Lịch sử - địa lý

Những Biên Bản Hội Đàm Tuyệt Mật Chưa Công Bố

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : William Bel

Download sách Những Biên Bản Hội Đàm Tuyệt Mật Chưa Công Bố ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên, với nội dung là một phần biên bản hội đàm của Hăng-ri Kít-sinh-gơ với các nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc và Liên Xô. Một phần biên bản này đã công bố. Kít-sinh-gơ lúc đó là trợ lý đặc biệt của Tổng thống Mỹ về An ninh quốc gia, và là Bộ trưởng Ngoại giao thời Ních-xơn và G.Pho, cho đến nay nhiều nội dung trong hội đàm còn được giữ bí mật, nhưng những biên bản chi tiết được công bố về các cuộc nói chuyện sẽ giúp độc giả nắm được một số tài liệu, hiểu thêm về một phần trong những sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại-các cuộc đối thoại; và ảnh hưởng của chúng giữa Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Brê-giơ-nhép, Ngoại trưởng Liên Xô Grô-mư-cô với Kít-sinh-gơ, người xây dựng chính sách ngoại giao được lịch sử Mỹ hiện đại đề cao tán dương cũng như chỉ trích.

Biên bản các cuộc đối thoại này cho đến nay vẫn được dư luận quan tâm, nó cho thấy sự ảnh hưởng của một số nhân vật lịch sử đối với chính sách và hoạt động ngoại giao trong thời kỳ lịch sử chiến tranh lạnh. Lúc đó, chính quyền Ních-xơn đang tìm cách làm dịu mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ với Liên Xô, một đối thủ hùng mạnh và xây dựng quan hệ ngoại giao với kẻ thù trước đây, nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tổng thống Ních-xơn, rồi Tổng thống kế nhiệm G.Pho và nhà ngoại giao Kít-sinh-gơ đều theo đuổi một chính sách thân thiện đối với Trung Quốc và Liên Xô, nhằm một mặt giảm đến mức tối đa nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân do các cuộc xung đột trực tiếp trong tương lai gây nên, mặt khác xây dựng mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc và Liên Xô trong bối cảnh hai nước này đang đối địch nhau, nhằm gây ảnh hưởng bao trùm lên cả Bắc Kinh và Mát-xcơ-va, hòng duy trì được vai trò lãnh đạo của Mỹ trong quan hệ quốc tế. Do vậy, “Ngoại giao tam giác” nhằm phát triển quan hệ và lợi ích giữa Oa-sinh-tơn với Bắc Kinh và Mát-xcơ-va đã trở thành cốt lõi của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ thời Ních-xơn và G.Pho.

Nội dung các cuộc nói chuyện đề cập trong cuốn sách này cho thấy Kít-sinh-gơ đã cố gắng như thế nào trong việc thực thi chính sách này, ít có một nhà ngoại giao nào lại nổi danh thế giới nhưng cũng lắm điều bê bối như Kít-sinh-gơ. Khi là trợ lý đặc biệt về An ninh quốc gia của Ních-xơn, Kít-sinh-gơ là nhân vật thường xuất hiện trên tờ “Thời đại” và tờ “Tuần tin tức.” Trong một số buổi dạ hội, Kít-sinh-gơ hay xuất hiện bên cạnh minh tinh màn bạc. Với biệt tài: Biết cách lấy lòng người, ông ta đã giành được sự quan tâm và ủng hộ của giới truyền thông, bằng cách tiết lộ cho giới báo chí một vài thông tin hoặc chỉ thị có chọn lọc với danh nghĩa “quan chức cao cấp của Chính phủ.”

Kít-sinh-gơ nhận thấy mình nổi tiếng khắp nơi, rất có lợi cho việc củng cố uy tín của mình. Thích thú với việc nình trở thành trung tâm của công luận, nhưng Kít-sinh-gơ không muốn trở thành đối tượng bị bình luận phê phán về công việc của người xây dựng chính sách và Cố vấn Tổng thống. Cho đến nay rất ít người biết được quan điểm cá nhân của Kít-sinh-gơ đối với những quyết sách và các cuộc đàm phán, trong đó Chính phủ Mỹ và Kít-sinh-gơ đóng vai trò quan trọng, cũng như mối liên hệ giữa ông ta với lãnh đạo các nước. Kít-sinh-gơ muốn như vậy?

Giữ bí mật nghiêm ngặt là một trong những thủ đoạn quan trọng của Kít-sinh-gơ để kiểm soát chính sách và sách lược ngoại giao. Giữ bí mật quốc gia là truyền thống của chính quyền Oa-sinh-tơn từ sau thế chiến thứ hai đến nay, đã được Kít-sinh-gơ phát huy đến mức tối đa. Các văn kiện cơ mật không kể đó là loại thông tin “kênh ngầm” hay biên bản của Tổng thống hội đàm với lãnh đạo nước ngoài, Kít-sinh-gơ đều kiểm soát chặt chẽ từ khâu lưu trữ đến bảo quản. Ông ta tin rằng, kiểm soát chặt chẽ những thông tin then chốt và nhạy cảm là rất cần thiết để góp phần làm cho sách lược ngoại giao giành thắng lợi bất ngờ, đồng thời còn làm cho đối thủ đàm phán không nhận ra được những bản tuyên bố mang tính bịp bợm, đảm bảo cho Nhà Trắng kiểm soát được chính sách và giành thắng lợi trong ngoại giao. Kít-sinh-gơ hay nổi cáu khi bất kỳ bí mật nào của Chính phủ bị lộ cho báo chí. Để tìm ra và trừng phạt kẻ để lộ bí mật, ông ta không ngần ngại lén nghe điện thoại của quan chức cấp dưới với phóng viên báo chí.

Trong thực tế, để giảm tối đa sự rò rỉ bí mật và đảm bảo sự kiểm soát của Nhà Trắng về chính sách, các viên chức của Kít-sinh-gơ phải định kỳ chuẩn bị trước những biên bản hội đàm chính thức đã được xử lý để phát cho các cơ quan hữu quan. Trước khi trở thành Ngoại trưởng, Kít-sinh-gơ cấm không cho các chuyên gia Bộ Ngoại giao biết tiếng Trung và tiếng Nga tham dự các cuộc Hội nghị cấp cao giữa Mỹ với Trung Quốc và Liên Xô.

Vì vậy, đầu những năm 1970, trong các cuộc gặp giữa Ních-xơn và Kít-sinh-gơ với Mao Trạch Đông và Brê-giơ-nhép đều không thể không sử dụng phiên dịch Trung Quốc hoặc Liên Xô, và không thể kiểm tra được mức độ dịch chính xác trong các tuyên bố chính trị của Chính phủ Mỹ nên cả hai bên đều không hiểu mình đã rõ sự khác biệt các chi tiết hay chưa? Rõ ràng, Kít-sinh-gơ đành chấp nhận sự khó khăn và bất tiện đó để không cho đối thủ chính trị nắm được bí mật của cuộc hội đàm.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button