Lịch sử - địa lý

Chiến Tranh Việt Nam Là Như Thế Đó

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Chiến Tranh Việt Nam Là Như Thế Đó ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cuốn sách này là để tưởng nhớ tới các chuyên gia quân sự và dân sự Liên Xô đã từng công tác tại Việt Nam trong những năm chiến tranh, những người bằng lao động quả cảm của mình, đã góp phần làm cho thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược và tái thống nhất đất nước mau đến gần.

Trong lịch sử hiện đại, cuộc xung đột vũ trang ở Việt Nam là cuộc chiến tranh kéo dài nhất, tiêu hao nhiều nhất về tiền của, vật chất và chiến cụ và dẫn tới những hy sinh tính mạng nhiều nhất nếu so sánh với các cuộc chiến tranh cục bộ khác ở thế kỷ XX.

Cuộc can thiệp vũ trang của Mỹ vào công việc của Việt Nam bắt đầu từ năm 1961, sau đó đã biến thành cuộc chiến tranh kéo dài nhất trong lịch sử hiện đại và bao trùm lên cả Lào và Campuchia.

Như đã rõ, Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào công việc nội bộ các nước Đông Dương gần như ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và sau thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam năm 1945. Họ đã khước từ việc công nhận Hiệp định Giơnevơ ký kết năm 1945 quy định tạm thời chia cắt Việt Nam từ Vĩ tuyến 17. Chính quyền Mỹ đã tìm mọi cách để phá hoại việc thực hiện các ký kết đó. Năm 1955 tại miền Nam Việt Nam, trên đống đổ nát của thuộc địa Pháp đã lập ra cái gọi là Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hoàn toàn kiểm soát.

Nhưng nhân dân miền Nam đã không chấp nhận điều đó và kiên quyết đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định Giơnevơ. Sau khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời năm 1960, phong trào đó đã có quy mô đặc biệt rộng lớn.

Về phần mình, năm 1961 Hoa Kỳ đã can thiệp mạnh hơn vào công việc của Nam Việt Nam. Thay vì phải tìm ra giải pháp chính trị, Oasinhtơn lại chuyển sang các hành động chiến tranh trực tiếp ở Nam Việt Nam, đưa quân vào Nam Việt Nam và năm 1968 số quân đó đã lên trên 500 ngàn. Nhưng sự giúp đỡ to lớn về quân sự và kinh tế của Mỹ cho chế độ Sài Gòn đã không mang lại kết quả như mong muốn. Không đàn áp nổi phong trào giải phóng dân tộc ở Nam Việt Nam, đồng thời cho rằng phong trào đó duy trì được chỉ là nhờ có sự ủng hộ của Bắc Việt Nam, nên Mỹ đã quyết định ném bom bắn phá nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để xóa bỏ nguyên nhân chủ yếu đã ngăn cản Mỹ “giải quyết” vấn đề Nam Việt Nam. Ngày 5-8-1964, sau khi nặn ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ đã gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân để chống lại miền Bắc Việt Nam.

Quyết định đó đã làm cho Mỹ phải trả giá qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, mất hàng trăm tỷ đô la, hàng trăm nghìn lính Mỹ bị chết và bị thương.

Cuộc xâm lược của Mỹ chống Việt Nam, về thực chất, là sự tiếp tục cuộc chiến tranh được bắt đầu từ năm 1940 với việc quân Nhật đổ bộ vào Đông Dương. Nói cách khác, cuộc chiến tranh ở Việt Nam, với một vài gián đoạn, đã kéo dài gần 35 năm. Hàng chục năm gian khổ đó đã tác động đến không chỉ một thế hệ người Việt Nam, để lại dấu ấn trên mọi mặt của đời sống chính trị – xã hội; kinh tế – xã hội của đất nước, làm cho hàng triệu người Việt Nam bị hy sinh và tàn phế.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 18-1-1971 Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ G. Mắchôven tuyên bố. “Nước Mỹ đã tiêu hao mồ hôi và máu của mình trong các rừng rậm Đông Nam Á, công khai phớt lờ lương tri của thế giới văn minh”.

Sau đó, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R. Mắcnamara trong cuốn hồi ký gây xôn xao dư luận có nhan đề “Nhìn lại quá khứ. Việt Nam – Tấn thảm kịch và bài học lịch sử ” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995) cũng thừa nhận rằng đất nước đó là rất khó hiểu đối với ông ta và cuộc chiến tranh đó là “một sai lầm bi thảm và người Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến tranh đó”.

Những nhận định tương tự về cuộc xâm lược của Mỹ chống Việt Nam trước và sau đó đã nhiều lần được các đại diện chính quyền Mỹ, các nhân vật chính thức, các nhà hoạt động chính trị, xã hội nhiều nước phương Tây nhắc lại.

Mọi người đã biết, Hoa Kỳ đã dùng Việt Nam làm nơi thử nghiệm các loại vũ khí và kỹ thuật quân sự, các cách thức sử dụng chúng trong điều kiện chiến tranh, là nơi vạch ra các nguyên tắc chủ yếu của cuộc chiến chống du kích, và nói chung là cuộc đấu tranh chống lại phong trào giải phóng dân tộc.

Nhưng cả việc tham gia trực tiếp của quân Mỹ ở miền Nam, cả những cuộc ném bom khốc hệt ở miền Bắc đều không mang lại thắng lợi cho họ trong cuộc chiến tranh đó. Oasinhtơn buộc phải đi tới giải pháp chính trị và năm 1968, cuộc đàm phán Pari đã bắt đầu. Cuộc đàm phán ấy đã kéo dài và rất khó khăn, nhưng cuối cùng vào tháng Giêng 1973, Hiệp định Pari được ký kết và tháng Ba năm đó những đơn vị cuối cùng của quân đội Mỹ đã rời khỏi Việt Nam.

Toàn thế giới đã hài lòng đón nhận việc ký kết Hiệp định Pari chấm dứt sự xâm lược của Mỹ chống lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và trên thực tế là ghi nhận sự thất bại hoàn toàn của Mỹ trong cuộc chiến tranh này.

Chế độ Sài Gòn, mặc dù có số lượng lớn vũ khí khí tài do Mỹ để lại mặc dầu vẫn tiếp tục nhận được viện trợ kinh tế, chính trị từ Mỹ, vẫn không giữ nổi chính quyền và mùa xuân 1975 nó đã tan rã dưới đòn tấn công của những người yêu nước.

Lịch sử của cuộc xung đột Mỹ – Việt Nam đã được mô tả trong các tài liệu nghiên cứu và hồi ký. Lịch sử của sự hợp tác quân sự – kỹ thuật giữa Liên Xô và Việt Nam thì ngược lại, được ít người biết. Sự hợp tác đó đã được bắt đầu từ những năm 50 sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng Giêng 1950, nhưng cho đến trước khi cuộc xâm lược của Mỹ bắt đầu, sự hợp tác đó chỉ mang tính chất thứ yếu.

Sau khi Mỹ dùng không quân tấn công Việt Nam thì tình hình đã thay đổi hẳn. Những phương hướng chính của sự hợp tác trong tình hình mới đã được xác định trong chuyến thăm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Côxưghin tháng Hai 1965 trong tiếng bom đạn của không quân Mỹ.

Rõ ràng cuộc chiến tranh đã đặt dấu ấn ảm đạm lên tất cả các mặt của đời sống của Bắc Việt Nam. Các cơ sở công nghiệp trọng yếu, các trường học, nhiều cơ quan nhà nước, các cơ sở y tế đã phải sơ tán khỏi thành phố.

Tuy vậy cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Sau các trận ném bom, nhiều xí nghiệp, cơ quan, trường học, bảo tàng, rạp hát lại được khôi phục và tiếp tục hoạt động. Chẳng hạn, tháng 3-1967, tại Nhà hát thành phố Hà Nội đã diễn ra buổi hòa nhạc cổ điển trong tiếng động cơ máy bay Mỹ gầm rú trên bầu trời Hà Nội và tiếng bom rền.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button