Lịch sử - địa lý

Văn Hóa Sử Nhật Bản

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Ienaga Saburou

Download sách Văn Hóa Sử Nhật Bản ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                   Download

Định dạng MOBI                   Download

Định dạng PDF                      Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nhật Bản là một quốc gia phát triển, giàu mạnh hiện đại. Sản phẩm công nghiệp của Nhật nổi tiếng về chất lượng và được nhiều người trên thế giới yêu chuộng. Nhưng trước thời kỳ Minh Trị duy tân, Nhật cũng chỉ là một quốc gia phong kiến nghèo khổ hơn cả Việt Nam chúng ta thời đó.

Trước sự bành trướng của các thế lực Âu châu hùng mạnh, các nước Á châu chỉ có thể nghĩ ra được cách “bế quan tỏa cảng” để chống lại liệt cường Âu châu, nhưng cuối cùng đã bị liệt cường Âu châu xâu xé như Trung Quốc hoặc bị thành thuộc địa như Việt Nam. Tại sao ở Á châu chỉ có Nhật Bản đã lợi dụng được sức mạnh của người khác để cận đại hóa quốc gia, tạo ra một nước Nhật hùng cường như ngày nay.

Người ta thường bảo một dân tộc, một quốc gia có thể phát triển được hay không, điều nầy tùy thuộc lớn lao vào cách suy nghĩ, sinh hoạt xã hội, nói một cách vắn tắt là văn hóa của dân tộc đó, quốc gia đó.

Ở đây tôi xin dịch và chú thích quyển “Văn hóa sử Nhật Bản” do giáo sư Ienaga Saburou (giáo sư trường “Đại học sư phạm Toukyou”, nay là trường đại học Tsukuba) viết xuất bản vào năm 1982 (bản 2) để giới thiệu cùng bạn đọc vài nét đại cương về văn hóa của Nhật Bản.

Đối với những người nghiên cứu về Nhật Bản, đầu đề “tại sao Nhật Bản đã nghĩ ra và đã thực hành được 2 chữ “duy tân” vào khoảng 140 năm về trước, trong lúc không có nước nào nghĩ ra được”, là một đầu đề hết sức khó khăn.

Với ý nghĩa đó, quyển sách nầy được dịch ra với mục đích giúp bạn đọc có một kiến thức thường thức về văn hóa Nhật Bản, và nếu nó là một kích thích khiến bạn đọc muốn biết sâu hơn về Nhật Bản, để rồi một ngày nào đó có người đưa ra lời giải cho đầu đề nói trên để tham khảo trong việc kiến thiết đất nước, thì đó chính là điều hạnh phúc của tôi.

Sau cùng tôi xin cảm ơn tất cả anh em, gia đình và những người thân yêu của tôi đã hết lòng giúp tôi trong việc hoàn thành quyển sách nầy.

Trước đây người ta thường coi lịch sử bắt đầu từ khi quốc gia được thành hình. Ở thời đại mà dân chúng phải quì phục trước quyền lực của quốc gia thì thời đại chưa có quốc gia bị coi là thời đại của những con vật chưa được gọi là con người. Nếu dạy cho người ta biết rằng, trong thực tế, đã có thời đại không có quốc gia, thì chẳng khác nào như dạy rằng quốc gia không nhất thiết cần cho đời sống của nhân loại, và từ đó có thể đưa đến một tư tưởng nguy hiểm, hy vọng trong tương lai thời đại không có quốc gia sẽ tái sinh. Thời tiền chiến ở Nhật, lịch sử của xã hội nguyên thủy hoàn toàn không được đề cập đến trong các sách giáo khoa ở cấp tiểu học hoặc cấp trung học, một cớ trực tiếp vì lịch sử Nhật được viết từ những huyền thoại thần thánh, cho nên xã hội nguyên thủy đã không có chỗ đứng trong lịch sử. Nhưng trong thực tế, căn bản là do ở những ý đồ sâu sắc như đã nói ở trên.

Song song với việc đó còn có thói quen coi lịch sử bắt đầu từ lúc có văn hiến, gọi thời đại chưa có văn hiến là thời tiền sử. Nói một cách cụ thể, trong nhiều trường hợp, thời đại không có quốc gia bị xem là thời đại tiền sử như đã nói ở trên, và xã hội nguyên thủy được xếp vào thời tiền sử.

Ngày nay, cách nghĩ không phải chỉ có văn kiện mới là sử liệu, đã trở thành thường thức. Quốc gia cũng vậy, đó chỉ là một trạng thái xã hội được sinh ra ở một giai đoạn trong lịch sử loài người. Vì vậy trong tương lai ở một ngày nào đó, quốc gia, một sản phẩm của lịch sử, có thể biến mất đi. Và lịch sử dài dặc về đời sống của con người trước khi có quốc gia, được coi trọng ra.

Ngày nay, thông lệ của học giới là coi lịch sử nhân loại bắt đầu từ lúc loài người biết chế biến những dụng cụ sản xuất để làm lao động xã hội. Thông thường ngày nay, lịch sử được viết từ việc xuất hiện của đồ đá, một dụng cụ sản xuất, một văn hóa xưa nhất của con người. Sau chiến tranh những sách giáo khoa ở Nhật đã bỏ việc viết sử từ những truyền thuyết thần thánh, và từ đó tập quán viết sử từ thời đại đồ đá đã được xác lập. Trong cấu tạo xã hội, thời đại đồ đá là giai đoạn được gọi là xã hội nguyên thủy.

 

Thời đại xã hội nguyên thủy là một thời đại như thế nào

Mãi đến tận những năm sau thế chiến 2, người ta vẫn còn nghĩ rằng thời đại dùng đồ gốm Joumon (縄文)[1] là thời đại đồ đá duy nhất ở Nhật. Nhưng vào năm 1949 người ta đã tìm ra được những đồ đá không có đồ gốm đính kèm, ở Iwajuku (岩宿), tỉnh Gunma (群馬). Điều đó cho ta thấy rõ đã có một văn hóa đi trước văn hóa đồ gốm Joumon, và những đồ đá của thời đại trước thời văn hóa đồ gốm Joumon lần lượt được đào ra ở khắp nơi trong nước Nhật. Một phần xương người trong thời đại nầy cũng đã được đào ra. Nhưng thời đại trước thời đại đồ gốm Joumon nầy, đến nay cũng chưa được biết rõ lắm.

Dẫu sao đi nữa, trong thời đại đồ đá, chưa có canh tác nông nghiệp, mọi người đã đi săn nai, heo ở rừng núi, đi bắt cá, sò ở biển, đi nhặt trái cây để sinh sống. Vì vậy không có những tập thể sinh hoạt lớn đáng kể được lập ra, do đó tài sản do sự tích lũy vật chất thặng thừa, không thành hình. Quyền lực chính trị đặt cơ sở trên sức mạnh của giàu có, không sinh ra được. Xã hội nguyên thủy là một xã hội không có quyền lực quốc gia, cũng không có đối lập giai cấp, một đặc chất căn bản khác biệt với những giai đoạn khác của xã hội.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button