Lịch sử - địa lý

Gia Định Thành Thông Chí

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Trịnh Hoài Đức

Download sách Gia Định Thành Thông Chí ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giữa vũ trụ, khí Khinh-thanh nổi lên trời, chất trọng-trọc ngưng dưới đất. Từ đời Bàn-cổ khai phá khi chất hỗn-độn mà thoát ra, từ đó vật loại mới hóa sanh ra nhiều. Những khu đất ở giữa rộng lớn thì gọi là trung-châu, còn bốn phía đông tây nam bắc đều tùy các chỗ mà gọi danh hiệu, chứ khi đầu chưa có hoạch định cương giới từng nơi nào cả. Kịp khi khí-vận lần mở, nhân dân lần đông, khi ấy vua Hoàng-đế (2697-2596 trước Dương-lịch) vạch ra khu vực, vua Thần-vũ (đời Hạ 2205-2198 tr. D.L.) chia ra làm 9 châu, có sách vở tương truyền. Nhưng ở Trung-quốc chỉ biết có 9 châu mà thôi, chứ sự thực thì ngoài 9 châu ấy ra lại có 9 châu nữa, cũng như ngoài bốn biển còn có 4 biển nữa. Như sách nhà Phật có nói: “4 Đại-bộ-châu” vậy thì những nước biết ăn gạo lúa mặc tơ lụa, chẳng biết còn có bao nhiêu nước nữa, chỉ vì sách xưa thiếu sót đó thôi.

[1b] Như vậy thì sơn hà nhân vật có phải ngày nay mới khai sinh ra đâu ? Như người Tây-dương bảo có “tân-thế giới” là cuộc theo cái kiến thức hạ-trùng[1] tỉnh-oa[2] tất nhiên không được hiệp lý vậy.

Do đó mà ta nhận thấy từ khi ngao-cực (trụ cá ngao)[3] đã lập, hồng-trảo[4] (móng chim hồng) đã phân, trời đất mở ở hội Tý, thì Gia-định cũng đồng thời mở từ khi ấy, đất mở ở hội Sửu, thì Gia-định cũng đồng thời mở từ khi ấy, người sinh ở hội Dần, thì người Gia-định cũng đồng thời sinh từ khi ấy, không phải trong ấy có chỗ riêng sinh riêng dưỡng riêng che riêng chở gì. Còn những cương thường, thân thể, ẩm thực, ngôn động, thì người thuở ấy bẩm thụ thiên tánh cũng như những người đời nay; hoặc có khác là chỉ khác sự ăn mặc vật dụng, xưng hô danh mục, do theo sự tập thượng của người, tùy theo thế đại Văn-minh hay chất phác mà biến chuyển đó thôi; ấy là lý tất nhiên vậy.

Nhưng thật ra, những người trong thời đại ấy [2a] ngày thường không biết sẽ làm việc gì ? Lúc đi cũng không biết sẽ đi đến đâu ? Cả đời già chết không qua lại nhau, lại ở khoảng giữa trời đất minh mông rộng lớn, núi sông cách trở, hiểm yếu, mà kiến thức của con người thì có hạn, ví như dừng chân đứng nơi bờ biển, phóng tầm con mắt trông ra ngoài khơi, chỉ thấy lai láng mờ mịt, mặt nước sát với chân trời, không tiến được nữa, bèn chỉ chỗ mình trông thấy nhận cho là chỗ trời đất tận cùng, như vậy đâu phải là lời nói đã do sự thấy biết một cách chắc chắn rõ ràng.

Vậy cho nên đời vua Thần-nông địa giới phía nam đến Giao-chỉ, đời vua Hoàng-đế phía nam đến sông Giang, đời Ngu-thuấn Hy-thúc trắc nghiệm khí hậu cũng chỉ đi đến Nam-giao; đời Hạ-vũ tuần hành phía nam, hội chư-hầu cũng tại Đồ-sơn (huyện Thọ-xuân tỉnh An-huy), ấy là cứ theo chỗ thanh giáo phổ cập và dấu chân đi đến mà biên chép theo sách vở đó thôi. Còn ngoài ra thế nào, phải đợi người đời sau, chứ chưa có thể cứu xét đến cùng. Vậy thì Gia-định của nước ta [2b] không biên vào sử sách của Tàu cũng vì lẽ ấy. Nếu không phải như vậy, thì sao đối với một khu vực vĩ đại cách tỉnh Hà-nam của Trung-quốc là nơi Kinh-đô của các vị đế vương ngày xưa, chỉ có 13.189 dặm, vả lại đất ấy liên tiếp cùng nhau nằm trong bốn biển, các nước đều đã giao thông, không phải sánh như nước ở hẻo lánh xa xôi; mà từ kỷ-nguyên Giáp-thìn (2597 trước Tây lịch) đời Đế-Nghiêu đến năm Nhâm-tuất (1802) niên hiệu Gia-khánh đời Thanh, trải qua 4164 năm mà sách sử Trung-hoa không từng nói đến, mãi cho đến năm nước ta bắt đầu sang cống hiến, thì tên Nông-nại (Gia-định, tục danh là Đồng-nai, người Thanh gọi là Nông-nại) mới thấy bày rõ ở nơi sử-quán, ấy là một điểm lớn mà sách xưa còn thuyết lược vậy.

Lại cử một tỷ lệ nữa mà nói: như phía bắc Trung-hoa có Mãn-châu, Mông-cổ, phía tây có Tây-dương Thổ-lỗ [3a], phía đông có Lưu-cầu, Lữ-tống, các nước ấy đất rộng lớn có đến hơn vạn dặm, đất nước nhỏ cũng không dưới vài ngàn dặm, đều có nước phụ dung thuộc quốc la liệt như sao đăng, đời sau sử sách luôn luôn bày tỏ trước tai mắt người, vậy đâu nên vịn lấy cớ sách xưa không chép danh hiệu mà gác bỏ ra ngoài, chứ không kể đến hay sao ? Như vậy là sự học vấn của bọn thư-sinh theo những kiều-ngôn[5] truyền thuyết vào lai, chứ không phải là lối học hỏi in sâu vào lòng.

Nhưng thời đại khác nhau, sự nghiệp đều khác, chính-sách kiết-thẳng[6] không ghi nhớ được xa, chỉ nhớ việc cận liền, cứ theo ngôn-luận, chứ không có sáng tác sử sách nên không lấy làm lạ gì sách Ngoại-kỷ của Lưu-đạo-Nguyên lượm lặt nhiều việc kỳ quái vậy. Nay chỉ lựa lấy điều nào trọng yếu xác thật có khảo chứng để biên chép, vậy là chẳng những lý đương nhiên, mà cũng là cái thể bất đắc bất nhiên vậy.

[3b] Gia-định ngày xưa nguyên đất của Thủy-chân-Lạp (tức nay là nước Cao-miên, có biệt danh Lục-chân-Lạp và Thủy-chân-Lạp), đất ruộng phì nhiêu có địa lợi sông biển cả muối và lúa đậu rất nhiều. Các Tiên-hoàng-đế triều ta (tức triều Nguyễn) chưa rảnh mưu tính việc ở xa nên phải tạm để đất ấy cho Cao-miên ở, nối đời làm phiên-thuộc ở miền nam, cống hiến luôn luôn. Đến đời vua Thái-tông Hiếu-triết hoàng-đế năm thứ 11 Mậu-tuất (1658) tháng 9 (tức Lê-thần-Tông hiệu Vĩnh-thọ nguyên-niên, Thanh Thuân-trị năm thứ 14), Vua nước Cao-miên là Năc-ong-Chân phạm biên-cảnh ( Ghi chú: người Cao-miên không có họ, những con cháu nhà vua đều xưng là Nặc-ong, còn chữ Chân là tên người, mà mạng danh thì lấy chữ tốt đẹp, tuy ông cháu cũng đồng tên mà không kiêng cữ. Nước ta có gởi văn-thơ xuống cho nước ấy, thì xưng là ” Cao-miên quốc-vương Nặc-ong (Mỗ )”… là lấy cái tên của con vua nước ấy mới được phong mà gọi. Còn như Vương-tước nước ấy tự-xưng thì có 11, 12 chữ đến 23, 24 chữ, tùy ý dùng chữ tốt đẹp chứ không định lệ). Khâm mạng Trấn-biên-dinh ( Ghi chú: khi đầu khai thác, phàm những chỗ đầu biên-giới gọi tên là Trấn-biên . Xét Trấn-biên đây, tức là trấn Phú-yên ngày nay), Phó-tướng Yến-vũ-Hầu, [4a] Tham mưu Minh-lộc-Hầu, và Tiên-phong Cai-đội Xuân-thắng-Hầu đem 3 ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mỗi-xuy (hay Mô-xoài) nước Cao-Miên, đánh phá kinh thành và bắt được vua nước ấy là Nặc-ong-Chấn giải về hành-tại dinh Quảng-bình. Vua dụ cho tha tội, và phong Nặc-ong-Chấn làm Cao-miên quốc-vương, cho được giữ đạo phiên-thần của Việt-nam, lo bề cống-hiến, không được xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương, và khiến quan binh hộ tống về nước.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button