Lịch sử - địa lý

Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                   Download

Định dạng MOBI                   Download

Định dạng PDF                      Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đường Bác Hồ đi cứu nước là một tập hợp các câu chuyện về con đường Bác Hồ đi cứu nước từ khi rời bến cảng nhà rồng cho đến lúc Bác về với cây đa Tân Trào. Đến với cuốn sách bạn sẽ thấy những ngày gian khổ của Bác và các đồng chí của mình khi tìm lối thoát cho dân tộc khỏi bị áp bức. Các câu chuyện được trình bày dung dị nhưng toát lên được tinh thần của vị cha già dân tộc.

Một cuốn sách lịch sử nhưng không hề khô khan, bạn sẽ phải phì cười khi biết Bác và các đồng đội của mình tìm được một chỗ ẩn náu lý tưởng trong màn sương nhưng đến khi sương tan mới biết mình đang ở giữa cánh đồng lớn. Và còn rất nhiều những cậu chuyện khác không kém phần thú vị khác chờ đón bạn khám phá.

“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Trích: “Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn Bí thư thứ nhất, đọc tại lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch”.

“Bình sinh Hồ Chủ tịch là người rất giản dị, lão thực, vĩ nhân thật vĩ nhân bao giờ cũng giản dị lão thực. Đã cầu kỳ là thiếu bản lĩnh, cố làm trò để đánh lừa thiên hạ và hậu thế. Vua Nghiêu, vua Thuấn, Chúa Giê-du là những người giản dị, lão thực. Ông Lê-nin, ông Tôn Văn, thánh Găng-đi cũng là người giản dị lão thực. Bậc đại khoa hoặc đại văn hào cũng vậy. Trái lại Hít-le là một kẻ gian hung. Còn bên cạnh Hít-le, Mút-xô-li-ni chỉ là một thằng hề.

Xem một đôi bức ảnh Hồ Chủ tịch, có người nói mắt Người có hai con ngươi, và tin rằng vì chỗ đó, Người là một ông thánh. Làm gì có chuyện hoang đường như thế! Mắt Hồ Chủ tịch cũng như mắt mọi người sáng hơn mắt mọi người nhiều lắm đã đành, nhưng sáng hơn vì Người biết nhìn, nên nhìn thấy những cái mọi người không nhìn thấy; hiện tại, tương lai, cái nhỏ, cái to.

Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy, phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao, vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Tràng Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Lối ăn ở của Hồ Chủ tịch giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người sống chung với anh em trong một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt nhất nhất như anh em. Có những lúc vì gạo thiếu hay khí hậu nặng, cần ăn ít một chút Người cũng vui vẻ chịu đựng cùng anh em. Kể ra Người có chỗ được biệt đãi: Đó là bát nước cơm mà anh Lộc, đồng chí cấp dưỡng lành nghề và thân mến của chúng tôi lúc ấy, bao giờ cũng để dành riêng cho Người từ biên giới Cao Bằng cho đến Tân Trào, trước khi về Hà Nội. Ở Hà Nội Chủ tịch Chính phủ có phòng làm việc, phòng tiếp khách, nhiều khi chủ tọa những bữa tiệc long trọng, nhưng bình thường ngày hai bữa, Chủ tịch chính phủ cùng nhân viên đều ăn chung. Nhiều lần, vì đến quá trễ, thức ăn không còn gì Hồ Chủ tịch vẫn vui cười ăn đủ mấy bát cơm thường lệ.

Người vẫn thích đi bộ, tắm sông, hút thuốc lá và thỉnh thoảng uống một ly rượu thuốc trong bữa cơm. Trước đây, Người đi bộ một ngày 50 cây số là thường và có thể đi như thế ngày nọ qua ngày kia. Lúc ở Côn Minh, sáng nào Người cũng đi bộ một vòng quanh thành phố. Ở Liễu Châu, mùa đông, một hôm tướng Trương Phát Khuê đi ngựa dạo buổi sớm gặp Người tắm trên sông, Trương tướng quân lấy làm lạ một người ở phương Nam Á Châu chịu rét giỏi đến thế. Ở Cao Bằng, có lúc cơ quan đóng tại một cái suối lớn vừa ở trong hang đá chảy ra, nước trong xanh biếc dưới bóng mát của rừng cây; Hồ Chủ tịch suốt ngày làm việc ở đó với cái bàn máy đánh chữ “Hét mét” luôn luôn đi theo Người từ năm 1938 đến khi về Hà Nội.

Ở rừng, Hồ Chủ tịch chủ trương tránh ăn no, không ngủ trưa và hoạt động thân thể, buổi sáng thể dục, buổi chiều làm vườn, lúc cần đi vác củi cho đồng bào. Suốt trong thời gian ở thượng du Bắc Bộ, trước cuộc khởi nghĩa, nhiều ngày Người luôn tay nắn hòn đá bầu dục, cốt để luyện gân tay và hoạt động cơ thể. Người ít ưa dùng thuốc, chỉ có lúc nào sức cơ thể chống không nổi bệnh mới dùng. Ở Hà Nội, bác sĩ Tùng, bác sĩ Cẩn chuyên lo sức khỏe của Người nhưng không mấy khi Người phiền đến. Ở Pháp, anh em buộc bác sĩ Cưu ở bên cạnh Người nhưng rồi bác sĩ làm việc văn phòng nhiều hơn thầy thuốc. Sinh hoạt chiến khu thường cực lắm, có lần suốt mấy tháng mùa mưa Hồ Chủ tịch ở trong một cái hang chật hẹp ẩm thấp, ban đêm sâu bọ ở ngoài tràn vào. Lúc ấy vì cơ sở quần chúng kém, nên phải ẩn nấp trong hang cùng, và cũng vì cơ sở quần chúng kém, nên dẫu ẩn nấp trong hang cùng mà cũng không yên, thường vẫn phải chạy “cảnh báo”. Hễ có “cảnh báo” là phải mang hết đồ đạc chạy lánh đến một chỗ an toàn hơn. Lúc ấy Hồ Chủ tịch yếu, nhưng bất kỳ đêm ngày, hễ có tin địch là mấy phút sau Người đã sẵn sang trước anh em, tay xách bàn máy đánh chữ.

Lúc đến Pháp, ngay hôm gặp đầu tiên, lối ăn ở giản dị của Hồ Chủ tịch làm cho kiều bào rất cảm động. Hôm ấy, tại Bi-a-rít, đại biểu kiều bào đến thăm Người, hồi hộp và sung sướng. Khách đông phòng khách không đủ ghế ngồi, giản dị Hồ Chủ tịch ngồi xuống sàn và mời mọi người ngồi thế nói chuyện. Đây không phải vị Chủ tịch chính phủ, đây là cha già của dân tộc ân cần và thân mật hỏi thăm đàn con bao năm lưu lạc ở quê người.

Hồ Chủ tịch, người giản dị ấy, cũng là người lịch sự một cách thanh tao cao quí và mọi người ngoại quốc có dịp tiếp chuyện Người đều ca ngợi cái phong độ thanh tao cao quí mà họ cho là đặc sắc của phương Đông. Ở chiến khu, trong cơ quan, Hồ Chủ tịch thường mặc một bộ đồ xanh, chân đi đất; về Hà Nội, Người mặc một bộ đồ kaki, chân đi giầy vải. Nhưng sang Pháp thì Người mang giầy da và mặc một bộ đồ nỉ, cổ đứng. Ở Ba-lê có ngày Hồ Chủ tịch tiếp luôn ba bữa cơm khách, bữa sáng với bạn thân, bữa trưa với khách thường, bữa tối với khách đặc biệt, mỗi bữa có khi kéo dài ba tiếng đồng hồ, nhưng Hồ Chủ tịch thủy chung vẫn ân cần niềm nở.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button