Lịch sử - địa lý

Nhật Bản Trong Chiếc Gương Soi

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Nhật Bản Trong Chiếc Gương Soi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Với chiếc gương nhỏ, ta không thể soi chiếu được gì nhiều nhưng cũng đủ nhìn thấy những cảnh sắc mà ta muốn.

Quyển sách nhỏ này hy vọng là một chiếc gương như vậy, soi chiếu một vài phương diện của cảnh quan văn hóa Phù Tang, nhất là những cái đẹp truyền thống.

Những gì bạn không tìm thấy trong chiếc gương soi này (giáo dục, kinh tế…) thì xin bạn lượng thứ: các lãnh vực ấy đã có nhiều người trình bày khá đầy đủ rồi.

Những phương diện văn hóa Nhật Bản được nhìn ngắm ở đây thường nằm trong mối tương quan của chúng với văn chương. Chẳng hạn như, người phụ nữ Phù Tang sẽ xuất hiện trong văn chương của chính họ: như núi Fuji xuất hiện trong thơ ca đã hát về nó… Bởi vì văn chương là một loại gương soi vô cùng sinh động; đem lại linh hồn cho các sự kiện và con số.

Chúng tôi biết đây là chiếc gương soi bất toàn; Chỉ mong rằng nó giúp các bạn trẻ ít nhiều trong việc tìm hiểu một nền văn hóa Phương Đông, tuy gần gũi mà vẫn còn rất lạ đối với chúng ta, tuy “đồng văn” đó mà dường như còn “dị mộng”.

Để nhìn thấy những gì người khác sống và mộng, tốt hơn hết là ta xem xét là họ đã đi qua những con đường lịch sử nào, sáng tác những huyền thoại nào, chơi đùa thế nào với thiên nhiên, niềm vui và năng lực đổ vào công việc, có nụ cười và nước mắt gì trong tình yêu, theo đuổi những cái đẹp nào trong nghệ thuật và tín ngưỡng thì ra sao? Chiếc gương soi này cố gắng đáp ứng phần nào điều đó.

Chúng tôi sẽ rất vui mừng nếu nhận được ý kiến cũng như lời chỉ bảo của bạn đọc quan tâm đến cuốn sách mỏng manh này.

Như một cô gái đẹp, quần đảo Phù Tang ([1]) nằm duỗi mình, gối đầu lên sóng nước cận Bắc Cực và thả chân vào giữa biển nhiệt đới, một bên là biển Nhật Bản, một bên là Thái Bình Dương.

Nhật Bản ([2]) nằm giữa những cực đoan khí hậu. khi mà đường sá ở phía Bắc Hôkkaiđô chôn sâu trong tuyết thì ở Kyushu người ta nô đùa trong những dòng suối nước nóng.

Văn học nghệ thuật Nhật chứa đựng biết bao hình ảnh tuyệt diệu về tuyết. Và những dòng ôn tuyền (suối nước nóng) cũng chảy qua đấy những nguồn mạch bất tận.

Hình ảnh một cành tre phủ đầy tuyết nói lên tính chất tổng hợp của thời tiết xứ này.

Đó là một thiên nhiên tuyệt đẹp, dịu dàng, tinh tế nhưng cũng rất hung bạo. Động đất, núi lửa, sóng thần…, thường xuất hiện như những biểu tượng kinh hoàng của nguyên lí hủy diệt.

Đó là một “của hàng của thời tiết” trưng bày mọi sản phẩm qua những biến đổi tinh vi của bốn mùa.

Những điều ấy đã tạo cho dân tộc Nhật Bản một cảm thức đặc biệt tinh tế trước những vẻ đẹp của thiên nhiên qua những hình sắc, âm thanh, mùi vị… Thơ họ (haiku, tanka…) hầu như vận động theo nhịp điệu thiên nhiên và hội họa cũng thế. Linh hồn của Trà đạo và Hoa đạo vẫn là thiên nhiên.

Nhật Bản có bốn mùa rõ rệt và mỗi lần đổi mùa, thiên nhiên như mời mọc ta bước vào nhịp điệu mới, với một vẻ quyến rũ và gợi cảm vô song.

Khởi đầu là mùa xuân. Từ cuối tháng hai, những làn gió ấm áp, dịu dàng đã bắt đầu thổi về. Và rồi sứ giả của mùa xuân xuất hiện, đó là những cánh hoa mơ trắng muốt mà đôi khi người ta lầm, không biết là hoa hay tuyết đang điểm trắng những nhánh cành. Vào những ngày tháng tư, như thể thiên nhiên đang mỉm cười, đó là vì hoa anh đào nở.

Rồi những làn mưa mùa xuân (harusame) êm đềm bay qua, làm tan hết tuyết giá trên núi. Hoa anh đào, hoa anh đào khắp nơi. Các nhà thơ gọi đó là “những đám mây hoa anh đào ([3])”.

Trên các vườn hoa, công viên, cánh đồng, thung lũng, núi đồi, dưới những đám mây hoa đó, người ta mặc quần áo lễ hội, vui chơi, ngắm hoa và uống rượu sakê. Đi ngắm hoa anh đào gọi là Ô hanami.
Sang tháng năm, có hoa đỗ quyên, tử đằng, với vô vàn các loại diên vĩ và những bông hoa dại.

Mùa hạ đến với hơi nóng và những cơn mưa tháng sáu, người Nhật gọi là mùa ướt át, tsuyu, mai vũ. Nhưng khi hết mưa, lại là những ngày đầy nắng ấm.

Sứ giả của mùa hạ là hôtôgisu, loài chim đỗ quyên, rất được thơ ca ưa chuộng. Nó nhỏ hơn bồ câu, lông xám, sống trong rừng núi, thường ca hát khi bay lượn vào ban đêm.

Mùa hạ là mùa của côn trùng và hoa mẫu đơn. Côn trùng thường được các nhà thơ Nhật nhắc đến, kể cả chấy, ruồi, muỗi… cũng tự nhiên như khi họ nhắc đến các loài hoa, kể cả hoa mẫu đơn kiêu kí rực rỡ.

Khi mùa thu xuất hiện thì cây phong trở nên đẹp đẽ lạ thường với các sắc vàng, cam và đỏ rực. Nó là biểu tượng của mùa thu cũng như anh đào là biểu tượng của mùa xuân. Và ngắm cây phong mùa thu cũng là một lễ hội truyền thống như ngắm hoa anh đào mùa xuân.

Ở Nara, gần đền Kasuga, dưới bóng những cây phong, lang thang cả ngàn con nai, tạo nên một cảnh tượng kì thú.

Làm đẹp những sớm mai mùa thu là hoa Asagaô ([4]), một loài hoa dây leo vừa bình dị vừa rực rỡ.

Mùa đông bắt đầu từ tháng mười hai. Ở các đô thị, tuyết rơi không nhiều. Nhưng trên các vùng phương Bắc, các ngôi nhà chìm sâu trong tuyết, thường sâu đến mười bộ.

Rời bỏ màu xanh, các cánh đồng và núi non trở nên nâu xám vì các cây cành đều trụi lá, và cỏ thì chết. Trăng, tuyết mùa đông và lá chết là những hình ảnh thơ ca được người Nhật yêu thích, mang một vẻ đẹp không giống với một mùa nào khác.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button