Lịch sử - địa lý

Các Bà Hoàng Phi Trung Quốc

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Các Bà Hoàng Phi Trung Quốc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trong chúng ta, mọi người đều có hiểu biết ít nhiều về lịch sử của nước Trung Quốc thông qua sách báo hoặc phim ảnh, … và phần nào đã nắm được tầm ảnh hưởng của các vị vua chúa đối với sự phát triển của đất nước này.

Tuy nhiên, các vua chúa ở bất cứ thời đại nào, bên cạnh những chiến công dựng nước thì sự nghiệp của họ đều chịu sự ảnh hưởng bởi cuộc sống riêng tư gắn với các bà hoàng phi. Những hoàng phi được nhà vua sùng ái ít nhiều có tác động hoặc tiêu cực đến sự phát triển lịch sử Trung Quốc.

Mọi người Việt Nam biết ít nhiều đến lịch sử Trung Quốc qua các sách báo, tiểu thuyết lịch sử, truyện dã sử hoặc qua phim ảnh, đều thấy được phần nào vai trò và tác dụng của các vua chúa Trung Quốc đối với quá trình phát triển lịch sử của Trung Quốc.

Tuy nhiên các vua chúa Trung Quốc ngoài các chiến công lập nghiệp, dựng nước, còn có cuộc sống riêng tư gắn với các bà hoàng phi ở hậu cung. Trong không ít trường hợp các bà hoàng phi này đã có tác động đến các vị vua chúa Trung Hoa, từ đó có tác động đến sự phát triển lịch sử Trung Quốc một cách tích cực hoặc một cách tiêu cực.

Nhằm giúp bạn đọc có thêm tư liệu trong việc tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc, chúng tôi xuất bản cuốn Các bà hoàng phi Trung Quốc. Tập sách này do Long Cương và Khổng Đức biên dịch căn cứ vào Trung Quốc nhất bách hậu phi do Nhà xuất bản Tân thế kỷ – Trung Quốc xuất bản năm 1995.

Theo truyền thuyết, Luy Tổ, có chỗ viết Lụy Tổ, Lôi Tổ, con gái của Tây Lăng thị, là chính phi của Hoàng Đế.

Theo truyền thuyết, Hoàng Đế suốt ngày bận rộn vì công việc của bộ lạc, không nghĩ đến việc hôn nhân của mình. Cha ông là Thiếu Điển và mẹ ông là Phụ Bảo, đều mong con sớm thành gia thất. Có nhiều người đem con gái đẹp đến để cầu thân. Bà Phụ Bảo nói: “Bao nhiêu cô gái đẹp đến gặp, con cũng chọn được một cô chứ?.” Hoàng Đế cười nói: “Kiếm vợ không phải chỉ xem tướng mạo, lại cần xem có tài năng gì hay không.” Cha mẹ nghe xong đều thấy con nói có lý.

Có một hôm, Hoàng Đế đi săn đến Tây Sơn, thấy có một người con gái ở dưới đám dâu giữa sườn núi đang chăn tằm, thu được rất nhiều tơ tằm. Hoàng Đế từ trước đến nay chưa từng thấy, cho là rất lạ, ông chậm rãi đi lên, hỏi: “Tôi muốn đến bà chị học nghề nuôi tằm ươm tơ, chị chịu dạy cho tôi không?” Cô gái nói: “Cha mẹ tôi có dặn rằng, không phải là chồng không được truyền dạy.” Hoàng Đế ngẩng đầu xem kỹ tướng mạo của cô ta thì thấy đầu thấp, da đen, môi dày, không đẹp đẽ. Nhưng thân thể cô ta chắc nịch, lại có tài, bèn mạnh dạn cầu hôn với cô ta. Cô gái ấy tức là Luy Tổ, bà là người phát minh ra nghề nuôi tằm kéo tơ trong truyền thuyết.

Sau đó, Hoàng Đế phong Luy Tổ làm chính phi, phụ trách việc dạy dân chúng nuôi tằm kéo tơ dệt gấm. Từ đó nhân dân cởi bỏ áo quần bằng vỏ cây da thú, mà mặc áo quần cắt may bằng hàng tợ lụa dệt. Mọi người đều nói Hoàng Đế biết nhìn người, tìm được một người vợ giỏi.

Luy Tổ sinh ra Huyền Hiêu, Xương Ý. Xương Ý cưới con gái Thục Sơn thị làm vợ, sinh ra Cao Dương, nối nghiệp cai quản thiên hạ, ấy là vua Chuyên Húc.

Theo truyền thuyết, Luy Tổ là người phát minh ra tơ tằm nên từ Nam triều, Tống, Nguyên về sau các đời vua phong kiến đều thờ Luy Tổ là “Tiên tằm” (người nuôi tằm đầu tiên).

Theo truyền thuyết Nga Hoàng và Nữ Anh là con gái của Nghiêu Đế, là phi tử của vua Thuấn Đế Dao Trùng Hoa.

Cũng theo truyền thuyết, khi vua Nghiêu tuổi già, Tứ Nhạc và Thập nhị Mục cử người thừa kế, mọi người đều nhất trí chọn ông Thuấn. Vua Nghiêu tiến hành khảo nghiệm một thời gian dài đối với ông Thuấn, thấy rất vừa ý, yên tâm nhường ngôi và đem Nga Hoàng, Nữ Anh gả cho ông Thuấn. Đó là câu chuyện “Hai con gái vua Nghiêu là hai phi của vua Thuấn” được nói trong sử sách.

Nga Hoàng, Nữ Anh rất hiền tuệ, chưa hề cho mình xuất thân nơi cao sang mà đối xử kiêu ngạo với người. Chị em đối xử hòa thuận, cùng lòng hiệp sức giúp vua Thuấn sắp đặt việc nước, làm nhiều việc có ích cho nhân dân. Sau, vua Thuấn đi tuần du phương Nam, chết ở Thương Ngô, chôn tại núi Cửu Nghị (nay là huyện Ninh Viễn tỉnh Hồ Nam). Nga Hoàng, Nữ Anh nghe tin, tìm đến phương nam điếu tế khóc lóc, nước mắt nhỏ xuống, dính vào trúc, làm cho cây trúc xanh nhuốm những vệt loang lổ của vết lệ. Đó là câu chuyện “Ban trúc” cũng gọi là “Tương phi trúc” trong truyền thuyết. Thi nhân đời Đường là Chu Huyện, có bài thơ “Thuấn phi” viết: “Thương ngô nhất vọng cách trùng vân, Đế tử bi tầm bất ký xuân. Hà sự lệ ngân thiên tại trúc, Trinh tư ưng niệm tiết cao nhân” (Thương ngô trông cách mấy tầng mây, Vua chết buồn tìm chẳng nhớ ngày, Vết lệ cớ sao riêng gửi trúc, Tiết cao nên nghĩ kẻ trinh ngay). Hai bà phi khóc chồng, giọt lệ nhuộm trúc làm thành vết loang lổ (ban trúc), câu chuyện xưa đẹp đẽ làm cảm động lòng người, thể hiện mối tình cao thượng của phụ nữ Trung Quốc, được muôn đời truyền tụng.

Nga Hoàng không sinh nở, Nữ Anh sinh con trai là Thương Quân. Thương Quân không có tài cán gì, trước khi lâm chung, vua Thuấn cử Đại Vũ làm người kế thừa. Sau khi Đại Vũ lên ngôi, phong Thương Quân ở đất Ngu (nay là huyện Ngu Thành tỉnh Hà Nam). Nga Hoàng, Nữ Anh lo trọn đại cục, cùng với con ở đất Ngu, an hưởng tuổi già và qua đời. Lại có một thuyết nói là hai bà, sau khi vua Thuấn chết thì nhảy xuống sông tự tử. Trong “Cửu ca” của Khuất Nguyên có hai bài “Tương quân” và “Tương phu nhân”, mà có người cho là những bài thơ ca tụng Nga Hoàng, Nữ Anh. Nga Hoàng là chính phi gọi là “Tương quân”, Nữ Anh là thứ phi, gọi là “Tương phu nhân.”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button