Lịch sử - địa lý

Nghìn Xưa Văn Hiến Tập 2

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Nghìn Xưa Văn Hiến Tập 2 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Tục truyền, một hôm ở cửa tam quan chùa Dận (Phù Lưu) có đứa trẻ sơ sinh ai đem vứt bỏ. Sư tu ở chùa là Lý Khánh Văn thấy tiếng trẻ thơ khóc mới động lòng thương bèn ra nhặt vào nuôi, đặt tên đứa bé là Lý Công Uẩn.

Lý Công Uẩn lớn lên trông rất rắn rỏi, mặt mũi khôi ngô, tinh anh khác người. Sư Văn rất yêu quý, hết lòng trông nom dạy dỗ. Công Uẩn tuy còn nhỏ nhưng đã sớm thông minh sáng dạ. Mới sáu tuổi, bao nhiêu kinh kệ sư Văn dạy cho, Uẩn chỉ đọc một lần là nhớ hết. Duy chỉ phải mỗi tội là hay tinh nghịch.

Một hôm, sư Văn sai Uẩn đem oản lên chùa cúng ông Hộ Pháp. Chú bé liền khoét hết ruột ăn rồi bày vỏ ngoài lên cúng. Đêm hôm ấy, Hộ Pháp hiện về phàn nàn với sư. Sáng ra, sư Văn gọi Uẩn ra hỏi chuyện và mắng cho một trận. Uẩn tức lắm, lẳng lặng lẻn lên chùa đánh ba cẳng tay vào tượng Hộ Pháp rồi viết vào sau lưng tượng bốn chữ “Đồ tam thiên lý” (đày đi xa 3.000 dặm). Đến đêm, sư Văn lại thấy Hộ Pháp hiện về. Mặt buồn rượi, Hộ Pháp nói với sư rằng:

– Chào thầy ở lại, tôi đi. Hoàng đế đày tôi xa khỏi chùa này ba ngàn dặm.

Tỉnh dậy, sư Văn vội lên chùa xem, quả thấy sau tượng rành rành nét chữ Công Uẩn: “Đồ tam thiên lý”. Nhà sư sai tiểu lấy nước để rửa. Lạ thay, kì cọ thế nào chữ cũng không đi! Sư phải gọi Công Uẩn lên bắt xoá. Uẩn chỉ di di tay là hết.

Sau đó, thấy để Công Uẩn ở lại chùa Dận nữa sợ còn sinh chuyện, sư Văn mới đưa sang chùa Lào (Tiêu Sơn) gửi sư Vạn Hạnh trông nom. Sư Vạn Hạnh là anh em với sư Văn, bấy giờ đang rất có uy tín với triều đình nhà Lê (Tiền Lê). Ông là nhà sư giỏi về thơ văn và có tài xếp đặt việc quốc gia. Thấy Công Uẩn tướng mạo khác thường, ông rất quý mến, nên không tiếc sức mình ra công dạy bảo. Công Uẩn học đâu hiểu đấy, thông minh lạ kì, nhưng vẫn không bỏ được tính chơi nghịch tinh quái. Một hôm, chú bé trốn học đi chơi. Sư Vạn Hạnh giận quá, mới đem Công Uẩn trói lại cả đêm ở ngoài cửa tam quan.

Đêm muỗi đốt, Công Uẩn không sao chợp mắt, bèn tức cảnh ngâm một bài thơ, dịch ra như sau:

Trời làm màn gối, đất làm chiên(1)

Nhật, nguyệt cùng ta một giấc yên

Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi

Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng!

Tiếng thơ Công Uẩn lanh lảnh trong đêm, đến tai sư Vạn Hạnh. Nghe hết bài thơ, sư Vạn Hạnh mừng lắm vì thấy Công Uẩn có khí phách khác thường, bèn tha không bắt lỗi thêm và cởi trói cho vào.

Từ ấy, sư Vạn Hạnh càng dốc lòng chăm sóc Công Uẩn. Lại mượn cả thầy giỏi võ nghệ, thạo binh thư để truyền dạy cho Công Uẩn. Đến khi khôn lớn, quả không phụ lòng sư Vạn Hạnh, Công Uẩn đã thành người có chí khí, văn võ song toàn. Sư Vạn Hạnh tiến cử Công Uẩn vào làm quan trong triều. Không bao lâu Lý Công Uẩn thăng giữ chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, là chức quan đại thần cai quản cả sáu quân cấm vệ.

Cuối năm 1009, vua Lê Long Đĩnh (Ngoạ triều) chết. Bấy giờ, nhân dân đã chán ghét nhà Lê. Giới quan lại, binh lính, sư tăng cũng chán ghét nhà Lê. Sư Vạn Hạnh bèn bàn với Đào Cam Mộc, người đứng đầu giới quan lại, tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

Nhà Lý bắt đầu từ đấy.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button