưng cũng có người nói rằng họ là người có cái nhìn phiến diện – giống như một loài động vật thân mềm với lớp vỏ dày, ngoan cố bỏ qua tất cả những ảnh hưởng từ bên ngoài, quả quyết xác định lãnh thổ của mình.

KIỂU NGƯỜI NÀO SẼ TRỞ THÀNH MỘT CHUYÊN GIA SÁNG TẠO GIỎI?

Một số người nhìn nhận chuyên gia sáng tạo như một người luôn hướng ngoại với đầy ắp những ý tưởng phong phú, có khả năng thúc đẩy mọi người xung quanh tham gia các hoạt động cụ thể. Hoặc đó cũng có thể là một người cô độc, trốn vào một góc lặng lẽ – hoặc quán cà phê vắng nào đó – và dành hết giờ này đến giờ khác, thậm chí hết ngày này đến ngày khác, để suy nghĩ mà không liên hệ với bất cứ ai cho đến khi một ý tưởng sáng tạo vụt ra khỏi tiềm thức của anh ta.

Như vậy không có ai thực sự biết, và lý do là có một thứ mang tên kiểu sáng tạo. Sự phân chia rõ ràng nhất có thể thấy giữa copywriter, một người đặc biệt yêu thích câu chữ và AD, người thiên về thị giác (hầu hết các chương trình quảng cáo đều được một đội sáng tạo thực hiện, bao gồm một copywriter và một AD – chúng ta sẽ bàn sâu về vấn đề này trong phần sau của cuốn sách).

Thông thường bạn sẽ tìm thấy nhóm người có trí tưởng tượng phong phú và đa dạng nhất, trong bộ phận sáng tạo của một công ty chuyên về quảng cáo.

Tất nhiên, các chuyên gia sáng tạo đều có một đặc điểm chung. Hãy xem những bộ phim về quảng cáo và bạn sẽ thấy tất cả chúng ta đều rất điên rồ. Trong How to get ahead in advertising (Làm thế nào để tiến bộ trong lĩnh vực quảng cáo), Richard E. Grant mắc chứng suy nhược thần kinh nghiêm trọng đến mức ông tin chắc rằng mình đã mọc thêm một cái đầu; trong Crazy People (Những người điên), Dudley Moore, nhân vật chính, thường xuyên trú ngụ trong bệnh viện tâm thần, và coi những bệnh nhân tâm thần nằm cùng khoa với mình là nhân viên thuộc bộ phận sáng tạo.

Trên thực tế, rất nhiều người trông hoàn toàn bình thường. Không một quốc gia, chủng tộc, giới tính hay tôn giáo nào chiếm độc quyền về khả năng sáng tạo. Cũng chẳng có một cá tính cụ thể nào thống trị khả năng này. Tuy nhiên, tôi cũng điểm qua một số phẩm chất quan trọng:

TRỰC GIÁC

Người phụ trách chương trình đào tạo các CD xác nhận rằng trong suốt hơn 20 năm kiểm tra các chuyên gia sáng tạo, cô ấy chỉ gặp duy nhất một người có trực giác không tốt.

Vị CD tốt nhất mà tôi từng làm việc dưới quyền có trực giác thực sự xuất chúng. Anh chàng AD và tôi thường ví ông ta với một chú chó, với chiếc mũi thính đến không thể hiểu nổi, luôn “ngửi” thấy những ý tưởng tuyệt vời. Ông ta cũng không thèm đọc các báo cáo nghiên cứu, nhưng luôn biết khách hàng nghĩ gì. Ông ta chẳng bao giờ thèm xem một sản phẩm được tạo ra như thế nào hay có chứa những gì, nhưng lại hiểu sâu sắc về những gì tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm. Ông ta dành không quá 1,5 giây để nhìn vào một khái niệm mà chúng tôi đang trình bày, và cũng chẳng bao giờ thay đổi suy nghĩ của mình một khi đã quyết định sẽ thích hay không thích cái gì. Và, thật không thể tin nổi, 99% trong số những lần ra quyết định kiểu như thế, ông ta đúng! Rất ít người trong số chúng ta có được khả năng trực giác tuyệt vời đến thế.

Nếu bạn là một người chưa bao giờ có những cảm nhận dựa vào trực giác, chưa bao giờ tin tưởng trực giác của mình, và chưa bao giờ dự đoán về một tình huống cho tới khi bạn có được tất cả những số liệu hay dữ kiện liên quan thì sẽ chẳng có gì là không công bằng nếu chúng tôi khẳng định rằng bạn không phải là một con người có khả năng sáng tạo dồi dào.

KHAO KHÁT

Còn hơn cả trực giác, yếu tố quan trọng nhất quyết định việc bạn có phải là một người có khả năng sáng tạo hay không chính là việc bạn khao khát đến mức nào.

Để có được một công việc trong lĩnh vực quảng cáo thật chẳng dễ dàng gì – các chuyên gia sáng tạo đầy hoài bão có thể dành khoảng thời gian từ hai tháng đến hai năm để làm ở vị trí nhân viên thực tập, trước khi gắn bó với một công việc lâu dài. Chỉ rất ít trong số họ từ bỏ.

Và khi bạn đã có được vị trí mong muốn trong lĩnh vực quảng cáo, việc giữ được vị trí ấy cũng không đơn giản. Những việc bạn làm cực kỳ dễ bị nhìn nhận và đánh giá – nó thể hiện ở những tấm biển quảng cáo khổng lồ trên đường phố hay xuất hiện mỗi tối trên truyền hình. Do vậy, nếu bạn không làm tốt, sẽ chẳng ai thuê bạn nữa.

Thêm nữa, đó là một lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt. Số lượng người tìm việc luôn nhiều hơn số lượng việc tìm người. Có rất nhiều người đã chuẩn bị để làm việc vô cùng chăm chỉ nhằm có được một công việc, và giữ nó. Nhiều người thừa đam mê và sẵn sàng cam kết gắn bó lâu dài trong lĩnh vực này. Nếu bạn không có niềm khao khát cháy bỏng như họ, bạn sẽ không thể làm tốt bằng họ được.

Và cũng như tất cả các lĩnh vực đầy cạnh tranh khác, những người làm tốt là những người có động lực, sự kiên trì, và tất nhiên, còn vô cùng tài năng nữa.

CÓ MỐI QUAN TÂM LỚN TỚI QUẢNG CÁO

Khi còn nhỏ, tôi thường xuyên hát những giai điệu quảng cáo trên sân chơi. Bố tôi bán “không gian quảng cáo” trên tờ tạp chí The Sunday Times, với chiến dịch quảng cáo sử dụng poster tuyệt vời của Leo Burnett1 trong những năm 1980, và tôi thường năn nỉ ông mang những tấm poster đó về nhà để dán chúng lên tường.

1 Leo Burnett: Một công ty quảng cáo toàn cầu với 96 chi nhánh tại 84 quốc gia và trên 8.000 nhân viên. Leo Burnett mong muốn trở thành công ty truyền thông tiếp thị tốt nhất trên thế giới.

Mặc dù bạn sẽ thấy câu chuyện của tôi quá nhạt nhẽo nhưng mối quan tâm mạnh mẽ tới quảng cáo chính là một dấu hiệu mấu chốt khác của thành công.

Tôi nhớ trong lần đầu tiên cố gắng tìm một cộng sự sáng tạo, tôi thảo luận về việc thành lập đội sáng tạo với một anh chàng luôn nói rằng anh ta muốn trở thành AD, nhưng anh ta cũng là thành viên của một ban nhạc, và phải tham gia luyện tập vài lần mỗi tuần.

Anh ta chẳng bao giờ trở thành AD. Tôi cũng không biết liệu ban nhạc của anh ta có thành công không. Tôi cho rằng sự tập trung sẽ luôn có ích, cho dù bạn làm công việc gì đi chăng nữa.

CHỦ ĐỘNG

Sự chủ động không phải là điều kiện tiên quyết, nhưng theo thời gian, tôi đã nhận ra rằng nó là một phẩm chất mà rất nhiều chuyên gia sáng tạo tài năng sở hữu. Khi lần đầu bước chân vào lĩnh vực quảng cáo, tôi nghĩ rằng những bản brief tuyệt vời sẽ được chuyển quanh nơi làm việc của tôi trên một chiếc khay bằng bạc, giống như những trái nho ngọt ngào trong các bữa tiệc điên cuồng tại Roma. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Rất nhiều phần trong cuốn sách này nói về cách để khiến việc chạy. Bạn cần luôn năng động, linh hoạt

Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, bạn cần luôn ở thế chủ động: tóm tắt ngắn gọn và đầy đủ, tạo một đoạn phim ngắn về bản thân, và tạo mối quan hệ trong những lĩnh vực, môi trường mới. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn, và chúng tôi sẽ nói rất nhiều về chúng.

KIÊN TRÌ

Trước khi làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, tôi là một nhà báo. Các tờ báo cần rất nhiều tin, bài và tôi phát hiện ra rằng 95% những gì tôi viết sẽ được đăng.

Nhưng trong công việc thì mọi thứ sẽ khác hẳn – 99%, thậm chí là 99,5% những gì bạn viết ra sẽ được tống vào thùng rác.

Nếu có một từ có thể mô tả được những trải nghiệm hàng ngày của một chuyên gia sáng tạo, thì đó là sự từ chối.

Bạn được phép phiền muộn một chút khi ý tưởng mà bạn thực sự yêu thích bị chối bỏ. Nhưng những chuyên gia sáng tạo thành công nhất đã học cách phục hồi thật nhanh sau thất bại và tiếp tục con đường chinh phục các mục tiêu của mình.

Thậm chí khi một ý tưởng không được chấp thuận, bạn vẫn cần thể hiện sự cứng rắn của mình – để chống chọi với những người đang phản đối nó.

• AE có thể yêu cầu bạn thay đổi kịch bản của mình với mong muốn khách hàng sẽ thích kịch bản đó hơn.

• Planner có thể yêu cầu bạn thay đổi nó với mong muốn khách hàng sẽ thích nó hơn.

• CD mong muốn ban giám khảo giải thưởng thích nó hơn.

• Và khách hàng yêu cầu bạn thay đổi kịch bản của mình để cuối cùng có một chuỗi sản phẩm lâu dài hơn. Trên thực tế, liệu chúng ta có thể có được một sản phẩm đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên? Hãy biến nó thành sự thật. Hãy chú ý đến nó. Hãy chỉ ra một vài điểm nổi bật. Trên thực tế, tại sao chúng ta không khiến nó có thể nhảy múa? Bạn có ý gì khi nói sữa chua thì không thể nhảy múa?

SỰ KHÁC BIỆT

Khả năng lớn là bạn có một điều gì đó rất lạ. Rất kỳ dị.

Đó có thể là một điều gì đó mà tất cả những người biết bạn đều bình luận về nó, đùa cợt về nó, hay cũng có thể chỉ mình bạn biết.

Nó có thể là khiếu hài hước, những sở thích của bạn, hay thậm chí chỉ đơn giản là mái tóc của bạn.

Nhưng rõ ràng là có một điều gì đó thật đặc biệt ở bạn.

Đó là một trong những lý do khiến bạn cảm thấy bị hấp dẫn bởi công việc trong lĩnh vực quảng cáo thay vì những công việc tẻ nhạt khác.

Hãy tự hào về điều đó.

Bạn càng đặc biệt càng tốt. Bởi để tạo ra những thứ khác biệt hay bất thường, ngành công nghiệp của chúng ta cần những con người khác biệt – những người mơ mộng, lập dị, dễ bị ám ảnh… những người “chập mạch”.

Nếu những điều trên có chút gì đó giống bạn, thì bạn đang đứng đúng vị trí cần đứng rồi đấy.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button