Lịch sử - địa lý

Vua Hàm Nghi – Sử Ký Đại Nam Việt Quốc Triều

vua ham nghi su ky dai nam viet1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK VUA HÀM NGHI – SỬ KÝ ĐẠI NAM VIỆT QUỐC TRIỀU

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách VUA HÀM NGHI – SỬ KÝ ĐẠI NAM VIỆT QUỐC TRIỀU full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Hàm Nghi ( 3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943 ) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam xem ông, cùng với các vua chống Pháp Thành Thái , Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.

Là em trai của vua Kiến Phúc , năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885 , Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.

Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương , kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie). Ông
qua đời tại đây năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày.Xuất thân Hàm Nghi húy là Nguyễn Phúc Minh , tự hiệu Ưng Lịch. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871 (có tài liệu ghi ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1872) tại Huế. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này.

Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883 , mặc dù các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác, nhưng họ lại rất bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức , Hiệp Hoà và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi việc triều chính đang rối ren . Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế. Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành và hai ông chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một vị vua ủng hộ lập trường chống Pháp nên đã chọn Ưng Lịch. Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng.

Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân , tức ngày 2 tháng 8 năm 1884 , Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi. Người ta nói rằng Hàm Nghi được lên nối ngôi theo di chúc của vua Kiến Phúc trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, Hàm Nghi được phái chủ chiến lập lên ngôi. Nhân vật cầm đầu phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết – Phụ chính đại thần đồng thời là Thương thư bộ Binh.

Vài chương tóm dẫn :

Nói về gốc nhà Lê: Mà đến sau nhà Nguyễn và nhà Trịnh lên làm chúa giúp các vua nhà Lê là thể nào.

Nguyên thuở trước nước An Nam gọi là Giao Chỉ Quận, đến sau cũng cải tên là Hoan Châu (Xứ Nghệ).

Khi đầu thì có vua riêng; song năm trước Chúa giáng sinh[2] 111, đời nhà Hán trị nước Ngô, thì nhà Triều[3] mất nước. Mà nước Giao Chỉ thuộc về nước Ngô cho đến khi nhà Ngô làm ngụy mà đặt mình lên làm vua trị nước Giao Chỉ, là năm giáng sinh 939. Cho nên nước ấy thuộc về nước Ngô đặng 1050 năm trọn.

Năm 700 dư, thì vua Thượng vị[4] lập thành Kẻ Chợ, rày gọi là Hà Nội. Khi đầu thì đặt tên là Thành Châu; song đến năm 970, vua Đinh Tiên Hoàng (Thái Bình) bỏ thành ấy mà xây thành Hoa Lô (Hoa Lư) ở nơi khác mà làm kinh đô. Đoạn năm 1012, vua Lý Thái Tổ là gốc nhà Lý, lại bỏ thành Hoa Lô mà lập lại Thành Châu, cùng cải tên là Hoàng Long thành (Thăng Long thành); bởi vì vua ấy ở trong tàu mà nằm ngủ chiêm bao thấy một con rồng vàng, thì lấy làm điềm lành.

Vậy nhà Lê mới khi đầu trị nước Giao Chỉ là năm 981. Ông Đại Hành Vương là gốc nhà Lê cùng làm vua trị đặng 24 năm, thì thăng hà. Đoạn con cái làm loạn cùng giết lộn nhau.

Nhân vì sự ấy qua năm sáu năm, quan lớn kia, tên là Hồ Lý (Hậu Lý) làm ngụy, thì nhà Lê mất nước; mà năm 1010 ông Hồ Lý là gốc nhà Lý tức vị. Đến sau thì đặt tên ông ấy là Thái Tổ. Đời ông Lý Anh tông, đến năm 1139, thì cải Giao Chỉ mà gọi là Yên Nam (An Nam) quốc.

Vậy nhà Lý trị nước 216 năm; đoạn ông Lý Huệ Tông chẳng có con trai; thì bà Chiêu Hoàng, là con gái ông ấy, lên trị vì. Mà năm 1226 bà ấy kết bạn với ông Thái Tông thuộc về nhà Trần: thì từ ấy cho đến năm 1414, là 188 năm trọn, nhà Trần trị nước An Nam.

Song bởi nhà ấy làm khốn dân lắm, thì có kẻ đến cáo với vua Thượng vị, đời ông Trùng Quang Đế là năm 1409. Vua Thượng vị sai hai quan lớn cùng nhiều binh sĩ mà đánh vua nước An Nam. Các quan cùng dân sự chẳng có lòng với vua Trùng Quang Đế, thì người đã thua cùng phải bắt sống. Các quan có ý đưa ông ấy sang Bắc Kinh cho vua Thượng vị phạt. Nhưng mà ông ấy thoát khỏi tay quân canh, thì trầm mình mà chết.

Các quan nước Ngô đã phá tuyệt dòng nhà Lý và nhà Trần, thì chẳng những là chẳng trả nước An Nam cho nhà Lê, mà lại cũng giữ lấy làm một xứ riêng thuộc về nước Ngô. Vốn dân có lòng ước ao cũng đã xin cho được người nhà Lê làm vua, mà chẳng đặng, thì phàn nàn lắm. Vả lại các quan nước Ngô làm nhiều đều cực lòng người ta; vì đã bắt bỏ luật phép người An Nam quen giữ xưa nay mà theo những thói phép nước Ngô; phải mặc áo cụt và cạo đầu như nước Ngô, và chẳng còn được nhuộm răng nữa, vân vân. Nhơn vì sự ấy người ta sinh lòng phiền muộn, đến đỗi muốn lo dấy loạn.

Đến năm 1423, có một người thứ dân kia, tên là Nguyễn Tiên,[5] tìm được một người thuộc về nhà Lê, tên là Lê Lợi, thì người tụ tập nhiều quân mà đánh quân Ngô. Hai bên đánh nhau nhiều trận, mà ông Nguyễn Tiên khôn ngoan, tốt trí cùng hay nghề võ, cho nên dần dần đánh được quân Ngô, cùng đuổi nó ra khỏi nước An Nam. Đến năm 1428, thì ông Nguyễn Tiên đặt ông Lê Lợi làm vua; và khi người thăng hà, thì các quan theo phép tôn người là Lê Thái Tổ. Ông Nguyễn Tiên lập lại nhà Lê thì làm vậy. Khi ông Lê Lợi còn làm vua, thì cũng có ý đền ơn trả nghĩa cho ông Nguyễn Tiên, nên đã đặt ông ấy làm đầu các quan, và phú các việc nhà nước cho người xem sóc, lại phong làm Quốc công, cho nên ông ấy là gốc nhà Nguyễn.

Trong các vua nhà Lê thì chẳng có ông nào danh tiếng cho bằng ông Thánh Tông, gọi là vua Hồng Đức. Ông ấy tức vị[6] làm vua năm 1460, là năm Canh Thìn, và trị nước đặng 38 năm trọn. Ông ấy khôn ngoan lập nhiều lề luật mới, thiên hạ phục lắm. Trong lề luật ấy có nhiều đều người ta còn cứ cho đến rày. Vã lại ông Hồng Đức ấy có tài đánh giặc; đã đánh đặng nhiều trận với vua Xiêm Thành,[7] cùng lấy hơn nửa phần nước Xiêm Thành, là hai xứ rất lớn mà nhập với nước An Nam. Đời ấy gọi hai xứ ấy là Thuận Hóa và Quảng Nam; song đã chia ra năm xứ, vì thuở ấy nước An Nam có 13 xứ mà thôi, là kể từ Bình Chính mà ra. Còn từ Bình Chính mà vào thì thuộc về nước Xiêm Thành. Vậy ông Hồng Đức ấy đã mở nước An Nam ra cho rộng.

Còn ông Nguyễn Tiên thì giữ lấy chức Quốc công mà truyền lại cho con cháu mà giúp nhà Lê.

Nhưng mà năm 1521, là năm Tân Tỵ, đời vua Chiêu Tông, là chắt ông Hồng Đức, thì quan kia, tên là Lê Du, lại làm ngụy.[8] Vậy Mạc Đăng Dong,[9] khi trước làm nghề thủy cơ (bắt cá), mà đến sau đã lên làm quan lớn, thì đã đánh được nhà Lê lại. Nhân vì sự ấy vua Chiêu Tông có ý thưởng ông Mạc Đăng Dong, bèn đặt làm quan Quận công coi các binh sĩ nước An Nam. Nhưng mà qua hai năm, ông Mạc Đăng Dong làm ngụy, cùng ép ông Chiêu Tông từ chức vua mà đặt ông Cung Hoàng, là em ruột ông Chiêu Tông, làm vua. Cách hai năm, ông Mạc Đăng Dong lại chiếm lấy vị vua nước An Nam, là năm giáng sinh 1527; song đặng làm vua hai năm mà thôi; đoạn để cho con đầu lòng, là ông Mạc Đăng Dinh,[10] làm vua.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button