Lịch sử - địa lý

Yamamoto Con Rồng Thái Bình Dương

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Vạn Lý

Download sách Yamamoto Con Rồng Thái Bình Dương ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ngày nay hẳn người Nhật vẫn còn nhớ tới hàng trăm ngàn binh sĩ của họ đang yên nghỉ trong lòng biển, suốt từ Thái Bình Dương cho mãi tới tận Ấn Ðộ Dương. Họ cũng có thể nghe thấy tiếng thì thầm phẫn uất từ đáy đại dương của những vong hồn thủy thủ này, những chiến sĩ can trường của Hải Quân Hoàng Gia Nhật đã hy sinh đời mình không thương tiếc, nhưng đã thất bại không đem lại được vinh quang cho Nhật Hoàng và tổ quốc. Ðây là những chiến sĩ hải quân Nhật một thời tung hoành chiến đấu theo nhật lệnh của đô đốc Yamamoto, đã làm Thái Bình Dương dậy sóng, đi từ chiến thắng này tới chiến thắng khác, và đã đánh bại hải quân hùng mạnh của Hoa Kỳ, Anh quốc và Hòa Lan. Trong suốt hơn một năm, từ chiến thắng hiển hách tại Trân Châu Cảng ngày 7-12-1941 cho tới ngày 18-4-1943 bị không quân Mỹ phục kích ám sát tại đảo Bougainville, đô đốc Yamamoto quả thực là một con rồng của huyền thoại, gây sóng gió và làm chủ một chiến trường mênh mông, bao gồm cả Thái Bình Dương và Ấn Ðộ Dương. Các địch thủ của Yamamoto vừa căm hận ông vừa kính sợ ông, một chiến lược gia hải quân phi thường trong đệ nhị thế chiến.

Yamamoto chào đời ngày 4-4-1884, giữa một mùa hoa anh đào trong một căn nhà nhỏ bé nghèo nàn tại vùng Nagaoka, một nơi nổi tiếng nhiều tuyết về mùa đông. Thân phụ ông, Sadakichi Takano, là một cựu võ sĩ đạo. Trong một cuộc chiến giữa hai phe võ sĩ đạo, phe ông bại trận, và do đó ông lâm vào cảnh nghèo túng. Sau khi dẫn vợ và bốn con trai đi lưu lạc một thời gian, Sadakichi Takano trở về làng cũ để trở thành một giáo viên trường làng. Nhưng đúng lúc đó bà vợ chết, và Sadakichi tục huyền với em gái của vợ là Mineko. Mineko sinh được ba người con nữa, hai trai một gái, và Yamamoto là con út của ông bà Takano.

Ngày 4-4-1884, Sadakichi đang ngồi chơi cờ với một người bạn già thì một đứa con của ông chạy lại báo tin, vợ ông đang đau đẻ và cần một cô đỡ. Sadakichi sai đứa con đi tìm cô đỡ và vẫn tiếp tục chơi cờ như không có gì quan trọng cả. Không phải Sadakichi là một con người chai đá, nhưng lúc đó ông đã già rồi và đứa con sắp sinh là đứa con thứ bẩy của ông, nên ông cũng không hào hứng lắm. Khi bà vợ đòi ông đặt tên cho con thì ông nói: “Năm nay ta đã 56 tuổi rồi. Thôi hãy gọi nó là Năm-Mươi-Sáu.” Trong tiếng Nhật, Isoroku có nghĩa là 56, và cái tên đầu tiên của danh tướng Yamamoto là Isoroku Takano. Mãi về sau này ông mới đổi tên là Isoroku Yamamoto.

Tuy Sadakichi đón nhận đứa con trai thứ bảy một cách thờ ơ, nhưng dần dần Isoroku trở thành nguồn vui lớn của ông. Hàng ngày ông già kể cho đứa con nhỏ nghe về những chuyện võ sĩ đạo trong gia tộc ông, những trận đánh đẫm máu giữa các lãnh chúa, và dậy Isoroku viết chữ Hán. Sadakichi rất ghét người tây phương nhưng khi bà Newall, một nhà truyền giáo Mỹ, tới dạy học trong vùng thì ông lại cho các con ông học với bà Newall. Chính bà Newall đã giới thiệu đạo Thiên Chúa cho Isoroku và sau này ông có thói quen đọc Thánh Kinh.

Gia cảnh một giáo viên rất là nghèo túng. Cái gia đình đông đúc chín người đó sống chen chúc trong một căn nhà gỗ nhỏ bé. Về mùa đông lạnh cắt da thịt, Isoroku chỉ được mặc một chiếc áo kimono bằng vải sợi do mẹ may. Nhà nghèo không có tiền mua sách nên Isoroku phải đi mượn sách về và chép lại để học. Khi lên trung học, Isoroku rất yêu chuộng thể thao, nhất là môn dã cầu, bơi lội và chạy. Trong một lần đi câu một mình, thuyền của Isoroku bị lật vì biển động. Cậu bé phải bơi vào một hang động ngoài khơi, và nằm chờ hai ngày sau biển lặng rồi mới bơi trở vào bờ.

Là một thiếu niên cường tráng, yêu thể thao, thấm nhuần tinh thần võ sĩ đạo và yêu thích biển cả, nên năm 15 tuổi Isoroku quyết định ghi tên vào trường sĩ quan hải quân Etajima. Isoroku đã chọn ngành hải quân đúng lúc Minh Trị Thiên Hoàng đang quyết tâm phát triển hải quân Nhật, theo khuôn mẫu của hải quân tây phương.

Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, nên từ lâu đời các lãnh chúa Nhật đã phải nhìn nhận việc phát triển hải quân, để kiểm soát biển cả và phòng vệ đất nước là việc rất hệ trọng. Kinh nghiệm hải chiến đầu tiên của Nhật Bản xẩy ra từ cuối thế kỷ 13, khi vua Mông Cổ Hốt Tất Liệt tập trung một hạm đội hùng hậu tại Cao Ly nhằm xâm lăng Nhật Bản. May mắn cho người Nhật là khi hạm đội Mông Cổ tiến tới gần Nhật Bản thì một cơn bão lớn nổi lên, đánh đắm tất cả hạm đội xâm lăng của Mông Cổ. Người Nhật gọi cơn bão cứu tinh đó là Thần Phong, trận Gió Thần đã cứu dân tộc Nhật khỏi cảnh tàn phá và nô lệ.

Ðến thế kỷ 16, đại lãnh chúa Hideoshi phái một hạm đội mở cuộc viễn chinh đầu tiên tiến chiếm Cao Ly, nhưng hạm đội Nhật bị hải quân Cao Ly đánh tan. Hideoshi quyết phục thù một lần nữa. Lần này hải quân Nhật mở cuộc tấn công bất ngờ trong lúc Nhật và Cao Ly đang thương thuyết. Quân Nhật thành công đổ bộ lên Cao Ly, nhưng người Cao Ly được người Trung Hoa giúp đỡ thành lập một hạm đội, và đánh bại được hải quân Nhật. Hai lần bị đánh bại, Hideoshi căm phẫn và ra một đạo luật cô lập Nhật Bản, không giao tiếp với thế giới bên ngoài trên hai thế kỷ, cho tới khi hạm đội Mỹ của Perry tới uy hiếp, bắt buộc Nhật Bản phải mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button