Lịch sử - địa lý

Góc Nhìn Sử Việt: Ngô Vương Quyền

ngo vuong quyen sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Trần Thanh Mại

Download sách Góc Nhìn Sử Việt: Ngô Vương Quyền ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Bạn đọc thân mến!

Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.

Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.

Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật – dù gây tranh cãi – tạo nên lịch sử đó.

Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay… và rất nhiều những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.

Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách Alpha – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh” – đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước.

Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy, “lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ. Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Công ty Cổ phần sách Alpha đã triển khai dự án xuất bản mang tên Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Alpha Di sản.

ĐỌC THỬ

I. PHIÊN CHỢ

Chàng ngồi chồm dậy.

Tiếng trong nhà của chủ quán quát tháo đầy tớ và tiếng của khách ngoài đường đã nhao nhao cả lên.

Gà vừa gáy canh tư.

Trời còn tối đặc…

Ngọn gió sông thổi mạnh, tắt lên, tắt xuống ngọn đèn treo ở cửa mới chống lên, làm cho chủ quán cứ loay hoay, chạy ra chạy vào, vừa thổi ở đống trấu cho ra lửa, vừa ngồm ngoàm những câu chửi rủa trong mồm.

Có người ghé vào quán ăn bánh chưng, uống nước, hay là cho trẻ ăn, có lẽ trù đi lâu, sợ chúng không nhịn đói được như người lớn.

Nhiều kẻ đi thẳng xuống bến đò, mặc những lời mời mọc ân cần và ầm ĩ của những bạn quen trong quán.

Chàng thanh niên trả tiền ngủ, mang gói đi theo.

Chuyến sang ngang tấp nập, vui vẻ.

Trời chưa sáng, nhưng ở chỗ nước bao giờ cũng có một thứ ánh sáng riêng chiếu lên. Sương phủ đầy sông và giả không có ngọn lửa của nhà quán bến bên kia, tưởng người ta khó lòng tìm ra lối.

Nước sông chảy mạnh, những lưỡi sóng luôn luôn đập lắp tắp vào mạn đò, làm cho ai nấy càng thấy lạnh thêm.

Chàng thanh niên sửa lại chiếc áo da cho được ấm hơn và không hiểu sao, chợt thấy vui thích vì cái lạnh ấy. Có lẽ vì nó nhắc chàng nhớ đến cuộc du lịch của mình, khiến chàng để ý đến quang cảnh lạ mắt chung quanh và bắt tưởng tượng trước những quang cảnh dị kỳ hơn mà chàng sắp được thấy. Trong trí chàng, những chữ Tô Lịch giang, Đại La thành, An Nam đô hộ phủ, Tiết độ sứ dinh, gợi ra bấy nhiêu hứng thú. Những chữ ấy có cái hiệu lực của những tiếng chuông, mỗi khi đọc lên một mình, hình như có những tiếng ngân ở đâu bỗng nổi lên, rung động cả tâm hồn chàng ngây ngây như say nhẹ.

Cái tuổi hăm tám không còn ngây thơ mộc mạc, sức trai tráng dũng mãnh và chí mạo hiểm của chàng khiến chàng cứ thấy hứng khởi mỗi buổi mai chàng rời quán trọ ra đi. Chẳng bao giờ chàng thấy mình cô độc bơ vơ và lo sợ chốn đất lạ người dưng. Chàng đi như thế này, chẳng phải là để tránh cái tầm thường, cái bằng phẳng, cái quen thuộc? Chàng đi, chẳng phải là để kiếm chuyện mới lạ, để xây cuộc đời theo cái thúc giục rạo rực của tâm linh?

Những ý nghĩ đâu đâu khiến chàng vơ vẩn, quên lửng(5) hiện tại, duy chỉ khi nghe một câu nói của một người ngồi ngay trước mặt, nãy giờ không hết nhìn chàng và hình như nói thẳng với chàng, chàng mới sực tỉnh. Người ấy nói:

– Phiên chợ hôm nay hẳn đông lắm.

Chàng không cốt đi chợ phiên. Nhưng chàng cũng trả lời:

– Vâng, chắc đông lắm.

Thấy mình có vẻ hờ hững và sợ mất lòng người kia, chàng hỏi thêm:

– Sao ở đây chợ đông sớm như thế này nhỉ, bác nhỉ?

– Ấy! Phải đông sớm để cầu chóng xong việc, may có thoát khỏi tay quân Đô hộ phủ. Chúng nó lấy thuế tàn nhẫn lắm.

– Thì đi đông ở chỗ khác hay là không đông hẳn có được không?

– Ồ? Chỗ nào mà chúng nó lại không lùng đến? Mà không đông thì lấy gì mà ăn? Chả lẽ chúng tôi ở làng Cái, làng Bân, xóm Mộc, xóm Bầu, mà lại lên tận Đường Lâm, Cẩm Khê…

– Đường Lâm, chính là quê tôi đấy bác ạ! – Chàng thanh niên ngây thơ mách.

– Thế à? Đấy bác xem! Chả lẽ tôi ở đây lại lên trên ấy đi chợ, hay là về tận Đằng Châu, Bố Hải? Huống nữa, nhà trong thành đến bốn mươi vạn nóc, người hơn trăm vạn miệng, còn quan gia lính tráng nhà nó, không có cho chúng nó đâu được? Nghỉ đi một phiên là chúng đi cướp về để ăn, nhiều khi giết hại tàn bạo nữa là khác. Thành thử, bác ạ, buồn cười lắm cơ! Chợ không đông, không được, đông sớm, tan sớm, không chờ chúng nó, lại như không đông. Ấy thế mà ai ai cũng muốn đi sớm để xong việc mình trước người khác, để mong khỏi tai bay vạ gió. Oái oăm chưa?

Hai người đồng cười. Mấy người ngồi gần quanh, nghe lý luận ấy, cũng cười theo.

Thuyền ghé bến.

Lên bờ bên này, người càng đông. Chàng thanh niên phải chen chúc mới bước lên trước được. Màn sương đã dần dần rút cao; ở phương đông những ráng hoe hồng nhạt bắt đầu đượm. Bỗng một cảnh tượng cực kỳ hùng tráng khiến chàng giật mình, khấp khởi. Chàng thấy ngay mình đứng dưới một thành chạy dài suốt cả chân trời, cao hơn hai trượng, phía trên có dựng thêm một lớp tường, khoắn khoản có một vọng địch lâu cao vót, cắm chiếc phướn to dài, phất phơ trước gió.

Vui thích, chàng tự nhủ:

– Đại La thành!

Bất giác chàng liên tưởng đến người đắp nên thành ấy và thấy lại hình ảnh quan Tiết độ sứ Cao Biền bỏ tóc xõa, mặc áo phù thủy, cưỡi con diều giấy, bay khắp bốn mặt thành, làm phép yểm các long mạch và ra lệnh cho thiên lôi đánh tan các quả núi đá, tiếng nổ vang trời…

Phiên chợ nhóm ngay ngoài cửa tam quan, dưới chân thành. Tiếng người mua bán đổi chác nhao nhao lên như ong. Chàng không mua gì, nhưng cứ dạo qua các hàng, mỗi chỗ đứng một chặp, cũng thấy vui vui. Phiên chợ kinh khác ở xứ chàng sinh trưởng ở chỗ to lớn gấp trăm phần, cái ấy đã đành; nhưng cũng khác ở chỗ có nhiều cái lạ, chàng chưa từng biết đến. Chẳng hạn, người ta đổi một đứa trẻ lấy một con lợn có chửa, hay là bán một ông lão già lấy năm đồng tiền Đại trung, giá một cái váy vải nâu.

Người đàn ông nói chuyện ở trong đò vẫn đi theo chàng. Một mối cảm tình đã sinh ra, ràng buộc lấy hai người. Chàng thanh niên, tìm thấy ở bạn một kẻ hướng dẫn hoàn toàn, hiền lành, vui vẻ, lại thông thái nữa; mà người này cũng sung sướng được dịp giúp ích cho một người xa lạ, quê mùa, mà nét mặt, điệu bộ và lời nói tỏ ra không phải một kẻ tầm thường.

Hai người vừa đi, vừa nói chuyện. Trước hàng nào lạ mắt, chàng thanh niên lại ngừng bước, hỏi bạn. Bỗng một toán kỵ mã chừng hơn mười người từ cửa thành phi ra, báo tin quan Đông dinh Thái thú cùng gia quyến sắp ra xem phiên chợ. Thôi thời, cả đám người buôn bán luống cuống cả lên, vẻ rộn rịp tăng lên bội phần, ai nấy đều hớt hơ, hớt hải, loay hoay sắp đặt lại hàng hóa của mình, thu giấu bớt đi, hay là chuyền gửi cho người khác ngồi chỗ khuất hơn. Toán kỵ mã đã dẹp xong các lối đi và chia nhau vây quanh chợ.

Một điệu đàn sáo nổi lên, dần tiến lại gần. Xa xa thoáng thấy màu sắc dập dìu của cờ xí, lọng tàn. Một đội lính hộ vệ vác xà mâu(6) đi trước, ai nấy đều khắc bốn chữ “Đông thứ sử dinh” trước trán. Kế đến một đoàn kỵ binh bồng gươm trần đi ngay trước một cỗ xe tứ mã che tàn hoa, ở trong một người béo mập ngồi chễm chệ mà chàng thanh niên đoán chắc là quan Thái thú. Điều ngộ nhất mà chàng chú ý, là quanh cỗ xe đi rất chậm, có nhiều người mặc áo rộng, nâng cao những đỉnh trầm hương đốt cháy, hương khói tỏa ra mịt mù thơm nức.

Người bạn đồng hành với chàng kéo chàng ra xe, hạ giọng xuống, cắt nghĩa:

– Thằng chó, nó muốn bắt chước đức Long Độ đình hầu ngày xưa đấy!

Chàng thanh niên suy nghĩ giây lát, rồi nói:

– Phải chăng là bác muốn nói quan Thái thú Sĩ Nhiếp. Học lâu ngày quá, tôi quên mất cả.

– Phải đấy! Ngày xưa Long Độ đình hầu đi ra là dân sự hai bên đường tự ý mang trầm hương ra đốt và đi theo suốt cả dọc đường. Ấy là đời thái bình thịnh trị, có đâu như bây giờ?

Nhưng chàng thanh niên đã không lắng tai nữa, mắt chàng mãi để vào cỗ xe sau, những cỗ xe có màn che kín, do các tỳ nữ đẩy, mà trong một chiếc chàng thoáng thấy một bàn tay đưa lên ngang mắt, vén hé bức là. Hai mắt đen lánh ở trong xe đưa quanh một vòng, ngừng lại một lát trên mặt chàng, rồi cỗ xe lướt qua.

– Bác nhỉ! Đấy là hầu vợ con cái quan Thái thú đấy chứ gì?

– Đấy là những hầu thiếp thằng giặc đói ấy nó đi cướp về đấy. Vợ nó, nó để cả bên Tàu kia.

– Sao lại có thể thế được nhỉ?

– Ồ! Sao lại không thể thế được?

Những quân ấy làm gì mà chả được ở đất Giao Châu này? Bác ở dưới đất mới đục lên hay ở trên trời mới sa xuống mà lại không biết những điều người ta thán oán về chúng nó?

– Ở trên tôi, thỉnh thoảng cũng có nghe một đôi việc hà hiếp bạo ngược, nhưng không biết là quá đáng như vậy. Bác nhỉ, thế mà ở đây chẳng có ai vì muôn dân, đứng lên mà trừ mối hại chung sao?

– Ai? Chả lẽ lại là tôi hay bác?

Chàng thanh niên thẳng mình dậy, nhìn bạn một cách tức tối, ngập ngừng như muốn nói điều gì, nhưng lại thôi. Chàng gật đầu:

– Ừ nhỉ! Bọn mình thì làm quái gì được.

Nghỉ một lát, chàng vỗ vai bạn, cười mỉm:

– Bác ạ! Thế mà xứ tôi, làng tôi, đã sản xuất được vị anh hùng rồi đấy!

– Phải, tôi biết: Bố Cái đại vương!

– Ấy! Sao bác biết được!

– Bác chẳng đã khai với tôi, bác người Đường Lâm là gì?

– À! Vâng!

Nghỉ một lúc, người kia lại nói:

– Bác ạ, bây giờ cũng đã trưa, ta lại hàng quán nào gần đây, ăn cái gì, uống rượu để nghỉ chân luôn thể. Dậy sớm quá, tôi thấy đã mỏi.

– Xin tùy bác.

Hai người vào một hàng bày ngay dưới gốc một cây đa to tướng, không có mái che và chỉ gồm mỗi một cái chõng thấp và ít cái đòn ngồi. Quán tồi và bán rặt một thứ bánh đúc đỏ và thứ thịt cầy bọc đất sét lủi tro lâu ngày, nhưng được cái vắng khách, hai người có thể tự do trò chuyện.

Sau một hồi nín lặng, ai nấy vẩn vơ theo đuổi ý nghĩ của mình, người kia hất hàm, hỏi:

– Chúng ta nói gì rồi nhỉ? À! Luận anh hùng! Đấy, bác xem! Anh hùng Giao Châu ta có thiếu đâu, nói chi cho xa đến bà Trưng, bà Triệu, Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, nói chi đến Bố Cái đại vương? Chỉ nói chuyện gần đây, mắt tôi trông thấy: đức Đồng Bình chương sự dấy nghiệp ở Hồng Châu, nhà Đại Đường và nhà Hậu Lương cũng phải kính nể. Cha truyền con nối, đến đời cháu là ông Tiết độ sứ Thừa Mỹ, vì vụng một tí, mà bị hãm hại và đem cả nhân dân vào chỗ đồ thán khôn cùng! Bác biết cả rồi đấy chứ? Bác ạ! Khó không phải ở chỗ biết đứng lên. Khó ở chỗ đứng lên rồi mà biết ngồi đấy! Chúng ta hỏng ở chỗ ấy.

Chàng thanh niên gật đầu, cười:

– Bác trông vẻ thạo đời lắm. Giá có người nào biết dùng bác làm quân sư hay là thuyết khách như ở thời Chiến Quốc, thì lo gì đại cuộc không sớm định?

Chàng vỗ mạnh vào đùi bạn, ngã ngửa người ra cười.

Nhưng chàng ngạc nhiên nín ngay, vì thấy bạn vẫn giữ vẻ trầm ngâm của mình như tuồng không cho câu khôi hài của chàng là quá đáng.

Người bạn nhìn trước nhìn sau, rồi cũng hạ giọng xuống nữa, nói:

– Chẳng giấu gì bác, tôi có một chuyện đã muốn nói cùng bác ngay sau khi được trực tiếp bác ít điều, lúc sang ngang.

– Chuyện gì bác cứ nói, đừng ngại.

– Vâng. Tôi biết bác có chí lớn. Tôi trông người xem tướng ít khi lầm. Nếu ngại, tôi đã không cố tâm theo bác từ mai đến giờ. Này bác! Bác có từng nghe tiếng một người họ Dương tên là Diên Nghệ không?

– Dương tướng quân là thủ hạ của đức Đồng Bình chương sự Khúc Thừa Dụ và là nha trảo của con người quan Tiết độ sứ Hạo. Bình sinh, cha tôi có dạy chuyện cho tôi nghe. Thuở ấy cha tôi còn làm quan mục ở Phong Châu, tôi còn nhỏ quá! Về sau ra thế nào thì tôi không được biết.

– Ấy, ra bác cũng là dòng dõi quý phái đấy chứ. Thảo nào!

– Bác dạy quá lời. Dân sơn cước như tôi thì còn được kể về hàng ngũ nào?

– Dương chủ tướng phò ba đời chúa, một tấm gan trung, không hề lay chuyển. Hồi ông Tiết độ sứ Mỹ, mặc dầu ông ấy nghe rộng thấy nhiều và có qua ở làm con tin bên triều Nam Hán hằng mấy năm trời, nhưng vốn thực là người hữu dũng vô mưu, lại thêm còn thiếu niên tự phụ, chỉ biết nhìn trong con mắt mình mà không biết thấy ra ngoài đời. Bên Tàu, nhà Đường mất, nhà Hậu Lương chật vật lắm mới cất đầu lên nổi, nhưng yếu thế quá, đến nỗi anh em thằng mọi họ Lưu ở nước Việt cũng xưng hùng xưng bá, dựng nên cơ nghiệp nhà Nam Hán. Khi về nước kế vị cho cha, Khúc Thừa Mỹ lại bỏ họ Lưu mà thần phục Lương triều, xin thọ phong ở đó. Dương nguyên soái can gián mãi không được, cũng tưởng là khi ở Phiên ngung, Tiết độ sức Mỹ tất đã có dò xét hư thực kỹ càng. Không ngờ thằng Lưu Cung nó thù vặt, sai thằng giặc Lý Khắc Chính đem quân qua vấn tội. Dương tướng quân ba lần phá vòng vây, ba lần thất bại, không sao cứu nổi Khúc sứ quân, ngài phải bỏ mình. Vạn bất đắc dĩ, Dương tướng quân phải lui về lánh tại Hồng Châu động. Họ Lý chiếm quyền, cai trị Giao Châu, sự tàn bạo kể đà khôn xiết. Nay dân tình ta thán, ai nấy chỉ ngầm đợi một hiệu lệnh là đến tựu ngay dưới lá cờ khởi nghĩa. Tôi là người tướng quân sai đi ra cái hiệu lệnh ấy.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button