Lịch sử - địa lý

Góc Nhìn Sử Việt: Giai Thoại Và Sấm Ký Trạng Trình

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phạm Đan Quế

Download sách Góc Nhìn Sử Việt: Giai Thoại Và Sấm Ký Trạng Trình ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

(Trong lần đầu xuất bản năm 1992)

Nhiều người trong chúng ta từ khi còn nhỏ đã được nghe những lời đồn đại về Sấm Trạng Trình với một vẻ đầy huyền bí cao siêu. Vậy Sấm Trạng Trình là gì? Từ những năm 30 của thế kỷ này, câu chuyện sấm bắt đầu rộ lên sau cuộc khởi nghĩa bất thành do nhà cách mạng Nguyễn Thái Học lãnh đạo với những câu:

Tan tác KIẾN kiều AN đất nước

Xác xơ CỔ thụ sạch AM mây

LÂM giang nổi nóng sóng mù THAO cát

HƯNG địa tràn dâng HÓA nước đầy…

mà người ta cho là có gắn với những nơi xảy ra cuộc khởi nghĩa[1].

Sau cuộc Đại chiến thế giới thứ hai thì nói đến đoạn:

Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh

Can qua xứ xứ khổ đao binh

Mã đề dương cước anh hùng tận.

Thân Dậu niên lai kiến thái bình.

Năm 1945, hai triệu đồng bào ta chết đói rồi Cách mạng Tháng Tám thành công lại thấy lan truyền hai câu:

Mười phần chết bẩy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình.

Vậy trong những câu gọi là Sấm Trạng Trình thì đâu là sự thực? Có đúng là của Trạng viết ra không?…

Về nhà thơ có nhiều đóng góp trong việc xây dựng nền văn thơ chữ Nôm của ta hồi thế kỷ thứ 16, nhiều tài liệu, sách vở đã được biên soạn. Tuy nhiên không chỉ vì đã đỗ Trạng Nguyên lại được phong tước Trình Tuyền hầu, Lại Bộ Thượng thư… mà cụ được nhân dân ta yêu mến gọi là Trạng Trình. Cái tên gọi với hàm ý sâu xa đầy kính phục đó còn là do những lời đoán định tiên tri, đặc sắc của cụ trong cuộc sống thường nhật cũng như thời cuộc lúc bấy giờ. Về phương diện này chúng ta đã bỏ qua một thời gian khá dài thiếu quan tâm nghiên cứu đúng mức. Theo chỗ chúng tôi biết thì từ năm 1954 đến nay chưa có một cuốn sách riêng về sấm Trạng. Vào dịp kỷ niệm 400 năm ngày sinh và 500 năm ngày mất của Trạng Trình, mới có một số bài nghiên cứu cùng những báo cáo khoa học về vấn đề này.

Với sự hiểu biết còn rất hạn hẹp, chúng tôi đã cố gắng sưu tập và trình bày vấn đề dưới một cái nhìn tạm gọi là khoa học để có thể phần nào giải đáp những thắc mắc đang còn tồn tại.

Thiết nghĩ có lẽ cứ trình bày toàn bộ vấn đề với mọi khía cạnh cùng những nhận định tạm chấp nhận được còn hơn để nó tồn tại một cách lờ mờ, bí ẩn đến trở thành khó hiểu và một sự lảng tránh như vậy càng khiến người ta đặt thêm dấu hỏi. Đó chính là lý do ra đời của cuốn sách này, chúng tôi cũng xin cố gắng trình bày vấn đề một cách tương đối khách quan giúp bạn đọc tham khảo. Kính mong quí vị độc giả thông cảm và bổ khuyết cho.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1 tháng 1 năm 1992

PHẠM ĐAN QUẾ

[1] Xem hai bài báo Phụ Nữ Tân Văn ở mục III, phần TƯ LIỆU.

CÙNG BẠN ĐỌC

Quyển Giai thoại và sấm ký Trạng Trình xuất bản lần đầu từ 1992 đến nay đã hàng chục năm trôi qua. Từ đấy, nhà tiên tri hàng đầu Trạng Trình đã được một số nhà nghiên cứu viết thêm nhiều tài liệu mà về sách thì có:

Trạng Trình sấm và ký của Nguyễn Nghiệp, NXB Văn Hóa Thông Tin 1996.

Sấm Trạng Trình của Đỗ Ngọc Minh, NXB Thanh Hóa 2002.

Thái Ất dị giản lục của Lê Quý Đôn (Đặng Đức Lương dịch) – NXB Văn Hóa Thông Tin 1997.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng cùng Nhà xuất bản Hải Phòng có cho ấn hành một số quyển sau đây :

Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – UBND xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng – Nhà xuất bản Hải Phòng 2001.

Sấm ký Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lương Cao Rính sưu tầm – UBND xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng – Nhà xuất bản Hải Phòng, 2002

Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm – UBND xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng – Nhà xuất bản Hải Phòng.

Giai thoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lương Cao Rính sưu tầm – Nhà xuất bản Hải Phòng 2002…

Đặc biệt gần đây là quyển Thái Ất thần kinh do Thái Quang Việt dịch từ bộ Huyền phạm tiết yếu. Theo lời giới thiệu thì sách được soạn từ ba bộ Thái Ất:

  1. Thái Ất số thống tông đại toàn do Nhà Chân Thiện Mỹ – Đài Bắc xuất bản năm 1965. Tựa cẩn đề do ông Nam Hoài, đề tổng tự là ông Lý Tự Minh đời Càn Long.
  2. Thái Ất thống tông bửu giám gồm 20 quyển chép tay đề năm Quý Mão, đời Đại Nguyên Đại Đức năm thứ bảy (tức là năm 1301 dương lịch). Bài tựa là của Sơn Quán Lão Nhân do cụ Trần Trọng Đạt để lại.
  3. Huyền phạm tiết yếu do cư sĩ Nguyễn Am Bạch Vân – tức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – soạn, Đông Dã Tiều Phạm Đình Hổ soạn lại thành thơ lục bát chữ Hán âm Việt, gồm 5 cuốn.

Ngoài ra còn một số bài viết khác nữa.

Trong lần tái bản này, nói chung, chúng tôi vẫn giữ nguyên nội dung sách như trong lần đầu, có bổ sung thêm mấy phần sau đây:

+ Trong PHẦN THỨ BA, Sấm Trạng Trình (bản B), lần này chúng tôi bổ sung thêm cho đủ toàn bộ 487 câu trong bản của cư sĩ Minh Điền để quý vị độc giả có tư liệu tham khảo.

+ Trong PHẦN TƯ LIỆU, chúng tôi đưa thêm 2 mục:

Mục I là: Về quyển Thái Ất Thần kinh do Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn mới được xuất bản.

Mục III. Tư liệu trên báo chí có ba bài:

– Hai bài báo về Sấm Trạng Trình trên “Phụ nữ Tân văn” năm 1930

– Làng Cổ Am – Hải Phòng bài báo của Bão Vũ đăng trên Tuần báo Văn Nghệ năm 2002.

Trong PHẦN PHỤ LỤC, ngoài bài Trạng Trình phương Tây: Nostradamus, có giới thiệu thêm Bài bia quán Trung Tân, Văn tế Tuyết Giang Phu Tử, Giai thoại về Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, học trò và theo một số tài liệu cũng là người em cùng mẹ khác cha với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cùng với hai bài báo của chúng tôi có liên quan đến lĩnh vực tâm linh hay dự báo để làm tài liệu tham khảo:

– Nhà nữ tử vi đầu tiên của Việt Nam: Huệ Túc phu nhân

– Đề Thám đòi gươm, một câu chuyện mang tính chất tâm linh xảy ra đầu thế kỷ XX với học giả Nguyễn Văn Tố tại Viễn Đông Bác Cổ học viện.

Sấm ký cũng như những vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực rất đặc biệt có thể được coi là duy tâm nên thật khó tin, vì vậy ở đây chúng tôi chỉ xin cung cấp một số tư liệu mang tính chất tham khảo. Mong quí vị độc giả thông cảm và góp ý bổ sung.

Ngày 10 tháng 1 năm 2005

PHẠM ĐAN QUẾ

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button