Lịch sử - địa lý

Hoàng Lê nhất thống chí

hoang le nhat thong chi sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

Tác giả : Ngô Gia Văn Phái

Download sách HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Hoàng Lê Nhất Thống Chí là một trong những tác phẩm hay nhất trong dòng văn học trung đại Việt Nam viết theo lối chương hồi và là nguồn tư liệu lịch sử quan trọng về giai đoạn cuối thời Lê – Trịnh, lập nên nhà Tây Sơn và kết thúc tại thời điểm nhà Nguyễn lên nắm quyền.

Cấu trúc giống như Tam Quốc Diễn Nghĩa, mở đầu mỗi chương là hai câu thơ và thường kết thúc kiểu “hồi sau sẽ rõ”. Về quy mô tác phẩm thì không thể hoành tráng như những tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa nhưng về nội dung và cách dẫn dắt câu chuyện thì rất hấp dẫn, từ nhưng mưu mô cung đình (mâu thuẫn vua Lê chúa Trịnh từ lúc là hai đứa trẻ, chuyện Đông cung Thế tử mà sinh ra bè đảng trong triều) đến cảnh chiến trận binh đao, nhận vật từ vua quan cho đến văn sĩ, binh tướng đều rất lôi cuốn và thuyết phục.

Tác phẩm dẫn giải từ lúc Trịnh Khải được sinh ra do sự cố ý nhầm tên cung nữ Ngọc Khoan thành Ngọc Hoan mà đưa vào cung cho Chúa, rồi đến Đặng Thị Huệ được Trịnh Sâm sủng ái mà tạo dựng bè phái muốn phế trưởng lập thứ dẫn đến biến loạn cung đình. Cùng lúc Nguyễn Huệ ở Nam Hà nổi lên diệt cả Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh mà thống nhất đất nước, lấy công chúa Ngọc Hân, đánh tan quân Mãn Thanh xâm lược. Hàng loạt nhân vật lịch sử hiện lên trong một thời kì lịch sử đầy biến động, nay thắng làm vua mai thua lại làm giặc, người ngu trung với vua, kẻ hai mặt lật lọng, người thức thời, kẻ bảo thủ, người anh hùng, kẻ hèn nhát.

Tiểu thuyết được viết bởi nhiều người trong dòng họ Ngô Thì danh giá về văn chương ở Bắc Hà, luôn trung thành với vua Lê nên tác phẩm mới có tên là “Tiểu thuyết về sự thống nhất của nhà Lê” . Tuy nhiên họ vẫn chấp nhận những sự thật lịch sử rất khách quan như Nguyễn Huệ lên ngôi vua niên hiệu Quang Trung, Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào giày xéo đất nước (nhưng vẫn bày tỏ thương cảm cho ông vì sống vất vưởng bên Trung Quốc đến cuối đời).
Lịch sử được viết dưới dạng tiểu thuyết nên dễ đọc, dễ hiểu, chú thích của sách rất đầy đủ, nhiều chi tiết thú vị như Hòa Thân cận thần của Vua Càn Long, đại quan tham nhũng ăn hối lộ của Lê Chiêu Thống để khuyên vua đem quân sang đánh nước ta. Đọc để thấy rằng lịch sử Việt Nam hay không kém gì Trung Quốc, nhất là loạn thế luôn sinh anh hùng. Kết luận lại đây là tác phẩm không thể không đọc.

Vài chương dẫn :

Triều Lê Trang tông Dụ hoàng đế (Tức Lê Trang Tông, tên là Duy Ninh (1533-1548). Các chú thích từ đây trở đi đều của người dịch) trung hưng cơ nghiệp ở sông Tất Mã (Tức sông Mã ở Thanh Hoá). Bấy giờ Thế tổ Minh khang thái vương Trịnh Kiểm làm phụ chính, giúp vua dẹp yên được đảng họ Mạc và trở lại kinh đô cũ. Rồi từ đó, họ Trịnh đời đời kế tiếp tước vương, nắm giữ hết quyền bính trong tay, hoàng gia mỗi ngày một suy yếu dần.

Truyền đến đời Hiển tông Vĩnh hoàng đế, niên hiệu Cảnh hưng (1740-1786), thì Thánh tổ Thịnh vương (Tức Trịnh Sâm, mới lên ngôi chúa) chuyên quyền cậy thế, làm oai làm phúc; vua Lê chỉ còn biết chắp tay rủ áo mà thôi.

Thịnh vương là người cứng rắn, thông minh, quyết đoán sáng suốt, trí tuệ hơn người, có đủ tài về văn lẫn võ, đã xem khắp kinh sử, biết làm văn làm thơ. Sau khi Thịnh vương lên nối ngôi chúa, từ kỷ cương trong triều đến chính trị trong nước, hết thảy đều được sửa đổi; bao nhiêu tướng giặc, đảng nghịch, đều lần lượt bị dẹp tan, Chúa có cái chí muốn làm bá chủ, nào diệt giặc Trấn Ninh, nào phá bọn Công Chất [đây là hai cuộc khởi nghĩa nông dân lớn ở thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật ở vùng Thanh-Nghệ, lấy Trấn Ninh làm căn cứ, kéo dài 32 năm (1738-1770). Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất ở vùng Sơn Nam và Tây Bắc, kéo dài 30 năm (1739-1769)], quân nhà chúa đã đến, không chỗ nào là không thắng. Lúc đó bốn phương yên ổn, kho đụn đầy đủ, chúa dần dần sinh bụng kiêu căng, xa xỉ, phi tần thị nữ kén vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thoả thích.

Một hôm, tiệp dư (Một cấp bực của vợ vua, dưới bậc phi) Trần Thị Vịnh sai nữ tỳ Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước nơi chúa ngồi. ả họ Đặng này, quê ở làng Phù Đổng, mắt phượng mày ngài, vẻ người mười phần xinh đẹp. Chúa nom thấy rất bằng lòng, bèn tư thông với ả.

Từ đó, Thị Huệ càng ngày càng được nhà chúa yêu quí, ả nói gì chúa cũng nghe và hễ có việc gì là chúa cũng bàn với ả. Rồi ả được ở chung một nơi với chúa, y như một cặp vợ chồng nhà thường dân. Xe kiệu, quần áo của ả cũng đều được sắm sửa hệt như đồ dùng của chúa.

Thị Huệ từ lúc được nhà chúa chiều chuộng, hơi có vẻ lộng hành. Hễ có chuyện gì không vừa ý, là ả xây xẩm mặt mày, rồi kêu khóc thảm thiết để làm rối lòng chúa.

Chúa có một viên ngọc dạ quang, lấy được trong khi đánh dẹp phương Nam, vẫn xâu ở trên đầu khăn làm đồ trang sức. Một hôm Thị Huệ lấy tay mân mê viên ngọc. Chúa nói:

– Nhè nhẹ tay chứ, đừng làm ngọc sây sát!

Thị Huệ bèn ném viên ngọc xuống đất mà khóc rằng:

– Làm gì cái hạt ngọc này! Chẳng qua vào Quảng Nam kiếm giả chúa hạt khác là cùng. Sao chúa nỡ trọng của khinh người như vậy?

Rồi ả tự ý bỏ ra ở cung khác, từ chối không gặp chúa nữa. Chúa phải dùng nhiều cách dỗ dành cho ả vui lòng, lúc ấy ả mới chịu làm lành với chúa.

Kịp đến khi Thị Huệ có mang, chúa liền sai người đi lễ khắp trăm thần để cầu sinh con thánh. Đến kỳ, ả sinh được một trai, vào năm Đinh Dậu, niên hiệu Cảnh hưng 38 (1777). Chúa hết sức yêu mến đứa bé, lúc đầy trăm ngày, chúa lấy tên của mình lúc nhỏ là Cán mà đặt cho nó, để tỏ ra nó cũng giống mình.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button