Lịch sử - địa lý

Vai Trò Của Chu Ân Lai Tại Geneve Năm 1954

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Dương Danh Dy

Download sách Vai Trò Của Chu Ân Lai Tại Geneve Năm 1954 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chu Ân Lai đã tới, mang theo phong thái của một Trung Quốc mới. Mặt hồ Leman xanh biếc tựa như một con mắt mở to tròn trên mảnh đất Tây Âu, dồn mọi sự tập trung chú ý vào những gì sắp xảy ra xung quanh nó. “Bàn đàm phán của thế giới” – Genève – liệu ngươi có thể giải quyết được hai vấn đề khó khăn đang được đặt trên mình không?

Thứ bảy, ngày 23-4-1954, thành phố Genève của Thuỵ Sĩ tràn ngập sắc xuân, đâu đâu cũng là một màu xanh mơn mởn. Đây quả là một mảnh đất xinh đẹp tuyệt vời. Hồ Leman nước xanh biếc tựa như một con mắt mở to tròn trên đất Tây Âu, đang dồn mọi sự tập trung chú ý vào những gì sắp xảy ra xung quanh mình.

Mấy ngày hôm nay, sân bay Genève đặc biệt nhộn nhịp, hàng loạt máy bay từ năm châu bốn biển liên tiếp hạ cánh, đưa các vị đại biểu của các nước cùng hơn một nghìn phóng viên báo chí tới thành phố xinh đẹp vốn được mệnh danh là “Bàn đàm phán của thế giới” này. Còn hai ngày nữa, từ ngày 26-4, sẽ diễn ra hội nghị Genève bàn về vấn đề Triều Tiên và vấn đề Đông Dương. Các chính trị gia từ hơn 20 nước và khu vực sẽ hội tụ tại đây, thông qua thương lượng để giải quyết hai cuộc chiến tranh lớn trên thế giới, đem lại hoà bình cho Triều Tiên và Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam). Điều quan trọng hơn là Chu Ân Lai sẽ là đại diện cho nước Trung Quốc mới cùng với đại biểu của Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp tham gia toàn bộ quá trình hội nghị. Đây là lần đầu tiên kể từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, lãnh đạo của năm nước lớn cùng ngồi vào bàn đàm phán với nhau.

Hai giờ chiều, ông Phùng Huyền, 39 tuổi, Công sứ Trung Quốc tại Thuỵ Sĩ cùng phái đoàn đến sân bay Genève. Cùng ông đến sân bay có Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Genève Ôn Bằng Cửu, các nhân viên lãnh sự quán và cả Bí thư trưởng của đoàn đại biểu Trung Quốc Vương Bỉnh Nam, người đã đến Genève trước đó.

Tại sân bay, Phùng Huyền gặp Cục trưởng Cục hành chính Chính phủ liên bang Thuỵ Sĩ Airfreid Qindeer và Phó Thị trưởng Genève Aibert Dujun.

Đến sân bay đón Chu Ân Lai còn có Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên, tướng Nam Il (Nam Nhật), cùng các đại biểu Triều Tiên Bạch Nam Vân, Kỳ Thạch Phúc và cố vấn Trương Xuân Sơn, những người đã đến Genève từ ngày 23-4-1954. Ngoài ra, công sứ một số nước Đông Âu tại Genève như Tiệp Khắc, Hungary cũng ra sân bay nghênh đón.

10 giờ sáng hôm trước, Nam Il bay từ Berlin sang Genève. Hôm ấy, sân bay không đông như hôm nay. Trong chiến tranh Triều Tiên, Nam Il là Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Triều Tiên, sau đó là trưởng đoàn đại biểu Triều – Trung tại cuộc đàm phán ở Bàn Môn Điếm (Panmunjeom). Khi xuống đến sân bay, Nam Il đã đảo mắt nhìn quanh dường như muốn tìm kiếm một quang cảnh quen thuộc, cứ mỗi khi xuất hiện là rất đông phóng viên xúm tới chụp ảnh. Thế nhưng lần này đã không diễn ra quang cảnh như ông mong muốn. Tại sân bay chỉ có vài phóng viên, dường như không có ai nhận ra Nam Il. Ông lên chiếc ô tô nhỏ đã đợi sẵn đi về nơi nghỉ.

Nhưng hôm nay đã khác hẳn. Từ hôm nay, đại biểu của năm cường quốc bắt đầu đến Genève. Nhân viên lễ tân Bộ Ngoại giao Thuỵ Sĩ đông kín sân bay. Công sứ Trung Quốc Phùng Huyền đã quen mọi người và bày tỏ cảm ơn với sự đón tiếp của các quan chức lễ tân Thuỵ Sĩ.

Con người thư sinh Phùng Huyền là một nhà cách mạng nòi. Ông là người Võ Tiến, tỉnh Giang Tô, sinh tháng 5 năm 1915. Năm 16 tuổi đã tham gia đội thiếu niên cộng sản. Thời thanh niên từng lãnh đạo công nhân xe điện ở Cáp Nhĩ Tân bãi công. Năm 1933, khi 18 tuổi, Phùng Huyền đã sang Liên Xô học tại Học viện Lenin, đến năm 1936 được kết nạp vào ĐCS Trung Quốc, cùng năm đó về Tân Cương đảm nhận chức Trưởng ban chính trị tiểu đoàn tân binh ở Urumqi. Năm 1940 đến Diên An, tham gia vào Ban xã hội trung ương ĐCS do Lý Khắc Nông lãnh đạo, phụ trách công tác liên lạc quốc tế. Năm 1946 giữ chức Chủ nhiệm văn phòng đoàn đại biểu ĐCS Trung Quốc thuộc Phòng điều quân Bắc Bình (Bắc Kinh). Sau khi nội chiến bùng nổ dữ dội, ông chuyển công tác đến vùng Đông Bắc, khi nước Trung Quốc mới được thành lập, giữ chức Cục trưởng Cục liên lạc thành phố Thiên Tân thuộc Ban liên lạc quân uỷ trung ương. Tháng 10-1950, Phùng Huyền được điều động sang Bộ Ngoại giao, lúc đó vừa mới được thành lập, trở thành vị công sứ đầu tiên của nước Trung Quốc mới tại Liên bang Thuỵ Sĩ.

Vừa chuyển về Bộ Ngoại giao, Phùng Huyền đã ra nước ngoài nhận nhiệm vụ. Trước khi rời tổ quốc, đích thân Chu Ân Lai gặp gỡ tất cả nhân viên sứ quán, nói với mọi người rằng “Phùng Huyền là đại diện của nước Trung Hoa mới, là đại diện của Chủ tịch Mao Trạch Đông, là lãnh đạo của tất cả các đồng chí, và mỗi người trong các đồng chí đều là sứ giả của nước Trung Hoa mới, mỗi lời nói, hành động của các đồng chí đều phản ánh hình tượng của nhân dân Trung Quốc đang vươn dậy”.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button