Lịch sử - địa lý

Danh Tướng Việt Nam Tập 4

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Khắc Thuần

Download sách Danh Tướng Việt Nam Tập 4 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bạn đọc yêu quí !

Đây là tập thứ tư của bộ sách năm tập cùng mang lên gọi chung là DANH TƯỚNG VIỆT NAM. Tương tự như các tập trước, tập thứ tư cũng có một tên gọi riêng, đó là Danh tướng trong sự nghiệp đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Hẳn là hầu hết bạn đọc đều đã rõ rằng lịch sử Việt Nam có hai thời kì bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ (1).

– Thời kì thứ nhất bắt đầu từ năm 179 trước Công nguyên (TCN, năm An Dương Vương bị Triệu Đà đánh bại) cho đến năm 905 (năm Khúc Thừa Dụ thành lập chính quyền độc lập và tự chủ), tổng cộng hơn 1000 năm. Sử thường gọi đó là thời Bắc thuộc. Tất nhiên là không phải ai ai cũng đồng ý, nhưng dẫu sao thì tính phổ biến và sự thông dụng của khái niệm thời Bắc thuộc là một thực tế không thể nào phủ nhận được.

– Thời kì thứ hai bắt đầu từ năm 1407 (năm nhà Hồ đại bại trước cuộc xâm lược của nhà Minh) và chấm dứt vào năm 1427 (năm cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo kết thúc toàn thắng), tổng cộng là 20 năm. Sử thường gọi đây là thời thuộc Minh.

Tập thứ tư này xin được trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc gần xa cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến lớn lao của các bậc danh tướng trong cả hai thời kì bị đô hộ nói trên. Nếu chỉ đơn giản xếp theo diễn tiến của thời gian thì Lam Sơn cũng thuộc phạm vi của thời kì thứ hai, nhưng xét về quy mô, đặc trưng và tầm vóc thì Lam Sơn lại có một vị trí hoàn toàn khác hẳn, do vậy, chúng tôi đã dành trọn tập hai để giới thiệu Danh tướng Lam Sơn chứ không xếp chung với các danh tướng của thời thuộc Minh.

Đặc điểm chung về sự nghiệp của các bậc danh tướng được giới thiệu trong tập thứ tư này là không một ai trong số họ có may mắn được chứng kiến thắng lợi trọn vẹn và bền lâu của mình. Trước sau, sớm muộn tuy có khác nhau nhưng tất cả đều anh dũng ngã xuống trong cuộc chiến đấu ngoan cường với quân cướp nước. Mỗi cuộc đời là một bức thông điệp trang nghiêm về khí phách hiên ngang, về ý chí quật cường và về quyết tâm giành lại cho bằng được độc lập và chủ quyền của đất nước. Họ là tinh hoa của lịch sử và chính những tinh hoa ấy về sau đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết thành lời tuyên bô thật đanh thép : “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” (2). Họ chính là những nền tảng lịch sử giàu sức thuyết phục nhất của chân lí “không có gì quý hơn độc lập tự do” (3).

So với những danh tướng đã được giới thiệu trong ba tập đầu, các danh tướng ở tập thứ tư này đều chịu chung một thiệt thòi rất lớn, đó là hệ thống tư liệu hiện còn rất ít ỏi. Phải đến gần bốn thế kỉ sau khi thời Bắc thuộc kết thúc, nền sử học của nước nhà mới chính thức ra đời. Các sử gia lỗi lạc của thế hệ tiên khởi dù cầm bút với trọn vẹn tâm thanh và chí cả vẫn không sao có thể viết nhiều hơn và đầy đủ hơn. Dưới thời thuộc Minh, hàng loạt những di sản văn hoá vô giá của tổ tiên ta (trong đó có rất nhiều sách vở) bị kẻ thù huỷ hoại hoặc tịch thu, hậu thế khổ công sưu tầm suốt bao thế kỉ nay rồi mà cũng chỉ tìm lại được một phần rất nhỏ. Thực tình mà nói, kho thư tịch cổ của Trung Quốc không phải là nhỏ và trong đó cũng có không ít những nội dung liên quan tới nước ta. Nhưng xét về bản chất chung thì tất cả những thư tịch cổ này đều phản ánh ý chí xâm lăng và đô hộ của Trung Quốc đối với nước ta. Chân dung các đấng hào kiệt dám quả cảm vùng lên “khuấy nước chọc trời” và dám làm cho “kinh thiên động địa” đều bị các sử gia Trung Quốc tìm cách bóp méo hoặc ra sức xuyên tạc. Trong điều kiện đặc biệt khó khăn như vậy, việc tìm kiếm tư liệu đã khó, việc đối sánh, xác minh và chỉnh lí tài liệu lại còn khó hơn.

Để dựng lại (dù chỉ là rất gian lược) lí lịch cuộc đời các bậc danh tướng trong sự nghiệp đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. ngoài các bộ chính sử và dã sử, chúng tôi cố gắng khai thác thêm hai nguồn tư liệu quan trọng khác, đó là thần tích và văn học dân gian. Thần tích (tờ ghi chép về sự tích của các thần) bao giờ cũng có ngôn ngữ diễn đạt riêng của thần tích, đọc được và quan trọng hơn nữa là hiểu được, qủa thật không dễ dàng một chút nào cả. Tương tự như vậy, văn học dân gian cũng có ngôn ngữ diễn đạt riêng của văn học dân gian, phải cẩn trọng tìm tòi và suy gẫm thì may ra mới có thể phát hiện được những cốt lõi thật của lịch sử ẩn chứa kín đáo ở đó. Tóm lại, khối lượng công việc vừa lớn lại vừa đầy khó khăn, cho nên, sức lực cũng như trí lực cá nhân của một nhà giáo về hưu đã khá lâu thật khó có thể đủ để hoàn tất đúng như ý nguyện. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả xin bạn đọc gần xa ân cần chỉ cho những chỗ còn bất cập của sách.

Khi tập thứ tư này bắt đầu được khởi thảo thì tập thứ nhất và tập thứ hai của bộ DANH TƯỚNG VIỆT NAM đã được tái bản đến lần thứ tám, còn tập thứ ba cũng vừa được tái bản tới lần thứ sáu. Đó thực sự là một hạnh phúc nghề nghiệp rất lớn lao mà tác gia đã may mắn có được. Tự đáy lòng mình, tác giả xin được chân tình bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn đọc gần xa (những người đã hào hiệp động viên và cổ vũ cho tác gia trong nhiều hình thức khác nhau), chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Giáo dục đã ưu ái dành cho tác giả sự ân cần chăm sóc và những tình cảm thật nồng hậu.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button