Lịch sử - địa lý

Những gì tôi thấy ở Việt Nam

nhung gi toi thay o vn1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alain Wasmes

Download sách Những gì tôi thấy ở Việt Nam ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ngày 30-4-1975, trên tư thế của người chiến thắng, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến vào giải phóng Sài Gòn. Đế quốc Mỹ đã trực tiếp bị đánh bại trên chiến trường Việt Nam.

Alain Wasmes, với tư cách là phóng viên đặc biệt của báo Nhân đạo Đảng Cộng sản Pháp đã có mặt ở Việt Nam trong những năm cuối của cuộc chiến tranh. Tác giả đã chú ý, quan sát, tiếp xúc với nhiều đối tượng người Việt (từ lãnh đạo cao nhất của Đảng đến những người dân bình thường), để viết cuốn sách này. Ông thuật lại những điều mắt thấy tai nghe về những ngày giải phóng Sài Gòn và nỗ lực của miền Bắc để giải phóng miền Nam. Có thể nói cuốn sách đã phác lên một bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam, thể hiện tâm huyết và sự trân trọng của tác giả đối với đất nước và con người ở đây. Ông đã trả lời những câu hỏi chủ yếu: Ai đã vi phạm và vi phạm như thế nào hiệp định Paris! Tại sao chế độ Sài Gòn lại sụp đổ một cách nhanh chóng như vậy.

Cuốn sách được dịch từ nguyên bản tiếng Pháp La peau du Pachyderme – (Việt Nam tấm da voi) của Nhà xuất bản Edt Socialis, Paris, 1976. Nhưng để tiện cho bạn đọc Việt Nam và cũng phù hợp với nội dung cuốn sách, chúng tôi xin mạn phép được đổi thành Những gì tôi thấy ở Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam (30-4-1975 – 30-4-2005) Nhà xuất bản Công an xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Nhà xuất bản Công an Nhân dân

PHẦN MỘT
MỤC TIÊU SÀI GÒN

 

CHƯƠNG I. HIỆP ĐỊNH PARIS: 13 NĂM ĐẤU TRANH

 

“Thắng rồi!”

Từ Bộ Nội vụ, đối diện với khách sạn Thống Nhất, nơi ở của một số phóng viên Châu âu thường trú ở Hà Nội, một bóng người bất thình lình xuất hiện và lao ra ngoài phố…

“Thắng rồi! Thắng rồi! Quân ta toàn thắng rồi!”, anh ta hét lên, tay vung vẩy một tràng pháo đang nổ vang.

Lúc đó là khoảng 11 giờ, ngày thứ tư, 30 tháng Tư năm 1975.

Anh ta vừa nghe đài phát thanh Sài Gòn loan tin: Tướng Dương Văn Minh, tổng thống Việt Nam Cộng hòa mới lên nắm quyền được bốn tám tiếng, đã kêu gọi quân đội của ông ta làm một việc – một việc mà từ nay người ta không thể gọi gì khác hơn là một sự đầu hàng vô điều kiện: “Để tránh đổ máu vô ích, tôi yêu cầu binh sĩ Việt Nam Cộng hòa hãy hạ vũ khí, chấm dứt xung đột và ở yên tại chỗ…”

Từ khi chính quyền Nguyễn Văn Thiệu sụp đổ ngày 21 tháng Tư, ở Hà Nội có một khoảng thời gian mà các cơ quan, trường học đều rất vắng người… Đài Sài Gòn gần như được nghe tập thể. Mỗi nơi một tý, người ta túm tụm lại nghe đài, rồi tranh cãi, rồi bình luận… Tuy còn chưa biết rõ những gì xảy ra ở trong ấy, ở Sài Gòn, nhưng từ nhiều ngày nay người ta đã sẵn sàng chờ đón sự kiện: trong những phòng biên tập ở Hà Nội, những nhà báo Việt Nam đang trau chuốt các bài của họ về Sài Gòn, về lịch sử thành phố; cũng như thế, người ta đã đặt sáng tác một bài hát về việc giải phóng Sài Gòn, thành phố mang tên Hồ Chí Minh. Các cơ sở in ấn của nhà nước cũng chuẩn bị sẵn những tấm bản đồ về miền Nam và sẽ tung ra bán khi có thông báo chính thức thành phố được giải phóng.

Dư luận công chúng ở Hà Nội muốn rằng khi thông báo tin chiến thắng ấy, nhà nước sẽ dùng chiếc còi ủ của thành phố – chiếc còi đã rú lên những hồi ghê rợn khi B.52 đánh phá Hà Nội những ngày tháng Chạp năm 1972 – để loan tin.

Mãi 17 giờ ngày 30 tháng Tư, sự kiện Sài gòn giải phóng mới được nhà nước chính thức thông báo. Song cái “đài truyền miệng” phát đi tin tức về những sự kiện lớn lại làm việc một cách tuyệt vời, nó còn nhanh hơn cả đài nhà nước. Và thế là từ buổi trưa, đám đông – đám đông của những ngày hội lớn – đã đổ tất cả xuống đường. Đầu giờ chiều, những tấm panô khổng lồ vẽ thành phố Sài Gòn đã được dựng lên ở trung tâm thành phố, gần hồ Hoàn Kiếm… Trong các cửa hiệu nhỏ ở phố Hàng Mã, nơi thường làm những chiếc đèn lồng ngày tết, các người thợ đang hối hả sản xuất cờ, làm đến đâu người ta tranh nhau mua đến đấy và chỉ một lát sau, phố xá đã rực đỏ màu cờ: trên xe đạp, trên cửa sổ, trong tay đám đông đang hoan hỉ tràn ngập đường phố… Ngày hội hình thành ngay tại chỗ, tự động, bộc phát và dân giã. Theo cách của cụ, một bà cụ người nhỏ nhắn bình luận sự kiện: “Có lẽ một lần nữa, người ta lại phải thắt lưng buộc bụng, nhưng đó sẽ là lần cuối cùng…”. Rồi bà tóm tắt cảm nghĩ chung của mọi người như sau: Biết bao năm chấp nhận hy sinh nhưng rồi cuối cùng những hy sinh ấy cũng đột ngột được đền đáp và biện minh một cách trọn vẹn…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button