Lịch sử - địa lý

Nam Bộ Xưa Và Nay

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Nam Bộ Xưa Và Nay ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nam bộ là vùng đất mới của phương Nam có quá trình hình thành và phát triển tròn 3 thế kỷ (1698-?). Trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, Nam bộ vẫn là vùng đất trù phú, nơi dung nạp được nhiều nguồn cư dân khác nhau từ mọi miền đất nước đến lập nghiệp. Quả thực là “đất lành chim đậu”.

Kỷ niệm 300 trăm về một vùng đất, nhưng chắc có lẽ trong mỗi chúng ta hiểu và biết về lịch sử “vùng đất hứa” này quả thực còn quá ít ỏi… Với tinh thần “ôn cố tri tân”, Bán nguyệt san Xưa & Nay đã phối hợp với Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh tập hợp một số bài viết từ năm 1955 đến nay để xuất bản sách Nam bộ xưa & nay.

Tập sách tập trung giới thiệu về các địa danh của các địa phương, các nhân vật, sự kiện và truyền thống văn hóa xưa và nay ở Nam bộ qua các bài viết của các nhà nghiên cứu trong cả nước.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong tổ chức biên tập nhưng không sao tránh khỏi thiếu sót, kính mong bạn đọc lượng thứ.

Hy vọng rằng qua Nam bộ xưa & nay bạn đọc sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích, từ đó thêm gắn bó và có trách nhiệm hơn với mảnh đất mà mình đang sống, góp phần xây dựng một Nam bộ ngày càng giàu đẹp.

Theo dòng thời gian, những khoảng cách giữa truyền thuyết và lịch sử sẽ được làm sáng tỏ. Tất nhiên, truyền thuyết về Bà Rịa, dù chỉ có phần nào được phản ánh trong hiện thực cũng vẫn là một truyền thuyết đẹp. Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và thị xã Bà Rịa nói riêng sẽ tự hào hơn khi biết rõ về lịch sử vùng đất mình đang sống và di sản của các bậc tiền nhân đã để lại.

*

  1. BÀ RỊA – XƯA LÀ NƯỚC BÀ LỢI BÀ LỴ BÀ LỊA:

Lâu nay, có nhiều cách giải thích khác nhau về địa danh Bà Rịa. Một hướng nghiên cứu dựa vào thư tịch cổ, giải thích địa danh Bà Rịa bắt nguồn từ vương quốc Bà Lỵ, Bà Lịa, Bà Lợi xưa. Trịnh Hoài Đức, một học giả hàng đầu nghiên cứu về lục tỉnh Nam kỳ đã viết:

“Bà Rịa là ở đầu biên giới trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, cho nên các phủ phía Bắc có câu ngạn rằng: “Cơm Nai – Rịa, cá Rí – Rang. là lấy xứ Đồng Nai và Bà Rịa đứng đầu mà bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ cũng ở vào trong đó”.

“Đất này dựa lưng vào núi, quay mặt ra biển, rừng rậm tre cao… vẫn là địa hạt xung yếu thứ nhất…”

“Tân Đường thư nói. Bà Lỵ ở ngay phía đông nam Chiêm Thành, từ Giao Châu đi ghe theo biển, trải qua các nước Xích Thố, Đan Đan rồi đến Đại địa châu Đà Mã (cũng gọi là Mã Lễ, quốc tục xỏ tai, đeo hoa, lấy một bức vải quấn ngang lưng), phía nam nước ấy có nước Thủ Nại, sau niên hiệu Vĩnh Huy đời Đường (651-655) bị Chân Lạp thôn tính”.

Thận trọng hơn, Trịnh Hoài Đức chú thích: “Tra theo Chánh Văn thì chữ Lợi âm là lục địa, thiết âm là “lịa”, vậy nghi chữ Bà Rịa tức là nước Bà Lợi thuở xưa. Còn âm hai chữ Thù Nại với Đồng Nai hay Nông Nại, không sai nhau lắm, vậy có lẽ cùng là đất Sài Gòn ngày nay”[1].

  1. TRUYỀN THUYẾT VỀ BÀ NGUYỄN THỊ RỊA

Hướng nghiên cứu thứ hai, qua truyền thuyết của nhân dân trong vùng, giải thích nguồn gốc địa danh Bà Rịa là để tưởng nhớ công đức bà Nguyễn Thị Rịa. Cuốn Châu Thành đấu tranh và xây dựng (1945-1985)[2] viết như sau:

“Địa danh Bà Rịa có từ lúc nào. Theo thư tịch cổ, bà Rịa người gốc Phú Yên theo gia đình vào Nam tìm đất sống từ năm 1680. Gia đình bà vào tại làng Mỹ Khê (Tam Phước, Long Đất). Bà Rịa cùng với nhân dân đã khai phá rừng rậm lập ruộng vườn, xây dựng làng xóm. Năm 1698, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính (Nguyễn Hữu Cảnh) được chúa Nguyễn Phúc Chu cử kinh lý đất phía Nam, khi quân đổ bộ lên Phước Lễ, lúc đó vừa bị một trận lụt lớn các cầu đều bị trồi, đường đi lại bị hư hỏng. Bà Rịa đã huy động nhân dân trong vùng tu sửa đường sá, bắc lại các cây cầu để quân chúa Nguyễn qua sông: cảm kích công trạng này chúa Nguyễn đã ra sắc phong cho bà Rịa “Hàm Nghè” danh dự và cho bà được mang họ Chúa (!) (tức họ Nguyễn). Từ đó bà được nhân dân quý trọng, tiếng vang khắp vùng. Năm 1759 bà Rịa qua đời, bà không có con cái, 300 mẫu ruộng của bà được sung vào công điền và chia cho người nghèo. Dân làng nhớ ơn góp sức lập miếu thờ bà bên đường, nay thuộc địa phận xã Tam Phước, huyện Long Đất”.

Trước đó, cuốn Địa chí Bà Rịa 1902 do Hiệp hội nghiên cứu Đông Dương (Société des Études Indochinoises) biên soạn cũng mô tả gần giống thế. Tuy nhiên, có đôi chỗ khác biệt, nhất là về niên đại. Theo tài liệu này thì bà Rịa vào Nam khai khẩn đất hoang lập làng Phước Liễu vào năm 1789, và mất năm Gia Long thứ 2 (1803). Mộ bà Rịa do Viện Viễn Đông bác cổ Pháp (E.F.E.O) xây hiện còn ở cạnh hương lộ từ An Ngãi đi Phước Hải[3].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã từng trăn trở rất nhiều khi hạ bút viết về địa danh Bà Rịa. Ông đã lật đi lật lại nhiều lần, đưa ra đủ cơ sở tư liệu để khẳng định rằng: “Tác giả Địa chí Bà Rịa 1902 đã sai lầm khi nói đất Bà Rịa mới có hơn trăm năm nay, “một bà tên Rịa tới lập làng Phước Liễu rồi mất vào năm Gia Long thứ 2 tức 1803” (…) Sự sai nhầm về “Bà Rịa mới lập làng Phước Liễu từ 1789 được đính chính mạnh nhất khi tìm thấy địa danh Bà Rịa và Đất Đỏ đã được ghi vào danh mục “các họ đạo của xứ Đồng Nai từ 1747”. Trong danh mục ấy còn ghi rõ Bà Rịa có 140 giáo dân và Đất Đỏ có 350 người theo đạo Công giáo”[4].


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button