Lịch sử - địa lý

Tam Giác Trung Quốc Campuchia Việt Nam

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Wilfred G. Burchett

Download sách Tam Giác Trung Quốc Campuchia Việt Nam ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi đầy đủ tầm cỡ của những điều khủng khiếp do Khme đỏ gây ra đối với nhân dân Campuchia. Chẳng bao giờ có thể đếm hay phân loại xuể hàng triệu những bộ xương và đầu lâu vô danh dưới những hố chôn người và những nấm mồ tập thể. Đã có đầy đủ tư liệu để khẳng định rằng ban lãnh đạo Khme đỏ đã phạm phải những tội ác gần như có một không hai trong lịch sử đối với chính nhân dân của họ từ ngày 17/4/1975, khi các lực lượng Lon Non đầu hàng và họ lên nắm chính quyền cho đến ngày 7/1/1979, khi đến lượt họ, bị đánh đổ.

Hồi những năm 1960, tôi đã cùng gia đình sống ở Campuchia 4 năm. Vợ tôi dạy môn lịch sử nghệ thuật tại trường Đại học Mỹ thuật Phnom Penh; 3 con tôi học tại trường trung học. Lẽ dĩ nhiên, bạn bè của chúng tôi là trí thức, văn sĩ, nhà báo, giáo viên, giáo sư đại học, các nhà ngoại giao và cả những nhân vật có tầm cỡ về chính trị nữa. Những người này nằm trong số những mục tiêu đầu tiên của các đội tra tấn và hành quyết. Nạn nhân đầu tiên là những ai đã từng du học ở nước ngoài hoặc biết tiếng nước ngoài, rồi dần dần, tiêu chuẩn bị giết mở rộng ra, gồm bất kỳ ai đeo kính hoặc biết đọc, biết viết. Trừ dăm ba người buông mình trôi theo bọn cầm đầu Khme đỏ, còn thì tất thảy những người mà tôi biết trong suốt một phần tư thế kỷ quan hệ thường xuyên với nước Campuchia đều đã bị giết. Nhiều người chết chỉ sau những trận tra tấn dã man.

Mọi tội ác của bọn Quốc xã đều được Khme đỏ lặp lại và lặp lại “có sáng tạo”, phát minh thêm nhiều cái mới. Gơrinh, Gơben và những tên Quốc xã khác đều là những tên quỷ sứ, hiện thân của những gì được coi là tột cùng của “cái ác” trong thời đại của chúng ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu đem so với những tội ác của Khme đỏ do bọn PolPot, Iêng Xary và Khiêu Xamphon cầm đầu. Hitle đã tiêu diệt người Do thái, người Slavơ, người Digan và những người không thuộc “chủng tộc Arien” khác. Còn PolPot thì quyết tâm tiêu diệt không chỉ người Việt, người Hoa, người Chàm theo đạo Hồi và các nhóm người thiểu số khác, mà cả những người thuộc giống Khme của chính bản thân hắn nữa. Hitle bắt người từ Pháp, Balan và các nước khác về làm nô lệ và buộc họ làm việc đến chết trong các trại lao động. Còn ban lãnh đạo Khme đỏ thì lại biến cả đất nước của họ thành một trại tập trung khổng lồ. Hitle đốt cháy và làm ô uế các giáo đường Do thái, ngược đãi các nhóm tôn giáo. Còn Khme đỏ thì lại đàn áp mọi hình thức lễ bái tôn giáo. Họ biến nhà chùa đạo Phật, nhà thờ đạo Hồi và nhà thờ Thiên chúa giáo thành các trung tâm tra tấn, thành chuồng lợn, thành kho chứa, hoặc đơn giản hơn, phá tan tành, biến chúng thành một đống gạch nát. Hitle đốt sách của các nhà văn chống phát–xít. Còn PolPot và bè lũ thì đốt tất cả sách vở và thư viện, chà đạp lên mọi di tích của truyền thống và nền văn hóa Campuchia. Hitle tìm cách dồn phụ nữ Đức trở lại vai trò “bếp núc, nhà thờ và con cái”. Còn Khme đỏ thì tách vợ khỏi chồng, cha mẹ khỏi con cái và thủ tiêu hoàn toàn cuộc sống gia đình.

Có một số trí thức cánh tả, quen ngồi ghế bành ở phương Tây không muốn tin vào tất thảy vào những chuyện đã xảy ra. Họ bênh vực chính quyền Khme đỏ, coi đó là một “Cuộc thí nghiệm xã hội” có thể biện minh được. Việc họ từ chối thực tế không thể đứng vững nổi trước lời minh chứng áp đảo của những ai đã thực sự tới Campuchia, kể cả những đại diện của các cơ quan cứu trợ quốc tế – những người phải đụng chạm với cái phần còn lại ấy của xã hội Campuchia.

Càng ngày người ta càng biết rõ hơn về những nỗi khủng khiếp đã diễn ra ở Campuchia. Những thực tế sáng rõ đã được làm nổi bật hẳn lên nhờ chính tầm cỡ của những nỗ lực quốc tế nhằm hàn gắn những vết tàn phá trên mọi mặt của xã hội Campuchia. Mỗi công dân Campuchia thật sự vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng. Không có người nào đã tiến hành công tác điều tra tại chỗ lại có thể hoài nghi về những gì đã xảy ra. Nhưng điều còn chưa sáng tỏ là những thực tế ấy đã xảy ra như thế nào và vì sao lại thế. Hiển nhiên là việc tìm ra câu trả lời có tầm quan trọng then chốt. Các học giả, văn sĩ, nhà báo và những người làm phim hiện đang làm việc. Còn giữa chúng ta với nhau, chúng ta có thể rọi một luồng ánh sáng nào đó để xem xét một trong những sự kiện đen tối nhất trong thời đại chúng ta đã xảy ra như thế nào và vì sao như vậy. Những chương tiếp theo trong cuốn sách này chính là sự đóng góp của tôi vào quá trình soi rọi luồng ánh sáng đó.

Trong quá trình nuốt chửng một cách khá ngon lành những bộ phận cấu thành của cái mà về sau này trở thành các Quốc gia Liên hiệp Đông dương, trước hết, năm 1862, Pháp đoạt lấy 3 tỉnh miền Đông Nam bộ. Năm năm sau, họ chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây, khẳng định chủ quyền của họ đối với những vùng trồng lúa giàu có ở đồng bằng sông Mê kông. Ngày 18/2/1859, một đoàn quân viễn chinh hỗn hợp Pháp – Tây ban nha, đã chiếm được Sài Gòn; tạo chỗ đứng đầu tiên cho Pháp trong vùng. Rồi 30 năm sau đó, cả 3 vùng lãnh thổ Việt Nam – Nam kỳ ở miền Nam, Trung kỳ ở miền Trung và Bắc kỳ ở miền Bắc cùng với những lãnh thổ riêng rẽ là Campuchia và Lào ở phía Tây đã bị Pháp gộp cả lại để hình thành một đơn vị hành chính duy nhất là Đông dương. Sự khác nhau trên các mặt văn hóa, ngôn ngữ và sắc thái tôn giáo giữa Campuchia với Lào, cũng như giữa hai nước này với Việt Nam hồi đó chẳng làm cho Pháp mảy may quan tâm. Sự quan tâm ấy thực sự chỉ bắt đầu từ năm 1930 khi Cụ Hồ Chí Minh lúc đó lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, trực diện thách đấu bằng việc thành lập một Đảng Cộng sản Đông dương duy nhất. Từ khoảnh khắc ấy trở đi, giờ cáo chung của ách thống trị thực dân Pháp đã điểm.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button