Marketing

Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Takahashi Nobuyuki

Download sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Marketing

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời nói đầu

HỌC HỎI TỪ DÒNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH

Trước khi vào vấn đề chính, bạn hãy xem gợi ý 1 (trang 9). Bạn sẽ chọn các thông điệp ở cột A hay cột B? Thông điệp nào sẽ thu hút được sự chú ý của bạn và dễ khiến bạn liên tưởng đến hành động thực tế hơn? Chắc bạn sẽ chọn cột B phải không? Đó là bởi các thông điệp ở cột B luôn chỉ rõ nội dung “cái gì” (What), “như thế nào” (How) làm cho thông điệp trở nên sinh động hơn. Thêm vào đó, các thông điệp ở cột B bao hàm cả ý tưởng và hành động thực tế. Nội dung “cái gì” (What) càng sắc nét, quyết tâm càng mạnh mẽ, ý tưởng càng sáng tạo thì phần hành động như thế nào (How) lại càng cụ thể, càng dễ dàng đánh vào tâm lý người tiếp nhận thông điệp. Do đó ở khâu làm như thế nào (How), bạn càng thể hiện ngắn gọn bao nhiêu càng làm tăng tính hấp dẫn của thông điệp cốt lõi bấy nhiêu.

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, chúng ta đã và đang tiếp nhận quá nhiều thông tin mỗi ngày, nhưng lại không có thông tin nào là thực sự quan trọng. Nói cách khác, chúng ta không nắm được nội dung cốt lõi là “cái gì” (What – lý tưởng, nguyện vọng, tầm nhìn, sứ mệnh…). Đó là do các thông điệp không thể hiện được điều quan trọng nhất trong một thông điệp – quyết tâm mạnh mẽ “Tôi muốn trở thành thế này” hay “Tôi muốn làm được thế kia”. Nhìn vào các thông điệp, chúng ta không thấy được câu nào nói lên mục đích của toàn bộ thông điệp. Ngay tại Nhật Bản, kể cả các công ty hàng đầu trong các lĩnh vực kinh doanh cũng có thể mắc phải lỗi này. Điều khách hàng muốn không phải là biết được “ai xấu” hay “sản phẩm nào không tốt” mà là những câu từ chứa đựng thông điệp cốt lõi của sản phẩm. Thông điệp cốt lõi sẽ khiến tư duy, hành động của chúng ta trở nên rõ ràng hơn cũng như dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng. Hơn nữa, thông điệp cốt lõi còn giúp chúng ta thúc đẩy sự phát triển của công ty trong tương lai.

Các công ty ngày nay đã và đang suy tính điều gì, vận hành ra sao? Trong tương lai, những công ty này sẽ hoạt động như thế nào? Để thực hiện những kế hoạch đó, họ đã đưa ra những thông điệp gì? Tôi đã tập hợp những thông điệp hàm chứa cả “quyết tâm và hành động” của các công ty (như các bài phát biểu, slogan, bài PR, tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh…), bao gồm tất cả những thông điệp được sử dụng từ trước đến nay mà tôi biết (có những thông điệp được sử dụng từ lâu nhưng vẫn thu hút được khách hàng thì sẽ không bị coi là thông điệp cũ). Hãy cùng nhìn vào ý nghĩa ẩn sau những thông điệp đó. Những từ ngữ nào được dành cho ai, có tác dụng gì và được thể hiện như thế nào? Những từ ngữ đó lôi cuốn khách hàng ở điểm gì? Chính những câu từ ấy mới là chìa khóa cho việc kinh doanh, là trọng tâm của mọi chiến lược. Hi vọng rằng bạn sẽ thấy được vai trò quan trọng cũng như “sức nặng” của ngôn từ.

Để tạo một thông điệp hiệu quả, bạn cần biết rút ra nội dung cốt lõi từ tập hợp các thông tin liên quan đến nhau, sau đó cô đọng thành một thông điệp ngắn gọn mà vẫn đảm bảo được lượng thông tin cần truyền tải. Khi nhìn vào thông điệp, ta phải thấy được nội dung quan trọng nhất là gì. Do đó, bạn cần hình thành thói quen bao quát vấn đề rồi rút ra đại ý quan trọng. Trong cuốn sách này, tôi có đưa ra khá nhiều mẹo nhỏ để bạn có thể thực hành.

Cuốn sách tập hợp khoảng 150 thông điệp khác nhau. Thông qua các thông điệp này, bạn sẽ thấy được quan điểm, cách nhìn của tác giả, quá trình diễn giải những ý tưởng lớn thành ngôn từ cụ thể. Qua đó, tự rút ra cho mình phương pháp nhìn nhận vấn đề, cách tiếp cận từng đối tượng và kỹ năng sử dụng ngôn từ.

Phần I.

THỜI ĐẠI PHI NGÔN NGỮ

Nếu không nhìn thấy được điều quan trọng thì sẽ không thể nhận ra bản chất của vấn đề

01.
SỰ “KIỆM LỜI” TRONG XÃ HỘI DƯ THỪA THÔNG TIN

Trước hết hãy cùng nhìn lại tình hình thực tế. Theo điều tra của Cục nghiên cứu chính sách truyền thông (năm 2009): lượng thông tin được truyền đi trong một năm ở Nhật tương đương lượng nhật báo phát hành trong 7 triệu năm. Akiyama Ryuhei – tác giả của cuốn sách Sự bùng nổ thông tin đã viết: “Lượng thông tin truyền tải trong 10 năm trở lại đây đã tăng gấp 410 lần”. Cùng với quá trình đa dạng hóa ngành truyền thông, xã hội thông tin cũng đang có sự thay đổi nhanh chóng. Thực tế là mật độ giao tiếp đang tăng lên ở cả hai phương thức giao tiếp thực và ảo.

ĐÂU LÀ BẢN CHẤT VÀ ĐÂU LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT?

Trong các cuốn sách của mình, tôi đã nhiều lần đề cập đến những vấn đề cơ bản trong cách suy luận như “Sáng tạo là sự kết hợp giữa thông tin và cách tổng hợp thông tin” hay “Sáng tạo là khả năng nắm bắt thông tin”. Chỉ cần nắm bắt được thông tin là bạn đã có lợi thế trong một thế giới hiện đại đầy ắp sáng kiến. Tuy nhiên thực tế là nhờ những phát minh, sáng tạo mới mà lượng người nắm bắt được thông tin tăng lên nhanh chóng. Điều đáng ngạc nhiên là con người đang dần trở nên ít nói hơn trong xã hội đầy ắp thông tin ngày nay. Có lẽ chính xã hội thông tin hóa cao độ lại đang khiến chúng ta khó nắm bắt được tương lai sau này. Chúng ta đang sống trong xã hội có mạng lưới thông tin phức tạp như: của cải phong phú, thặng dư vật chất, chủ nghĩa cá nhân, tốc độ thay đổi nhanh chóng, các công ty cạnh tranh gay gắt trong các lĩnh vực kinh doanh, toàn cầu hóa… Tuy nhiên, nếu chỉ mải chạy theo những nguồn tin ấy liệu đã đủ để chúng ta yên tâm? Có lẽ đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ bị nhấn chìm trong chính những thông tin mà ta có được và mất đi khả năng nhìn nhận bản chất của vấn đề.

ĐỌC THỬ

ƯỚC MƠ NHIỀU HƠN, NỖ LỰC NHIỀU HƠN

Hiện nay, các công ty kém phát triển đa phần là do không còn sức hấp dẫn với khách hàng. Khi truyền tải một thông điệp đến người khác thì nội dung của thông điệp phải có sức hấp dẫn nhất định. Ví dụ như với công nghệ này, sản phẩm này chúng tôi muốn thay đổi cuộc sống của mọi người, mang lại hạnh phúc cho bạn… Các công ty trước đây luôn nỗ lực hết mình để thực hiện điều đó. Còn ngày nay, các công ty lại lao đầu vào tìm kiếm những khác biệt nho nhỏ để có được chỗ đứng sau này trên thương trường như nâng cao độ chính xác, gia tăng tính năng cho sản phẩm và tìm kiếm những thứ hoàn hảo hơn.

Trong khi các công ty phải rất vất vả để khẳng định sự khác biệt thì người tiêu dùng lại không hề nhận thấy giá trị của sự khác biệt ấy. Thế nên sản phẩm của công ty không có sức lôi cuốn với khách hàng. Dù có sử dụng sản phẩm đấy thì khách hàng cũng sẽ dễ dàng đổi sang một sản phẩm cải tiến hơn ngay khi nó xuất hiện. Mong muốn của khách hàng là những sản phẩm có thể thay đổi được cuộc sống hàng ngày của họ, những sản phẩm mới mẻ tạo nên sự khác biệt tiên phong trên thị trường, được cách tân cả bên trong lẫn bên ngoài. Điều khách hàng cần là sự thay đổi tổng thể của sản phẩm. Khi chúng ta mất đi khả năng nhìn nhận bản chất của vấn đề, cùng với việc sản phẩm không hấp dẫn khách hàng thì ước mơ hay nhiệt huyết cũng không còn nhiều ý nghĩa. Người kinh doanh phải phát huy hết khả năng ngôn ngữ để có thể chuyển tải trọn vẹn quan điểm, cách nhìn của mình hay giá trị của sản phẩm như: “Tôi định làm gì, cho ai? Tôi muốn mọi người được hạnh phúc như thế nào?…” Một đất nước, một công ty hay một con người, nếu không có ngôn ngữ thì sẽ chẳng có ước mơ. Ước mơ chính là động lực, tầm nhìn, chiến lược cho mọi hoạt động. Trong thời đại này, nhà kinh doanh phải bước ra thế giới bằng chính những ngôn từ mang thông điệp mạnh mẽ.

Gợi ý 3

KHÔNG CÓ QUYẾT TÂM, Ý THỨC VỀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA BẢN THÂN

(Doanh nghiệp)

– Muốn làm gì?

– Ước mơ như thế nào?

– Phát triển đến đâu?

– Muốn trở nên như thế nào?

– Mang thông điệp gì?

(Khách hàng)

– Doanh nghiệp làm gì cho mình?

– Doanh nghiệp cam kết cái gì với mình?

– Doanh nghiệp có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình?

– Doanh nghiệp tạo cho mình hạnh phúc như thế nào?

HÃY NÓI THEO CÁCH CỦA CHÍNH BẠN!

02.
QUYẾT TÂM HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI

Trong xã hội số hóa hiện nay, việc có quá nhiều thông tin hỗn loạn khiến chúng ta không nhìn ra được bản chất thật sự của sự vật, sự việc. Tuy nhiên, tiến trình số hóa thông tin này có mang lại những mặt tích cực nào hay không? Và sự thay đổi này sẽ dẫn đến sự cách tân nào cho xã hội? Để trả lời vấn đề này, ta cần có cái nhìn tổng quát và khả năng quan sát tốt. Vì đây không phải là sự thay đổi nhỏ về mặt hiện tượng, mà là sự thay đổi của cả giai đoạn, quá trình.

DÙ LÀ DOANH NGHIỆP HAY CÁ NHÂN CŨNG ĐỀU PHẢI TRUYỀN TẢI ĐƯỢC QUYẾT TÂM CỦA MÌNH

Làm thế nào để thế hệ sau trở nên tốt đẹp hơn? Đây cũng chính là những suy nghĩ mà các doanh nghiệp truyền tải tới xã hội: “Một xã hội như thế nào sẽ mang lại hạnh phúc cho con người?” hay “Một cuộc sống tốt đẹp là như thế nào?”… Hiện tại vẫn chỉ là thời điểm cạnh tranh những ý tưởng mà chưa có ai đưa ra một câu trả lời chính xác.

Vì vậy hãy mạnh dạn lên tiếng càng sớm càng tốt. Nếu chúng ta nói lên được quyết tâm của mình là: “Muốn trở nên như thế nào”, “Muốn làm cái gì”, v.v. thì những người xung quanh cũng sẽ có mục tiêu rõ ràng để nỗ lực phấn đấu. Nếu chỉ đơn giản là hô vang slogan “Hiệu quả! Hợp lý! Kinh tế!” thì quá đỗi bình thường. Thay vào đó, hãy cho khách hàng thấy mong muốn, nguyện vọng của chính bạn. Và hãy nhớ, con người chỉ hành động khi có lời nói.

Kaji Yusuke, một copywriter người Nhật, trong bài báo Sự lạc lối trong quảng cáo đã gửi một thông điệp đến các công ty như sau: “Lượng tiêu thụ thấp chính là biểu hiện cho sự thiếu lòng tin của người tiêu dùng nếu công ty không cho khách hàng thấy được sự chân thành trong mỗi thông điệp được truyền tải. Để khẳng định được giá trị tồn tại trong xã hội, các công ty phải không ngừng truyền tải toàn bộ quyết tâm, nhiệt huyết của mình đến với khách hàng mục tiêu.”

Gợi ý 4

“Một nhà sản xuất chỉ đưa ra sản phẩm khi thị trường có nhu cầu thì không phải là một nhà sản xuất. Một nhà sản xuất thực sự phải là người đi tiên phong trong lĩnh vực của mình, tạo ra nhu cầu trong thị trường và luôn thử thách với những lĩnh vực mới. Thay vì chỉ nghe theo ý kiến của người khác và không bao giờ tìm ra được sản phẩm mới, chúng ta phải chủ động sáng tạo ra chúng.”

– Soichiro Honda

Người sáng lập tập đoàn Honda

03.
THỜI ĐẠI CÁC DOANH NGHIỆP COI TRỌNG “Ý TƯỞNG” VÀ “Ý CHÍ”

Umeda Mochio trong tờ báo kinh tế Thời đại Web đã đề cập: “Tại thung lũng Silicon, người ta luôn tâm niệm rằng phải xây dựng thế giới tốt đẹp hơn bằng chính nỗ lực của mình, chứ không phải bằng thiện chí hay ý muốn của bất cứ ai. Chính nhờ lý luận độc đáo này mà thung lũng Silicon luôn giữ cho mình khả năng sáng tạo vượt trội”, và tất nhiên đây là tầm nhìn chung của cả thung lũng Silicon, là niềm tin vững chắc và lý tưởng sống của những con người nơi đây. Chính nhờ có quyết tâm mạnh mẽ này mà bất kể là các công ty nhỏ lẻ hay toàn bộ thung lũng đều phát triển ngày một lớn mạnh.

CÙNG SÁNG TẠO VỚI XÃ HỘI – GÓC NHÌN HAI CHIỀU

Từ trước đến nay, vật chất và công nghệ luôn đóng vai trò “tạo dựng hạnh phúc” trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, trong xã hội dư thừa vật chất hiện tại, nếu các công ty đều nỗ lực hòa chung nguyện vọng với xã hội thì thế giới này hẳn là sẽ rất hạnh phúc. Những cách nhìn đa chiều như vậy luôn đóng vai trò quan trọng với nhà kinh doanh. Những cách nhìn này chính là việc tạo lập nên giá trị tuyệt đối như trong gợi ý 5 (trang 25) bao gồm tầm nhìn, thương hiệu, cá tính và các đặc điểm riêng biệt. Trong cuộc cạnh tranh cải tiến công nghệ, các công ty có thể bị thay thế bất cứ lúc nào. Vậy chúng ta phải có cái nhìn như thế nào đối với người tiêu dùng và xã hội cũng như kết nối với hạnh phúc trong tương lai ra sao? Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù có bất kì nguy hiểm hay chướng ngại nào, chúng ta đều có thể vượt qua. Sau thảm họa động đất sóng thần ở phía Đông Nhật Bản năm 2011, các công ty đều nhất loạt hướng hoạt động của mình đến “một xã hội hạnh phúc”. Trong lĩnh vực marketing cũng vậy, lối suy nghĩ coi trọng cuộc sống tinh thần, coi trọng con người ngày càng phổ biến. Đồng thời ngày càng có nhiều nhà kinh doanh cho rằng cần phải chung sức với chính người tiêu dùng để cùng nhau tạo ra hạnh phúc. Khi doanh nghiệp hiệp lực với người tiêu dùng hay cả xã hội thì đó là lúc giá trị tuyệt đối được sinh ra.

04.
NHỮNG “TỪ NGỮ” CẦN THIẾT CHO TỪNG GIAI ĐOẠN

Sức mạnh tinh thần (will) là nguồn lực không thể thiếu cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Nhờ xác định rõ sức mạnh tinh thần của bản thân mà mọi hoạt động kinh doanh đều thực hiện một cách thuận lợi. Trong quá trình nhận định sức mạnh tinh thần đó, doanh nghiệp cần trải qua những giai đoạn tất yếu. Tùy vào mỗi giai đoạn lại cần có những thông điệp phù hợp với mục đích riêng. Khi tất cả các thông điệp đều gây được tiếng vang trên thị trường, chúng sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp, một tiếng nói chung, linh hồn cho cả chiến dịch. Trong gợi ý 6, tôi đã khái quát một cách cơ bản nhất các khâu trong quá trình này. Tuy nhiên, mỗi công ty lại có một nét văn hóa doanh nghiệp khác nhau do đó quan niệm về ngôn ngữ cũng khác nhau. Quan niệm này được thể hiện cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp qua những tuyên ngôn như: triết lý xây dựng và điều hành doanh nghiệp, triết lý kinh doanh, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, văn hoá doanh nghiệp.

Tóm lại, mấu chốt ở đây là: các quan niệm trên cũng sẽ được cô đọng trong những câu từ đơn giản, bao hàm những triết lý và được nhân viên hưởng ứng. Qua một thời gian dài, tư tưởng này sẽ đi vào văn hóa của doanh nghiệp, được khách hàng ủng hộ và yêu mến. Chính vì vậy mà việc xây dựng slogan như thế nào có thể ban đầu cũng chỉ xuất phát từ những triết lý của doanh nghiệp, nhưng nếu thành công thì thành quả đạt được lại là thương hiệu của doanh nghiệp đó.

CÁC GIAI ĐOẠN NỀN TẢNG

Theo kinh nghiệm làm việc của tôi tại công ty quảng cáo, công việc ở giai đoạn chiến lược thường chiếm quá nửa công việc (gợi ý 6 – trang 28). Tuy nhiên, ngày nay công việc này trở nên đơn giản hơn nhiều do sự ra đời của các loại hình dịch vụ thuê ngoài. Nếu không thông qua bước xác định các khái niệm thuộc về chiến lược thì không thể giải quyết công việc một cách nhanh chóng. Đây được coi là vấn đề hàng đầu, là một bước quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Cũng không phải tìm hiểu quá xa, chỉ cần nhìn vào bản chất của vấn đề, ta có thể nhận ra được điểm yếu trong chiến lược chung của doanh nghiệp và bắt đầu xác định các khái niệm quan trọng của chiến lược. Để có thể nhận được những đánh giá tích cực của thị trường cũng như được khách hàng ủng hộ, doanh nghiệp cần phải xây dựng được một nền tảng vững chắc.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button