Lịch sử - địa lý

Chiến Quốc sách

download-sach-chien-quoc-sach1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK CHIẾN QUỐC SÁCH

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách CHIẾN QUỐC SÁCH full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Qua thời Chiến Quốc, số chư hầu giảm xuống còn trên một chục: Tề, Tần, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn... ; nhưng chỉ có bảy nước lớn tranh hùng với nhau, tức: Tần, Tề, Sở, Hàn, Ngụy, Triệu, Yên. Trong số thất hùng, mạnh nhất là Tần, Sở, Tề vì đất đai đã rộng mà tài nguyên lại nhiều.

Các nước đó tổ chức những liên minh để đánh lẫn nhau. Có hai kế hoạch liên minh lớn nhất là kế hoạch “hợp tung”của Tô Tần và kế hoạch “liên hoành” của Trương Nghi. Tung có nghĩa là đường dọc mà hoành có nghĩa là đường ngang. Các nước từ Bắc tới Nam, tức từ Yên đến Sở liên hợp với nhau thành một cái trục dọc để chống lại Tần, cho nên gọi là hợp tung. Để chống lại thế đó, Trương Nghi thuyết phục một số nước ở phía đông Tần cắt đầu cầu hoà vớiTần thành một trục ngang để đánh các nước kia, cho nên gọi là liên hoành. Tới cuối thời chiến quốc, rốt cuộc các mâu thuẫn lần lần tập trung tại thành mâu thuẫn giữa Tần và sáu nước: Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Tề, Sở.

Càng gần tới mãn cục thì chiến tranh càng khốc liệt mà tình cảnh càng bi đát: có nước bắt lính tới một phần năm dân số, ông già bảy chục tuổi cũng phải tòng quân, có nước thu thuế của dân tới hai phần ba huê lợi mới đủ nuôi quan đội. Trong khi đó, các chính khách, các nhà du thuyết bôn tẩu không ngớt từ nước này qua nước khác, tấp nập trên đường, xe ngựa nối nhau, tán lọng chạm nhau, vàng bạc châu báu tuôn ra để mua chuộc nhau, ly tán nhau, phản gián nhau.

Thời đó là thời “đánh nhau để tranh đất, giết người đầy đồng; đánh nhau để tranh thành, giết người tranh đất, giết người đầy đồng; bực thánh vương nào ra đời; các vua chư hầu thì phóng túng, bọn xử sĩ thì bàn ngang luận càn”, thời “không duy uy quyền thì không đứng được, không dùng thế lực thì không thi hành được chính trị”.

Sở dĩ có cảnh loạn lạc đó, là vì xã hội Trung Hoa đương biến chuyển mạnh về phương diện chính trị, văn hoá, kinh tế.

Cái thế ở đầu đời Chu chỉ tạm vững khi nhà Chu còn mạnh. Khi nhà Chu bắt đầu suy, dời đô qua phía đông thì các nước chư hầu tất tranh giành nhau, vua Chu can thiệp, ngăn cản không được, do đó có nước thì mạnh lên, có nước thì suy đi. Một nước mà suy thì tất có một bọn quí tộc mất địa vị. Muốn phục hồi địa vị, họ phải dùng những người tài giỏi về chính trị, quân sự, kinh tế, trong mọi giới, cả trong giới bình quân. Nhờ vậy mà bọn giai cấp sĩ phu, lần lần tránh được quyền hành của bọn quí tộc.

Vài trích dẫn sách :

Đời Chu chia làm hai thời kỳ: thời kỳ thứ nhất đóng đô ở đất Phong, đất Cảo (miền Thiểm Tây bây giờ), nên gọi là Tây Chu (1134-770); đến đời Chu Bình Vương, bị rợ Hiểm Doãn và rợ Khuyển Nhung uy hiếp, nhà Chu phải dời đô qua Lạc Dương (Hà Nam) ở phương đông, từ đó bắt đầu thời kỳ thứ nhì gọi là Đông Chu (770-221).

Các sử gia chia thời Đông Chu này làm hai thời kỳ nữa: thời Xuân Thu (722-479) và thời Chiến Quốc (479-221).

Sự phân chia đó chỉ dựa trên một bộ sử biên niên của Khổng Tử, bộ Xuân Thu. Bộ này chép sử nước Lỗ từ năm thứ nhất đời Lỗ Ẩn Công (722) đến năm thứ mười bốn đời Lỗ Ai Công (481), gồm 242 năm; năm 479 là năm Khổng Tử mất. Chữ Xuân Thu mới đầu trỏ một năm (người ta lấy mùa xuân và mùa thu để tượng trưng một năm); rồi trỏ những bộ sử chép việc từng năm (vì vậy ngoài bộ Xuân Thu của Khổng Tử, còn nhiều bộ sử khác như của Công Dương, Cốc Lương, Tả Khâu Minh… cũng gọi là Xuân Thu).

Nhiều nhà đã thấy năm 722 và năm 481 (hoặc năm 479) không đánh dấu một biến chuyển nào lớn lao trong lịch sử, nên đã chia lại như sau: thời Xuân Thu: 770-403, từ đời Chu Bình Vương tới cuối đời Chu Uy Liệt Vương; thời Chiến Quốc: 403-221, từ đời Chu An Vương đến khi nhà Tần diệt Tề và thống nhất Trung Quốc.

Lối phân chia này hợp lý hơn (lấp được chỗ trống từ 770 tới 722) nhưng cũng vẫn là ép vì suốt đời Đông Chu, lịch sử và xã hội Trung Hoa biến chuyển liên tục, không bị gián đoạn, từ chế độ phong kiến tới chế độ quân chủ chuyên chế, từ tình trạng phân tán tới tình trạng thống nhất; mà năm 403 cũng không có một biến cố nào quan trọng đủ để mở đầu một thời đại.

Từ khi dời đô qua phía đông, nhà Chu suy nhược lần lần: đất đai thì phải chia cắt để phong cho các vương hầu công khanh, nên mỗi ngày một thu hẹp lại, chỉ còn trông vào sự cống hiến của các chư hầu mà chư hầu thì như nước Lỗ, trong 242 năm chỉ triều cống có ba lần; không những vậy, vì cái danh nghĩa thiên tử đôi khi còn phải giúp lương thực cho chư hầu những năm họ mất mùa hoặc có chiến tranh.

Nhà Chu tuy suy, nhưng các nước chư hầu chưa dám bỏ, vì chưa nước nào đủ mạnh để dẹp tất cả các nước khác. Họ lộng quyền, tranh giành, đánh nhau không ngớt, lại mượn danh nghĩa tôn Chu để sát phạt nhau nữa.

Số chư hầu trước kia trên một ngàn, tới đầu đời Đông Chu chỉ còn lại trên một trăm, vì nhiều nước nhỏ đã bị các nước lớn thôn tính. Nhưng trong số trên một trăm nước đó, thời Xuân Thu chỉ có mười lăm nước là đáng kể: Tấn, Tần, Tề, Ngô, Việt, Sở, Lỗ, Vệ, Yên, Tào, Tống, Trần, Thái, Trịnh, Trâu. Trong số mười lăm nước đó lại chỉ có năm nước là hùng cường, kế tiếp nhau làm minh chủ, tức là ngũ bá: Tề (Hoàn Công), Tấn (Văn Công), Tống (Tương Công), Sở (Trang Công), Tần (Mục Công).

Qua thời Chiến Quốc, số chư hầu giảm xuống còn trên một chục: Tề, Tần, Sở, Triệu, Nguỵ, Hàn (ba nước này xưa là nước Tấn), Tống, Lỗ, Trâu, Đằng, Yên, Trung Sơn…; nhưng chỉ có bảy nước lớn tranh hùng với nhau (thất hùng), tức: Tần, Tề, Sở, Hàn, Nguỵ, Triệu, Yên. Trong số thất hùng, mạnh nhất là Tần, Sở, Tề vì đất đai đã rộng (rộng nhất là Sở) mà tài nguyên lại nhiều.

Các nước đó tổ chức những liên minh để đánh lẫn nhau. Có hai kế hoạch liên minh lớn nhất là kế hoạch “hợp tung” của Tô Tần và kế hoạch “liên hoành” của Trương Nghi. Tung có nghĩa là đường dọc, mà hoành có nghĩa là đường ngang. Các nước từ Bắc tới Nam, tức từ Yên đến Sở liên hợp với nhau thành một cái trục dọc để chống lại Tần, cho nên gọi là hợp tung. Để chống lại thế đó, Trương Nghi thuyết phục một số nước ở phía đông Tần cắt đất cầu hoà với Tần thành một trục ngang để đánh với các nước kia, cho nên gọi là liên hoành. Tới cuối thời Chiến Quốc, rốt cuộc các mâu thuẫn lần lần tập trung lại thành mâu thuẫn giữa Tần và sáu nước: Hàn, Nguỵ, Triệu, Yên, Tề, Sở.

Càng gần tới mãn cục thì chiến tranh càng khốc liệt mà tình cảnh càng bi đát: có nước bắt lính tới một phần năm dân số, ông già bảy chục tuổi cũng phải tòng quân, có nước thu thuế của dân tới hai phần ba huê lợi mới đủ nuôi quân đội. Trong khi đó, các chính khách, các nhà du thuyết bôn tẩu không ngớt từ nước này qua nước khác, tấp nập trên đường, xe ngựa nối nhau, tán lọng chạm nhau, vàng bạc châu báu tuôn ra để mua chuộc nhau, ly tán nhau, phản gián nhau.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button