Lịch sử - địa lý

Góc Nhìn Sử Việt: Giọt Máu Sau Cùng

Giot mau sau cung - Phan Tran Chuc1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phan Trần Trúc

Download sách Góc Nhìn Sử Việt: Giọt Máu Sau Cùng ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH LỊCH SỬ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.

Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.

Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai tròcủa từng giai đoạn, triều đại và nhân vật – dù gây tranh cãi – tạo nên lịch sử đó.

Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay… và rất nhiều những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.

Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách Alpha – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh” – đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước.

Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy, “lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ. Đểchung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Công ty Cổ phần Sách Alpha đã triển khai dự án xuất bản mang tên Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Alpha Di sản.

Hải Đạt thiền sư

Những điếm canh của đồn Kỳ Lừa như chịu tiếng vang của trấn thành Lạng Sơn, vừa điểm trống canh một.

Động Tam Thanh với những nhũ đá lởm chởm của nó, không khác một cái miệng lớn trong có hai hàm răng rất khỏe mạnh, há to ra để đớp lấy vành trăng. Nhưng, nấp sau ngọn núi Vọng Phu, một ngọn núi nhọn hoắt như lưỡi dao chọc thẳng lên trời, chị Hằng Nga chỉ chiếu sang những tia sáng dịu dàng và trong trẻo.

Trong động, vẫn tiếng tí tách vô cùng tận của hàng ức triệu giọt nước lạnh lẽo rỏ xuống vách đá, giống như những giọt mồ hôi toát ra ở thân người. Song những giọt mồ hôi của dẫy núi non ấy có một sức mạnh không ngờ là khoét trũng thềm đá xuống mà đọng lại thành từng vũng, phản chiếu lại vành trăng, tuy còn khuyết một lưỡi liềm, nhưng ở vào giữa thu nên không hề một ly vẩn đục.

Nhờ ánh sáng trăng, một du khách có thể đọc được những bài thơ khắc vào vách đá. Những bài thơ ấy bắt đầu có từ lúc ông Ngô Ngọ Phong(1) lột những màn cây cỏ của dẫy núi non này để hiến động Tam Thanh cho khách đăng lâm. Nhưng, ngâm vịnh là bệnh truyền nhiễm của muôn đời nên sau này, dù thơ không có bài nào hay được như của Ngọ Phong mà làng thơ cũng cứ đục bừa nó lên vách đá, không khác những lốt gà giãi trên một bức danh họa.

Đá không biết nói nên đành vậy,

Để khách đăng lâm cứ đục hoài!

Phía trên động, ngay trước cửa vào, bức chân dung của Ngô Ngọ Phong tạc vào đá vẫn giương đôi con mắt bất lực mà nhìn cuộc tang thương, tuy phía trước, mấy trái núi Tượng Đầu và Vọng Phu, từ đời ông đến bây giờ, thật ra vẫn không di dịch.

Sau rốt, trong cùng hang là một con lạch nhỏ như một mạch máu, chạy suốt từ sườn núi bên này sang sườn núi bên kia. Trong lạch tối sẫm. Nhưng vào giờ này, ai là người có chí mạo hiểm để hiến thân cho động Tam Thanh mà đường vào, dù là ban ngày nữa, cũng không khác gì lối xuống địa ngục.

Tuy nhiên, giữa những tiếng tắc kè và cú thỉnh thoảng lại rúc lên một hồi để cầm canh cho rừng núi, thốt có tiếng giầy giọt lên thềm đá, từ trong hang tối đi ra. Tiếng giầy đó song hành với một ánh lửa đuốc, dần dần tới cửa hang. Người đi đầu chờ cho hai bạn cùng tới ánh trăng, liền dụi ngọn đuốc xuống một vũng nước, tiếp vất luôn cả bó đuốc vào khe đá.

ĐỌC THỬ

Hải Đạt thiền sư

Những điếm canh của đồn Kỳ Lừa như chịu tiếng vang của trấn thành Lạng Sơn, vừa điểm trống canh một.

Động Tam Thanh với những nhũ đá lởm chởm của nó, không khác một cái miệng lớn trong có hai hàm răng rất khỏe mạnh, há to ra để đớp lấy vành trăng. Nhưng, nấp sau ngọn núi Vọng Phu, một ngọn núi nhọn hoắt như lưỡi dao chọc thẳng lên trời, chị Hằng Nga chỉ chiếu sang những tia sáng dịu dàng và trong trẻo.

Trong động, vẫn tiếng tí tách vô cùng tận của hàng ức triệu giọt nước lạnh lẽo rỏ xuống vách đá, giống như những giọt mồ hôi toát ra ở thân người. Song những giọt mồ hôi của dẫy núi non ấy có một sức mạnh không ngờ là khoét trũng thềm đá xuống mà đọng lại thành từng vũng, phản chiếu lại vành trăng, tuy còn khuyết một lưỡi liềm, nhưng ở vào giữa thu nên không hề một ly vẩn đục.

Nhờ ánh sáng trăng, một du khách có thể đọc được những bài thơ khắc vào vách đá. Những bài thơ ấy bắt đầu có từ lúc ông Ngô Ngọ Phong(1) lột những màn cây cỏ của dẫy núi non này để hiến động Tam Thanh cho khách đăng lâm. Nhưng, ngâm vịnh là bệnh truyền nhiễm của muôn đời nên sau này, dù thơ không có bài nào hay được như của Ngọ Phong mà làng thơ cũng cứ đục bừa nó lên vách đá, không khác những lốt gà giãi trên một bức danh họa.

Đá không biết nói nên đành vậy,

Để khách đăng lâm cứ đục hoài!

Phía trên động, ngay trước cửa vào, bức chân dung của Ngô Ngọ Phong tạc vào đá vẫn giương đôi con mắt bất lực mà nhìn cuộc tang thương, tuy phía trước, mấy trái núi Tượng Đầu và Vọng Phu, từ đời ông đến bây giờ, thật ra vẫn không di dịch.

Sau rốt, trong cùng hang là một con lạch nhỏ như một mạch máu, chạy suốt từ sườn núi bên này sang sườn núi bên kia. Trong lạch tối sẫm. Nhưng vào giờ này, ai là người có chí mạo hiểm để hiến thân cho động Tam Thanh mà đường vào, dù là ban ngày nữa, cũng không khác gì lối xuống địa ngục.

Tuy nhiên, giữa những tiếng tắc kè và cú thỉnh thoảng lại rúc lên một hồi để cầm canh cho rừng núi, thốt có tiếng giầy giọt lên thềm đá, từ trong hang tối đi ra. Tiếng giầy đó song hành với một ánh lửa đuốc, dần dần tới cửa hang. Người đi đầu chờ cho hai bạn cùng tới ánh trăng, liền dụi ngọn đuốc xuống một vũng nước, tiếp vất luôn cả bó đuốc vào khe đá.

Sau cái công việc dễ dàng đó, ba người dắt tay nhau mà đi. Từ cửa hang xuống chân núi, con đường không lấy gì làm dài, nhưng lởm chởm đá vụn mà ánh trăng không chiếu được suốt, nên đi rất chậm chạp và ai nấy cùng phải chăm chú nhìn xuống lối đi.

Tới mặt đất rồi, ba khách bộ hành mới được khoan khoái mà thở mạnh, nhưng vẫn im thin thít như những ngọn núi vô tri mà họ bỏ ở dọc đường.

Đến ngang núi Vọng Phu, nghĩa là một ngã ba rẽ sang tay phải là Lạng Sơn, tay trái là Kỳ Lừa, thì ba người cùng đứng dừng lại.

Người đi trước nhất − một thanh niên giữa 25 và 30 tuổi, người tầm thước, ăn mặc theo kiểu sinh đồ, khăn nhiễu tam giang, áo vải xanh tay rộng, chân đi giầy vải, − chợt quay lại, chắp tay cung kính nói với hai người theo mình:

− Xin hai ngài cứ y cái kế chúng ta vừa bàn mà thi hành. Nhưng phải giữ bí mật lắm mới được, vì quân Tây Sơn chúng có tai mắt ở khắp mọi nơi. Sợ chúng dò biết thì việc lớn hỏng mất.

Người nhiều tuổi nhất trong hai người đi sau, mà coi ở chiếc khăn yến vỹ với cái áo đoạn huyền, người ta cũng biết là quan võ, liền ôn tồn đáp:

− Vũ tiên sinh cứ yên tâm.

Rồi, chỉ vào người đứng cạnh mình, cũng mặc võ phục và chạc cũng chừng ngoại tứ tuần, nói tiếp:

− Quan Nguyễn Đô Úy đây với tôi cùng làm quan ở nơi phiên trấn, hằng ngày phải đối phó với những việc quan trọng, nên cẩn thận đã quen. Tiên sinh không lo điều ấy.

Người mà bạn gọi là Nguyễn Đô Úy tán thành câu nói trên bằng một cái gật đầu, rồi co2 bạn đi về phía Kỳ Lừa, vì thiếu niên đi trước đã vái chào mà rẽ sang con đường về trấn Lạng. Nhưng mới đi được mươi bước, trong óc chợt nẩy ra một ý nghĩ, vội gọi:

− Này tiên sinh! Vị hòa thượng ấy, ban nẫy tiên sinh nói là gì ấy nhỉ?

Thiếu niên sợ đứng xa mà trả lời thì có người nghe biết chăng, nên rảo bước quay trở lại chỗ hai người, có ý hơi trách, nói:

− Các ngài nhiều việc nên chóng quên quá. Vị hòa thượng đó pháp hiệu “Hải Đạt thiền sư”, đi chu du khắp mọi nơi, nhưng hiện nay dừng gót ở chùa Tam Giáo.

Tiếp lại hỏi:

− Còn việc làm chay nữa. Các ngài chớ quên đấy nhé!

Nguyễn Đô Úy hiểu rằng câu nói đó hơi có ý mỉa mai tính đãng trí của mình, nên mỉm cười, trả lời:

− Việc lớn như thế, quên sao được, làm chay tại nhà quan Hà Chỉ huy sứ và làm vào ngày rằm tháng tám. Hôm ấy, chỉ cầu tiên sinh nhớ mà đến cho.

Thiếu niên giả như không nghe thấy câu dặn dò khí thừa thãi đó, lại kính cẩn chắp tay chào và quay về con đường cũ, bỏ lại phía sau, hai người bạn đã khuất vào những lũy cây xanh, lên Kỳ Lừa.

Kỳ Lừa cũng như hầu hết các thị trấn ở giáp biên giới nước Tầu, giống hệt mấy con chim ăn đêm, chỉ hoạt động về buổi tối. Ngày thường, ngoài sáu ngày phiên chợ trong một tháng, là buổi gặp gỡ của những người rất phức tạp như Tầu, An Nam, Nùng, Thổ để buôn bán, ăn uống và nhất là trao đổi với nhau những câu tình tứ mộc mạc là một đặc điểm của dân thượng du, ngoài sáu ngày ấy ra thì Kỳ Lừa không khác một con cú hay con vọ ngủ lịm đi cả ngày, nhưng đêm đến thì vùng thức dậy, để vớt vát lấy những cuộc hoan lạc mà ban ngày không ai tưởng đến.

Những cuộc hoan lạc của Kỳ Lừa, không nhớ đã mấy thế kỷ nay, vẫn không thay đổi. Vì nó chỉ ở trong mấy sòng đố chữ và phán thán mà kẻ đứng chủ trương là mấy chú khách Quảng Đông. Rồi đến những món phụ tùng của sòng bạc là rạp hát và hiệu cao lâu. Chúng tôi nói phụ tùng, vì nếu không có sòng bạc thì khi nào có rạp hát và hiệu cao lâu. Hay nói ngược lại là rạp hát chỉ mở ra để chiêu khách cho sòng bạc, và cao lâu để tăng thêm cái nhuệ khí cho những dạ dầy được bạc và an ủi cho những dạ dầy thua bạc.

Kỳ Lừa, trong những buổi tối ồn ào như vậy − ồn ào vì tiếng sát phạt của các con bạc, tiếng băm giòn giã của các hiệu cao lâu và tiếng hò hét của các ông tướng tuồng tầu − ở một Kỳ Lừa say sưa và ầm ĩ như vậy thì ai có để ý gì đến một đám chay, tuy là đám chay khá lớn, thiết tại dinh quan Hà Chỉ huy sứ ở xóm Linh Phai, cái tên tuy là “An Nam hoá” nhưng vẫn chưa hết tính cách lai Thổ.

Họ Hà là một tù trưởng hào phú và có thế lực lớn ở miền Lạng Sơn. Cha Hà Quốc Kỳ − người mà các bạn đã gặp trong động Tam Thanh − được phong đến tước Quận công và chính Quốc Kỳ cũng làm đến Chỉ huy sứ, được quyền thống trị một đội quân lớn để mưu sự trị an ở nơi biên khổn. Trong đám chay, số quân lính cắt nhau phục dịch có hàng hai, ba trăm người và từ sáng sớm hôm rằm tháng tám, các sư lần lượt chạy đàn và tụng kinh không lúc nào ngớt.

Sang giờ Tý, thừa huệ đức Như Lai Phật tổ, khi mọi người đã thụ trai để đền lại sự khó nhọc thì tăng đồ cũng như bọn quân lính, bị con ma ngủ quyến dỗ nên mỗi người vội tìm một chỗ để nghỉ tạm, chờ đến khi được vĩnh viễn siêu thăng.

Tiếng thanh la và não bạt im hẳn. Trên đàn chay chỉ còn ánh sáng lờ mờ của vài ngọn đèn dầu sở, xen lẫn với những luồng khói hương bốc lên xà nhà một cách lạnh lùng và uể oải.

Tuy nhiên, ở trước Phật đài, vẫn có một vị hòa thượng chắp tay ngồi nhập định, không hề rời ra một phút nào. Vị hòa thượng này chừng ngoại tứ tuần, nhưng hai vết răn ở hai bên mép đã lũm sâu xuống, tỏ ra là người đã từng chịu nhiều nỗi phong trần. Và không kể mấy nếp răn khác ở trên trán và nhiều sợi tóc hoa râm là những vật nó biểu lộ một khối óc phải lo nghĩ quá nhiều, thì toàn thân hòa thượng có cái cốt cách phong lưu và đài các vô cùng. Vì trán rộng và hai bên thái dương rất nở. Chiếc mũi hơi to. Dưới cùng là một cái cằm vuông và mạnh mẽ đỡ lấy một cái miệng viền bằng cặp môi hơi dầy, trên có in vẻ lạnh lùng và chế giễu.

Hòa thượng nhắm mắt nhập định đã hơn một trống canh: linh hồn hình như đương phiêu diêu trên cõi Nát bàn nên không nghe biết gì hết về những việc chung quanh mình và ngoại giới.

Chợt có tên lính Thổ từ trong nhà đi ra, rón rén đến gần hòa thượng, sẽ gọi:

− Bạch hòa thượng!

Vị sư vẫn không nhúc nhích, nên tên lính lại gọi to hơn:

− Bạch hòa thượng! Bạch hòa thượng!

Đến tiếng thứ ba, hòa thượng mới mở hé đôi con mắt ra, đôi con mắt có tính cách trái hẳn với cái dung mạo hiền lành của hòa thượng lúc này, vì nó sáng như hai vì sao và có ẩn vẻ thâm trầm và nghiêm nghị.

Hòa thượng đưa mắt nhìn tên lính, có ý hỏi là hắn muốn gì? Tên lính cung kính thưa:

− Quan Chỉ huy sứ chúng tôi cho mời hòa thượng vào nhà trong, có việc riêng muốn thưa chuyện.

Sau một phút do dự, Hải Đạt thiền sư − tên vị hòa thượng − ung dung đứng dậy, theo tên lính, bước vào nhà trong. Nhưng khi bước qua ngưỡng cửa rồi, hòa thượng chợt ngập ngừng, vì dưới ngọn bạch lạp, đã đứng chờ sẵn, không phải một mà là ba người. Cả ba cùng khẩn khoản mời hòa thượng lên chiếu trên, rồi phục xuống đất mà lậy luôn năm lậy.

Hòa thượng tỏ vẻ kinh ngạc, vội vàng đứng lánh ra một bên để không phải nhận lễ, nói:

− Ô hay! Bần tăng có tài đức gì mà các quý nhân lại lậy lục làm vậy. Có đâu bần tăng dám nhận!

Người trẻ nhất trong ba người cung kính thưa:

− Khải Chúa thượng, tôi là Vũ Kiên, quê ở Kinh Bắc và hai bạn tôi đây là Hà Quốc Kỳ và Nguyễn Khắc Lâm, toàn là những tôi tớ trung thành của nhà chúa cả. Chúng tôi chỉ cầu được gặp Chúa thượng mà mưu việc tôn phù. Xin Chúa thượng chứng quả cho tấm lòng trung nghĩa của chúng tôi.

Hòa thượng chưa kịp đáp thì Hà Quốc Kỳ đã tiến lên, nói:

− Chúng tôi ở đây kế thế làm phên giậu cho nhà chúa, vốn vẫn hâm mộ uy đức của triều đình. Nhưng chỉ được nghe nói vua Lê, chúa Trịnh mà không bao giờ được thấy tôn nhan. Nay trong nước có loạn nên xa giá mới tới chốn này. Tuy là việc đau lòng, song cũng là một dịp để bọn trung thần, nghĩa sĩ được thi thố cái tài hèn mọn của mình mà bồi đắp lại vương nghiệp. Chúng tôi rước chúa về Đoàn Thành này là mong xướng nghĩa lên để mưu việc khôi phục. Nếu nhờ phúc của liệt thánh mà việc thành được thì kẻ man tù này cũng được cái vinh hạnh đứng vào cuối bực Vân đài. Như vậy là chúng tôi thỏa lòng lắm.

Hải Đạt thiền sư chắp tay vào trước ngực, nhắm mắt, thong thả đáp:

− Bần tăng đã nương nhờ cửa Phật, có đâu dám nghĩ đến việc đời. Các ông không nên nhận lầm. Giữa lúc đêm khuya vắng vẻ này, nói chi những chuyện buồn rầu như vậy? Thiên hạ ai vua, ai chúa, đã có mệnh trời. Bần tăng chỉ biết có một bình cam lộ, một bát nước công đức mà nhờ cửa sa môn, làm bầy tôi đức Như Lai Phật tổ. Ngoài ra không biết việc gì khác nữa.

Câu nói của hòa thượng như một gáo nước lạnh giội vào gáy ba người. Vì sự thất vọng hiện ra nước da tái nhợt của Vũ Kiên mà ai nấy đều bắt đầu ngờ vực rằng chỗ quan sát của mình không đúng sự thực. Nhưng cố lấy lại can đảm, Vũ Kiên bạo dạn nói:

− Tôi tuy chưa được chầu gần trong phủ chúa, nhưng trước kia du học ở kinh thành, tôi đã có lần được thấy uy nhan nên quyết rằng không thể nhận lầm được. Người trong nước hiện thời, ai cũng còn mến uy đức của họ Trịnh; xin Chúa thượng chớ nên dứt tình. Tôi nghe nghiệp đế vương bao giờ cũng phải khó nhọc mới thành, chứ không khi nào lại cứ ngồi yên mà được. Cho nên, khi lập được đế nghiệp thì vua Quang Vũ râu tóc đã bạc trắng và ông Lưu Bị thịt vế3 cũng gầy mòn. Trước kia, chúa thua ở đất Quế Ổ và Bái Hạ chẳng qua cũng chỉ đến như Cao Tổ thua ở sông Chuy Thủy, Quang Vũ thua ở sông Ô Đà. Nếu cứ kiên gan thì tự khắc nên được việc lớn. Từ cổ đến giờ, tôi chưa thấy ai đã đường hoàng làm một vị vương giả mà lại chịu đội lốt thầy tu, ngồi yên một chỗ bao giờ.

Vũ Kiên đã khéo dùng những tấm gương kiên nhẫn của người Tầu mà gãi vào tấm lòng tự ái của người nghe, nên khi chàng dứt lời thì vẻ mặt thản nhiên của Hải Đạt thiền sư cũng dịu dần.

Được cái kết quả đầu tiên đó khuyến khích, chàng lại hăng hái nói tiếp:

− Đành rằng Chúa thượng có thể không màng gì đến phú quý nữa mà đem thân gửi vào cửa Phật. Nhưng còn mười triệu sinh linh, trong hơn hai trăm năm nay vẫn trông nhờ vào sự che chở của họ Trịnh? Còn những lăng miếu mà Chúa thượng có chức trách phải thờ phụng và duy trì? Những vật ấy cố nhiên không bao giờ để cho Chúa thượng yên tâm mà gõ mõ, tụng kinh. Ngọn lửa lòng, dù Chúa thượng rưới bằng giọt nước cành dương, cũng không bao giờ dập tắt. Chỉ sợ sau này ngoảnh cổ lại thì cơ hội đã không còn nữa.

Đến đây, Hải Đạt thiền sư bị lời nói của Vũ Kiên cảm xúc quá mạnh, hai giọt nước mắt ròng xuống hai gò má mà máu ở quả tim dồn dập lên đã biến thành hung đỏ. Thiền sư bùi ngùi nói:

− Ngảnh lại trông nơi cung miếu, thấy hoang vu tàn phá, ta nào phải là gỗ đá mà không đau lòng. Nhưng sức ta đã kiệt, tự biết là không chống nổi được với trời, nên đành ẩn nhẫn cho qua kiếp sống thừa. Lòng ta thật không dám nghĩ đến việc lớn nữa, sợ lại gây ra núi xương, sông máu, mà rút cuộc, chẳng làm nên trò trống gì cả.

Những lời nói trên này, đối với Hải Đạt thiền sư, chỉ bao hàm ý tưởng hỷ xả và nhân đạo, phát ra ở tấm lòng hiếu sinh của kẻ tu hành. Nhưng trái lại, với bọn Vũ Kiên, nó không khỏi có tính cách là một đóa hoa chiến thắng mà họ đã giựt được trong cuộc tranh luận tuy êm đềm, nhưng phải cần rất khôn khéo với Hải Đạt thiền sư.

Vì cái dụng ý của họ lúc này là gì? Phải chăng là lật cái vỏ ngoài của Hải Đạt thiền sư mà tìm lấy chân tướng của Yến Đô vương Trịnh Bồng.

Dụng ý ấy, quả ba người đã đạt tới, vì câu trả lời của hòa thượng là một tờ khẩu cung rất dài, không còn làm cho họ phải ngờ vực gì nữa.

Nhưng tại sao Yến Đô vương, người có uy quyền nhất ở Bắc Hà, lại đeo cái tên Hải Đạt thiền sư? Tại sao vương phải chui vào lốt thầy chùa để giấu kín tung tích của mình? Và sau rốt, tại sao một người có quyền sinh sát trên mười triệu người, lại lưu lạc lên chỗ núi non hẻo lánh này? Đó là một đoạn sử đau đớn của dân tộc Việt Nam về cuối thế kỷ XVIII mà chúng tôi xin tóm tắt lại để hiến những bạn nào ít đọc Nam sử.

Về trung gian thế kỷ4 XVIII, họ Trịnh cũng như nhà Lê, đã hoàn toàn suy bại. Quân Tam phủ − một hạng lính mộ riêng ở Thanh Nghệ, xưa nay vẫn được vua chúa tin dùng − cậy có công tôn phù, mỗi ngày một thêm kiêu lộng. Chúng không coi luật pháp là gì cả, tự ý giết các quan đại thần làm trái ý chúng và uy hiếp cả nhà chúa lẫn nhà vua. Một kẻ môn khách của Hoàng Tố Lý − người bị lính Tam phủ giết chết − là Nguyễn Hữu Chỉnh chạy vào Quảng Nam, lấy danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh, đưa quân Tây Sơn ra đánh lấy Bắc Hà. Đoan Nam vương Trịnh Khải thua trận, bị bắt, không chịu nhục, khoét rốn mà tự sát. Họ Trịnh mà mấy đời phải chịu khó nhọc mới gây nên vương nghiệp, đến đây ai cũng tưởng là đến bước cuối cùng.

Nhưng chỉ trong khoảng vài tháng, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ lại kéo quân về Thuận Hóa mà trả nước lại cho vua Lê. Những quyền thần bấy lâu phải nín hơi trước cái tài bách chiến của Bắc Bình vương (Nguyễn Huệ) như đàn cáo chết khiếp vì cái oai con hùm, nhất đán lại chồm cả lên. Thoạt đầu, Trịnh Lệ là chú ruột Đoan Nam vương mang quân về tranh lấy kinh thành, định kế tiếp vương nghiệp của ông cha. Nhưng Lệ chưa yên chỗ thì anh họ là Trịnh Bồng(5) đã từ Chương Đức về, đòi quyền kế tập, Lệ và Bồng quyết sự phải trái bằng một trận tử chiến ở ngoài thành Thăng Long.

Kết quả: Lệ thua, phải chạy trốn, rồi chết ở trong dân gian.

Bồng thắng trận, được vua Lê (Chiêu Thống) thừa nhận quyền kế tập, nhưng chỉ phong đến tước Quốc công và không cho về ở phủ cũ để tránh cái tệ lại ức chế nhà vua như khi trước.

Trịnh Bồng, một người có đức độ và biết trọng lễ vua tôi, có lẽ cũng vui lòng nhận sự thiệt thòi đó. Song bọn thủ hạ sợ rằng chủ mình không giựt được chính quyền thì mình vị tất đã có lợi lộc gì nên thúc giục Trịnh Bồng cố đòi cho được lấy tước Vương. Bồng bất đắc dĩ phải nghe theo. Vua Lê lại bất đắc dĩ phải phong cho Bồng làm Yến Đô vương. Nhưng mối ác cảm giữa vua và chúa đã nẩy ra từ đó. Mối ác cảm ấy có lẽ cũng không trở nên cay độc lắm, nếu vài kẻ quyền thần là Dương Trọng Tế và Đinh Tích Nhưỡng không bênh chúa ra mặt và khinh miệt vua Lê.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button