Lịch sử - địa lý

Chiến tranh vô tuyến điện tử

Chien tranh vo tuyen dien tu - Mario de Arcangelis1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Mario de Arcangelis

Download sách Chiến tranh vô tuyến điện tử ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH LỊCH SỬ


2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chương 1. Nguồn gốc của TCĐT

Chiến tranh Nga – Nhật nổ ra vào tháng 2 năm 1904 như là một kết quả của sự xung đột lợi ích tại St Petersburg và Tokyo, đó là cuộc chiến tranh đầu tiên mà liên lạc vô tuyến hoặc điện báo không dây, như người ta gọi nó thời đó, đã được cả hai bên sử dụng để đảm bảo thông tin liên lạc với quân đội của mình.

Điện tín không dây được Guglielmo Marconi phát minh chỉ một vài năm trước, đã ngay lập tức bắt đầu được sử dụng chủ yếu bởi các hạm đội hải quân nhằm thiết lập liên lạc giữa các tàu với nhau, giữa các tàu và đất liền ở những khoảng cách lớn. Nhật Bản đã đặt các thiết bị không dây trên tất cả các tàu của họ; chúng là các bản sao chính xác phát minh của Marconi, nhưng tính năng chắc chắn thua kém thiết bị gốc, vì chỉ có thể làm việc trên một tần số, có cự ly làm việc tổng cộng chỉ là 95 km. Nga cũng có các thiết bị không dây trên các tàu chiến của mình và trên nhiều trạm mặt đất nằm gần các căn cứ hải quân của họ ở vùng Viễn Đông.

Từ đầu chiến tranh người Nga đã sử dụng vô tuyến điện không chỉ cho việc liên lạc vô tuyến thông thường, mà còn để, dù có thể hơi bất thường, phục vụ các mục đích hoàn toàn khác so với những gì mà nó được thiết kế. Việc sử dụng sóng vô tuyến có thể được coi như một giai đoạn phôi thai của chiến tranh điện tử. Vậy là Nhật Bản bắt đầu cuộc chiến tranh với một cuộc tấn công bất ngờ vào các tàu chiến Nga neo đậu tại cảng Chemulpo và Port Arthur trên bờ biển phía tây của bán đảo Triều Tiên trong vùng biển Hoàng Hải.

Tuy nhiên, trong các cuộc tấn công thường xuyên của Nhật Bản vào tàu Nga tại Port Arthur, các hiệu thính viên tại căn cứ của Nga thường nhận thấy, trước khi tấn công họ có thể nghe được trong tai nghe sự tăng cường trao đổi thông tin vô tuyến giữa các tàu Nhật Bản, và điều này là có khả năng bởi người Nhật sử dụng điện vô tuyến mà không có bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào và không giữ bí mật việc truyền phát sóng của họ. Do các tín hiệu đó bị chặn bắt từ lâu trước khi tàu của đối phương xuất hiện, chúng đã cảnh báo người Nga về một cuộc tấn công sắp xảy ra, vì vậy họ có thể chuyển các con tàu và các khẩu đội pháo bảo vệ bờ biển của họ sang trạng thái SSCĐ trước khi người Nhật Bản bắt đầu bắn phá.

Trong một trường hợp đáng chú ý, một số tàu Nga rời cảng Vladivostok để bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Nhật Bản tại Gyeongsang nằm trên biển Nhật Bản. Tuy nhiên, người Nhật đã phát hiện việc các chiến hạm trên xuất bến và chờ sẵn chúng. Trong khi các tàu Nga đang ngày càng tiến gần hơn Gyeongsang, họ bắt đầu chặn bắt các bản tin vô tuyến, mà số lượng cũng như cường độ của chúng tăng dần ngày càng lớn, điều đó chỉ ra sự hiện diện một số khá lớn các tàu chiến Nhật Bản đang hướng tới Gyeongsang. Vì vậy, người Nga từ bỏ kế hoạch của mình, kế hoạch chắc chắn sẽ kết thúc thất bại, vì toàn bộ hạm đội của kẻ thù đang đợi họ tại Gyeongsang.

Đây không phải trường hợp duy nhất, khi mà trong năm chiến tranh đầu tiên, người Nga sử dụng điện báo vô tuyến không chỉ để liên lạc, mà còn vì những mục đích hoàn toàn khác. Ngày 08 tháng 3 năm 1904, người Nhật mưu toan tấn công các tàu Nga đang neo trong vũng cảng trong của Port Arthur, hững chiếc tàu Nga này không thể nhìn thấy được từ phía biển. Họ phái hai tàu bọc thép “Kasuga” và “Nisshin” bắn phá các vũng cảng mà không có dẫn bắn trực tiếp, đồng thời họ sử dụng một tàu phóng ngư lôi nhỏ, dùng biện pháp thích hợp chiếm vị trí gần với bờ biển hơn, đảm nhiệm việc quan sát xem đạn pháo rơi xuống đâu và điều chỉnh xạ kích cho các tàu tuần dương đang bắn phá. Tuy nhiên, các hiệu thính viên điện báo vô tuyến tại căn cứ bờ của Nga nghe được các tín hiệu trao đổi giữa các tàu Nhật Bản và mặc dù khó mà hiểu họ cần làm gì, đã nhấn một cách bản năng phím tín hiệu máy phát tia lửa điện của mình (máy phát radio – nguồn năng lượng RF – bức xạ bằng phương pháp phóng-nạp tụ điện tạo dao động thông qua cuộn dây và spinterometer) với hy vọng bằng cách đó có thể ngăn chặn thông tin liên lạc vô tuyến giữa các tàu của đối phương. Kết quả là bằng các hành động theo bản năng của mình, không có tàu nào của Nga bị hư hại bởi cuộc pháo kích vào ngày đó của người Nhật Bản, liên lạc của người Nhật đã bị gây nhiễu, họ chấm dứt hành động của mình và bỏ đi.

Tuy nhiên, tiềm năng trên của sóng điện từ cũng được người Nhật sử dụng, cùng với việc bỏ qua khả năng này của người Nga, đã dẫn cuộc chiến tranh Nga – Nhật tới kết quả chung cuộc không dễ chịu gì cho người Nga. Chiến dịch hải chiến năm 1904 trở thành điều bất lợi đối với người Nga, trong các trận đánh khác nhau với hạm đội Nhật Bản, họ đã mất hầu hết các tàu chiến đang đóng quân ở vùng Viễn Đông. Vì lý do này, chính phủ Nga tại St Petersburg đã quyết định gửi tới Viễn Đông hạm đội Baltic để bù đắp số tàu bị mất và phục thù cho thất bại vừa qua. Đô đốc Zinovy Petrovich Rozestvensky, người được số phận ấn định trở thành nhân vật trung tâm của một trong những sự kiện ấn tượng nhất của toàn bộ lịch sử hải quân, được bổ nhiệm làm tư lệnh hạm đội.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button