Lịch sử - địa lý

Bóng Nước Hồ Gươm Tập 1

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Chu Thiên

Download sách Góc Nhìn Lịch Sử Bóng Nước Hồ Gươm Tập 1 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.

Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.

Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật – dù gây tranh cãi – tạo nên lịch sử đó.

Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay… và rất nhiều những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.

Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách Alpha – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh” – đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước.

Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy, “lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ. Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Công ty Cổ phần sách Alpha đã triển khai dự án xuất bản mang tên Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Alpha Di sản.

Trời chợt bắt đầu trở gió may lành lạnh. Lá vàng rơi bay lả tả còn lăn theo chiều gió từng đợt mấy vòng, rồi mới chịu nằm ép gí bên vệ đường. Không khí khô ráo và trong sáng. Cảnh vật tuy đã chớm sang đông, vẫn đột nhiên có những lúc đẹp lạ lùng với bầu trời heo may khô nhẹ như thế này, có nắng hanh vàng, có đàn chim bay liệng, nó dễ gợi mối cảm hoài cho những ai đang nặng một niềm tư lự. Ánh mặt trời xế chiều soi ngả bóng ba người từ trong chùa Liên Trì đi ra thành ba cái vệt dài in lên trên nền chùa xây nhiều cấp leo qua cái cầu cuốn trước cửa chùa, và cứ loang loáng rút dần, rút dần ra đến cửa tam quan, rồi vút một cái, ba vệt bóng ngả bắt ngang ngay sang chân ngọn tháp phía bắc, vun vút chéo qua đường, lướt lên trên một tấm mạ sớm xanh rờn óng mượt. Cho mãi đến khi ba người qua khỏi cổng ngoài, ba vệt bóng tự nhiên chập ngay lại làm một, thành một vệt đậm, ngả trên tấm ruộng theo phía tây nam: ba người cùng đứng lại nhìn ngắm ngọn tháp Hòa Phong đang tắm ánh vàng rực rỡ, ngọn tháp vuông vắn, chồng lên nhau hai tầng, sừng sững đứng ngang bên đường Thập Lý1, chạy sát ven hồ, đầy cỏ xanh bò lăn ra vờn mặt nước lăn tăn, lóng lánh. Trông tháp nhìn hồ, một người trẻ nhất trong bọn vui vẻ chỉ tay về phía trước, nói:

-­ Lúc này ngắm cảnh Hồ Gươm thật là đẹp. Lại may mắn được gặp lão huynh đây chỉ dẫn thêm cho ít nhiều điều lạ về nơi thắng cảnh Long Thành này thì tuyệt…

Cái ông trung niên, khăn lượt chữ nhân quấn trùm kín búi tóc, áo vải giãi hạt cau dài quá giữa ống chân để hở múi thắt lưng điều buông thõng xuống đung đưa, giơ tay chỉ vào cái quán bên đường, nói:

– Xin mời chư huynh vào ngồi chơi ở cái quán góc hồ kia mà thưởng thức thì vừa được tùy thích cả.

Ông ta ngước mắt hỏi người nhiều tuổi, tóc đã điểm bạc:

– Thưa lão huynh có được chăng?

Ông già cười đáp:

– Xin vui theo mệnh các hiền hữu.

Ba người liền bước ra đường cái, luồn qua tháp Hòa Phong, rẽ về ngã tư Hàng Khay. Ở đây, bên này đường, có một cái quán duyên dáng một mặt trông ra hồ, một đầu quay sang phía chùa Quan Thượng. Quán lợp gianh cột gỗ, vách trát đất nề vôi trắng, mỗi cột đều có dán câu đối đỏ, trông có vẻ khang trang, mát mẻ. Khách vừa vào đến cửa, chủ quán đã đon đả ra chào mời vào và lăng xăng chạy đi thu dọn một chỗ lịch sự nhất để mời riêng ba người, ngồi ở đấy vừa tránh được chiều gió lộng, vừa trông thẳng được ra mặt hồ. Ông già ngồi lên tấm phản quang dầu, nhìn quanh gian quán và ngắm nghía chủ quán. Bác chủ người tầm thước, mặc áo nái nhuộm nâu năm thân cài khuy vải ở bên ngực và dưới nách, quần nái mộc giặt trắng, khăn lưng lụa xanh buông thõng bốn múi, đi đứng hoạt bát, nói năng lễ phép, ra vẻ khéo chiều khách mà không có gì xun xoe, bợ đỡ. Ông già ra chiều ưng ý, hỏi như nửa đùa nửa thật:

ĐỌC THỬ

Chương I

Trời chợt bắt đầu trở gió may lành lạnh. Lá vàng rơi bay lả tả còn lăn theo chiều gió từng đợt mấy vòng, rồi mới chịu nằm ép gí bên vệ đường. Không khí khô ráo và trong sáng. Cảnh vật tuy đã chớm sang đông, vẫn đột nhiên có những lúc đẹp lạ lùng với bầu trời heo may khô nhẹ như thế này, có nắng hanh vàng, có đàn chim bay liệng, nó dễ gợi mối cảm hoài cho những ai đang nặng một niềm tư lự. Ánh mặt trời xế chiều soi ngả bóng ba người từ trong chùa Liên Trì đi ra thành ba cái vệt dài in lên trên nền chùa xây nhiều cấp leo qua cái cầu cuốn trước cửa chùa, và cứ loang loáng rút dần, rút dần ra đến cửa tam quan, rồi vút một cái, ba vệt bóng ngả bắt ngang ngay sang chân ngọn tháp phía bắc, vun vút chéo qua đường, lướt lên trên một tấm mạ sớm xanh rờn óng mượt. Cho mãi đến khi ba người qua khỏi cổng ngoài, ba vệt bóng tự nhiên chập ngay lại làm một, thành một vệt đậm, ngả trên tấm ruộng theo phía tây nam: ba người cùng đứng lại nhìn ngắm ngọn tháp Hòa Phong đang tắm ánh vàng rực rỡ, ngọn tháp vuông vắn, chồng lên nhau hai tầng, sừng sững đứng ngang bên đường Thập Lý1, chạy sát ven hồ, đầy cỏ xanh bò lăn ra vờn mặt nước lăn tăn, lóng lánh. Trông tháp nhìn hồ, một người trẻ nhất trong bọn vui vẻ chỉ tay về phía trước, nói:

-­ Lúc này ngắm cảnh Hồ Gươm thật là đẹp. Lại may mắn được gặp lão huynh đây chỉ dẫn thêm cho ít nhiều điều lạ về nơi thắng cảnh Long Thành này thì tuyệt…

Cái ông trung niên, khăn lượt chữ nhân quấn trùm kín búi tóc, áo vải giãi hạt cau dài quá giữa ống chân để hở múi thắt lưng điều buông thõng xuống đung đưa, giơ tay chỉ vào cái quán bên đường, nói:

– Xin mời chư huynh vào ngồi chơi ở cái quán góc hồ kia mà thưởng thức thì vừa được tùy thích cả.

Ông ta ngước mắt hỏi người nhiều tuổi, tóc đã điểm bạc:

– Thưa lão huynh có được chăng?

Ông già cười đáp:

– Xin vui theo mệnh các hiền hữu.

Ba người liền bước ra đường cái, luồn qua tháp Hòa Phong, rẽ về ngã tư Hàng Khay. Ở đây, bên này đường, có một cái quán duyên dáng một mặt trông ra hồ, một đầu quay sang phía chùa Quan Thượng. Quán lợp gianh cột gỗ, vách trát đất nề vôi trắng, mỗi cột đều có dán câu đối đỏ, trông có vẻ khang trang, mát mẻ. Khách vừa vào đến cửa, chủ quán đã đon đả ra chào mời vào và lăng xăng chạy đi thu dọn một chỗ lịch sự nhất để mời riêng ba người, ngồi ở đấy vừa tránh được chiều gió lộng, vừa trông thẳng được ra mặt hồ. Ông già ngồi lên tấm phản quang dầu, nhìn quanh gian quán và ngắm nghía chủ quán. Bác chủ người tầm thước, mặc áo nái nhuộm nâu năm thân cài khuy vải ở bên ngực và dưới nách, quần nái mộc giặt trắng, khăn lưng lụa xanh buông thõng bốn múi, đi đứng hoạt bát, nói năng lễ phép, ra vẻ khéo chiều khách mà không có gì xun xoe, bợ đỡ. Ông già ra chiều ưng ý, hỏi như nửa đùa nửa thật:

– Trông bác quán đây ra vẻ hào hoa phong nhã lại có lắm thơ và câu đối thế này, tất là một tay danh sỹ?

Chủ quán đứng chắp tay “dạ” một tiếng, rồi kính cẩn đáp:

– Bẩm lão tiên sinh, có cậu ấm2 Ba con đây biết, hạ dân chúng con là người ở tổng dưới đây, trước có đi lại hầu hạ cụ lớn nhà, ăn mày được dăm ba chữ võ vẽ thôi ạ. Còn từ khi mở quán bán hàng ở chỗ này, hễ gặp các bậc danh sỹ tài ba là con xin các ngài đề tức cảnh cho cửa hàng con thêm duyên… Bẩm tiên sinh, đều là chữ của thiên hạ cả.

Người trẻ tuổi, tức cậu ấm Ba mà bác chủ quán vừa nhắc đến, nói xen vào:

– Thưa lão huynh, bác Phúc đây người ở dưới thôn Phúc Lâm, ra mở cái quán này đã được hơn mười năm rồi. Hồi sinh thời, thỉnh thoảng thầy tôi cũng thường rủ mấy ông bạn ra đây chơi.

Ông già cười:

– Thế ra cũng là bạn đồng môn nhà ta cả. Cùng anh em cả.

Cậu ấm Ba quay lại giới thiệu luôn với bác chủ:

– Lão huynh tôi đây là một bậc kỳ sỹ, người Tam Sơn bên Đông Ngàn tỉnh Bắc, học rộng đỗ rất sớm, nhưng không màng danh lợi… Có lẽ đến hơn chục năm nay ngài mới trở lại đất Long Thành này, nên hôm nay mới có dịp ra thăm quán bác đây. Còn ông bạn làng Vẽ này và tôi thì quen mặt quá ở đây rồi.

Chủ quán chăm chú lắng ghe rồi để ý nhìn kỹ ông già. Khuôn mặt quắc thước với bộ râu ba chòm lưa thưa khiến cho cái miệng lúc nào cũng tươi cười, đôi con mắt sáng lanh lợi chớp chớp dưới vành khăn tam giang vấn rối trên trán càng làm cho người ta cảm thấy tỏa ra cái nhìn hiền từ và sâu xa; ông mặc cái áo dài vải đồng lầm đã sẫm màu, cái quần nái nhuộm đỏ chướt nâu, đi đôi giầy Tàu vải đen; tất cả phong độ bề ngoài có vẻ thanh thản, tiên phong đạo cốt, dễ gần gũi với mọi người. Sẵn có cảm tình ngay với con người giản dị ấy, lại được cậu ấm nói rõ lai lịch như thế, bác quán vui mừng reo lên:

– May quá, thật là vạn hạnh, tệ xá được đón tiếp lão tiên sinh.

Ông già vội đỡ lời:

– Bác chủ ạ, không những tài hoa như cậu ấm Ba đây, hậu sinh khả úy mà thôi, cậu lại còn là thế huynh3 của tôi…

Quay sang phía cậu ấm trẻ tuổi, ông nói rành rọt như phân bua:

– Như thế là thế huynh nói quá đấy nhé! Tôi có làm gì mà đáng gọi là kỳ sỹ. Chẳng qua là một tên học trò hèn mọn của Lỗ Am tiên sinh nhà, đi phiêu bạt vắng, không kịp về chịu tang thầy, nay mới trở về được, vội lên viếng mộ thầy, rồi thế huynh lại quá yêu cho ra đây chơi thăm cảnh cũ, lại hóa ra may mắn được gặp thêm bạn đồng môn.

Chủ quán càng thêm phấn khởi nói ngay:

– Thế thì hôm nay nhà cháu phải xin tiên sinh một bài thơ mới được.

Ông già Tam Sơn lắc đầu:

– Đã là đồng môn thì còn cháu chắt với tiên sinh gì nữa kia chứ. Nhưng này, tôi không giỏi làm mà lại hay bẻ thì sao?

Chủ quán càng vui, đỡ ngay lấy:

– Vâng, xin lão huynh cứ chỉ giáo cho. Rồi xin có hai cậu ấm nói giúp, thể nào lão huynh chả rộng bút ban cho nhà cháu, à quên cho đệ được nhờ lộc. Xin rước chư vị tôn huynh xơi trà, đệ xin đi sửa soạn món nhắm để các vị thưởng thức rượu, có thứ rượu cúc ngon.

Rồi bác lui ra đi xuống nhà dưới, bảo người nhà bưng nước trà nóng lên. Ông ấm Vẽ nói khẽ, với một vẻ chân tình:

– Bác quán đây là người thật thà. Xin lão huynh cứ nhẩn nha ở đây, vừa ngắm cảnh, vừa nói rõ sự tích những cảnh trí nơi này cho hậu sinh tiểu đệ được biết thêm. Nói chuyện ngay tại chỗ mới thú.

Ông già cười, hỏi lại, chuyển theo ý đang nghĩ:

– Hai hiền hữu xem đôi câu đối của quan Nghè Du làm treo ở cột giữa kia và bài từ ở bức hoành phi gian giữa kia, thấy thế nào?

Cậu ấm Ba quay lại nhìn và đọc to:

– “Cầm thư cung kiếm, nhân nan cựu; phong nguyệt hồ giang, cảnh dị tân”4.

Rồi nói ngay:

– Hay đấy chứ, trông cảnh lại nghĩ đến người, man mác một niềm hoài cổ!

Ông già cười:

– Thì có ai dám chê câu đối của quan Nghè đâu. Nhưng tôi muốn hỏi xem ý của người làm với cảnh bên ngoài, ta thấy thế nào? Cũng cảnh như thế, cũng ý như thế, và vẫn dùng những chữ ấy thôi, các hiền hữu thử nghĩ xem có thể chữa khác đi không?

Cậu ấm Ba cãi ngay:

– Của người ta hay rồi, đủ cảnh, đủ ý, đệ không dám chữa, mà đệ có làm thì ý lại khác.

Ông ấm Vẽ nói:

– Tôi thấy hay thì có hay, nhưng cũng không hoàn toàn đúng cả với cảnh và người ở đây. Theo ngu ý, đệ xin chữa mấy chữ: “Cầm thư cung kiếm, nhân giai dị; phong nguyệt, hồ giang cảnh dĩ phi!”5

Ông già thủng thẳng nói:

– Công tử Đông Ngạc cũng hơi quá. Người bây giờ không phải là khác lạ cả đâu, mà cảnh cũng không đến nỗi sai trái khác hẳn trước không còn phải là cảnh quen nưa. Cảnh là do người. Nhưng theo ngu ý, câu này còn khả thủ hơn câu của quan Nghè. Bởi vì quan Nghè cho là người thời bây giờ kém, khó được như người xưa, mà cảnh thì rất dễ thay đổi, nó cứ đổi mới, có cần gì đến người, mọi việc đều phó mặc giời cả…

Ngừng một lát, ông trầm ngâm nói tiếp:

– … Mà cái lạc khoản “Tân vị khoa Tiến sỹ” kia, với tiếng tăm văn học của nhà họ Nguyễn Du Lâm, dễ lung lạc người ta lắm. Nhưng thực ra, bây giờ hay chữ chỉ biết có hay chữ, giỏi văn chỉ biết có giỏi văn. Còn ai có nghĩ gì khang khác thì cho là sai cả. Lục tỉnh Nam kỳ mất đi không cần biết đến, phỉ Khách hoành hành ở phía bắc, dân tình đói khổ phải đi phu đài tạp dịch, bọn Tây dương dòm ngó ngoài khơi, cũng không biết đến, thì tất nhiên cảnh dị tân, dễ đổi mới chứ gì?

Ông hỏi rồi nói ngay:

– Cho nên tôi e rằng đã phó mặc giời thì cũng dễ sinh ra tùy kệ người thôi. Còn cái bài từ trên bức hoành kia của quan Tam nguyên cùng khoa với quan Nghè, vần chỉnh đối hay, cũng đủ cảnh hồ, nặng lòng hoài cổ, nhưng làm sao ý cũng mờ mờ không rõ?

Chợt chủ quán đi vào, ông già hỏi ngay:

– Bài từ kia viết từ bao giờ thế, chủ nhân?

Chủ quán tươi cười lễ phép:

– Bẩm lão huynh, cái hồi năm Dần trước, đệ vừa mới sửa sang lại cửa hàng, nhân gặp quan Tam nguyên tỉnh nhà lên chơi quan Đốc học, quan có ra đây, đệ được dịp xin một bài thơ, quan viết cho bài từ này, vì thế vẫn còn chữ đề “Giáp Tý khoa giải Nguyên”. Năm ngoái, quan nghè Du Lâm qua đây cho đôi liễn này, đệ nhờ quan Nghè viết thêm vào mấy chữ mới “Sắc tứ Tam nguyên Nhị giáp Tiến sỹ” cho đúng với thanh danh quan bây giờ.

Ông già khen:

– Bác nghĩ như thế rất phải. Sở dĩ tôi cần hỏi là để biết rõ bài từ này làm vào thời gian nào. Quả là bài này cũng giống như đôi liễn kia, có nỗi nặng lòng vì nỗi biến thiên đất nước, nhưng cũng đều quy là tại giời cả, vầng giăng cứ khuyết lại tròn, tuy có nghĩ rằng suy rồi lại thịnh, bĩ cực thái lai. Nhưng đây vẫn là việc đâu đâu, không nhất thiết phải có ta vào đây. Những bậc tài hoa, danh vọng được nhĩ mục quan chiêm6còn nghĩ thế. Huống chi là những kẻ dung tục như chúng ta càng dễ tìm lối yên thân. Cái lệ nhà nho chúng ta thường chuộng khẩu khí, thành ra đôi khi danh bất phó hồ thực. Nhưng văn tức là người thì cũng cần xét đến tâm sự. Mà về tâm sự, chỉ cần xem cảm nghĩ đối với sự đổi thay, hưng phế. Chúng ta không chê trách văn chương, bới lông tìm vết, không cầu toàn trách bị. Có điều chắc các hiền hữu đều biết là quan Tam nguyên và quan Nghè đều thi đỗ khoa Giáp Tý trường Hà này7.

Cậu ấm trẻ nóng ruột hỏi ngay:

– Khoa Giáp Tý thì sao ạ?

– Ấy, khoa Giáp Tý có một chuyện lạ ở ngay quanh Hồ Gươm này, chắc nhiều người còn nhớ. Khoa ấy có cuộc náo trường lớn. Mấy nghìn sỹ tử không vào thi mà kéo nhau đi quanh hồ, qua trường, thẳng ra nhà học chính đường, vòng ra Văn Miếu, rồi tỏa ra các phường phố, các làng, dán những bài văn, những câu thơ, câu đối vào bờ rào trường thi, ở các ngả đường, để chỉ trích bản hòa ước năm Nhâm Tuất bán nước nhục vua. Đó là một hành vi nghĩa khái, tỏ ý chí bất bình của toàn dân, của sỹ khí trước cái nhục lớn lao của cả nước. Bảo là của toàn dân, là vì hồi ấy không hẹn mà lên, khắp cả các trường thi hương Thừa Thiên, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định đều cũng có náo trường cả như vậy. Nhưng ở đây quyết liệt hơn cả. Ấy thế mà rồi bùi tai nghe các quan tỉnh dụ dỗ và hứa hẹn, mấy hôm sau số đông sỹ tử lại vào thi, để mặc cho quan trên bắt đi một số anh em. Vậy thì khoa ấy, quan Tam nguyên đỗ giải Tam nguyên và quan Nghè đỗ Tú tài, để mấy anh em như thầy khóa Phạm Gia Tự người cùng làng công tử Đông Ngạc, chắc công tử đã rõ, thầy khóa Tự bị đánh trượng 100 gậy, tù khổ dịch một năm. Và thầy Bá hộ Đỗ Quang Định bị đánh trượng 70 gậy, cách tuột phẩm hàm, trả về dân tịch, vì đã về hùa với sỹ tử đi khua múa. Một người ở ngoài sỹ lâm còn biết làm như thế. Cho nên khi ấy, nhiều người không muốn vào thi. Trước một vụ có quan hệ đến nho phong sỹ khí8 như thế mà mình dửng dưng được, thì cái lòng dài thở vắn than kia cũng thành thở than suông. Tôi e rằng lâm sự rồi cũng đành khoanh tay ngậm ngùi mà thôi! Tôi hay cả nghĩ vì như thế. Đó cũng là một cái bệnh lẩn thẩn. Các hiền hữu nên thể tất cho tuổi già dễ sinh lẫn cẫn. Và trong khi còn đang độ thanh xuân phơi phới, thiết tưởng các hiền hữu cũng cần tìm cho rõ mọi duyên do mọi sự đổi thay dâu bể, để thấy rằng mình cũng phải có phần trách nhiệm.

Chủ quán bê bình rượu vào, nghe nói đến sự đổi thay, cũng nói theo ngay:

– Thưa lão huynh, đệ bốc cư9 ở ngay cạnh hồ, trong nhà lại thích treo những câu đối, thơ phú vịnh hồ. Nhưng nhiều khi người ta hỏi đến sự tích thì chỉ biết lõm bõm qua loa, nghe các cụ nói lại, chẳng ra đầu đuôi gì cả. Nay may được rõ lão huynh là bậc lão thành uyên bác, xin lão huynh cho đệ được phép nghe…

Ông già nói một cách từ tốn, ôn tồn theo như thói quen của ông:

– Chủ nhân nói quá đấy. Chứ tôi cũng chả biết được gì hơn ai, lỗ mỗ điều được, điều chăng. Nhưng tôi có tìm hỏi và suy nghĩ nhiều, xin mạn phép được nói những điều tôi đã biết.

Chủ quán đã rót rượu vào một cái chén cổ, hai tay bưng đến đặt trước mặt ông già, kính cẩn nói:

– Xin rước lão huynh nếm thử cho trơn giọng.

Ông già đỡ lấy chén để lên miệng, tớp một ít, nhắp nhắp, rồi khà một tiếng, khen:

– Chà! Rượu cúc hảo hạng! Ngon thật!

Chủ quán thích chí, đứng xun xoe:

– Bẩm chí thành đợi khách đấy ạ. Xin lão huynh chiếu cố. Đừng cho là đệ ở quán hàng là dung tiện!

Ông già vội đỡ:

– Đâu dám thế! Chúng ta cùng là đệ tử của thầy, tin nhau ở tấm lòng, chứ đâu có phải vì rượu ngon.

Rồi ông nhanh nhẹn đứng phắt lên, đi ra ngoài hiên đông, đứng vịn vào cái duỗi suốt tre nối liền hàng cột, vẫy ba người cùng ra theo. Ông chỉ ra giữa hồ và nói thong thả, rành rọt, giọng ấm cúng:

– Ngày xưa, một nhà thơ đã viết:

Giăng xưa, nay vẫn sáng,

Dưới giăng, xưa những ai?

Và muôn đời sau nữa,

Lại những ai đứng đây?

Thì cái hồ đẹp nước trong xanh của chúng ta đây cũng vậy, nước hồ vẫn thế. Nhưng người đứng ngắm cảnh thấy chung quanh hồ có những cảnh hiện lên, cảnh mất đi, thì rõ ràng mỗi thời một khác, mỗi người cảm xúc một khác. Biết càng rõ cảnh thì cảm xúc càng sâu, mà càng thấy rằng con người có liên quan với sự tang thương của cảnh vật với những việc đau buồn ở đất nước. Lịch sử cái hồ này với câu chuyện thanh thần kiếm đem trả lại ở đây, sau mười năm bình định đuổi sạch quân Minh, vua Lê đã đánh dấu hồ này bằng một võ công anh hùng của cả dân tộc. Và hồ này cũng đã được chứng kiến bọn quân Minh nhục nhã đầu hàng, lùi lũi kéo nhau đi xuống phía nam thành, ở cái bãi rộng thuộc làng Phụ Khánh bây giờ, hội thề với quân vua Lê, để xin về nước. Rồi liền đó, hồ lại in bóng quân dân chiến thắng rầm rập kéo vào thành. Hồ vẫn trơ đấy. Mà thời kỳ oanh liệt nay không còn nữa… Và kia, giữa hồ, trên đảo hòn Ngọc kia, nhân dân kinh thành đã lập đền thờ những bậc tử vong vì nước, trong khi đánh đuổi giặc Nguyên. Đó lại là ghi nhớ một thời oanh liệt trước nữa. Về sau, trải qua mấy trăm năm bị chúa Trịnh chiếm giữ làm của riêng, sang đến bản triều, các quan tỉnh có tu bổ lại, rồi quan án Phương Đình10 lấy danh nghĩa là người sở tại, đứng ra lập thêm đền thờ đức Văn Xương đế quân và dựng ra đài Nghiên, tháp Bút ở bên ngoài, tiêu biểu cho khoa cử của làng nho chúng ta. Và cũng làm đẹp thêm cho hồ.

Ông già lại chỉ sang phía bờ đông và nói:

– Còn cái chùa Tàu ở bên thôn Bảo Linh kia cũng ghi dấu một thời oanh liệt từ đời Trần. Bấy giờ Chế Bồng Nga là chúa Chiêm Thành hai lần đem quân thông thống vào đốt phá kinh thành, cướp của giết người, bắt đàn bà con trẻ đem đi. Sau Thượng tướng Trần Khát Chân đánh chém được Chế Bồng Nga ở sông Luộc. Triều đình cho lập đàn tế các chiến sỹ trận vong và nhân dân bị nạn ở chỗ nền chùa ấy. Sang đời Lê Hồng Đức, quân ta đi đánh Chiêm Thành thắng trận, lấy được số tượng gỗ, tượng đá đem về, nhà vua mới cho lập ngôi đền ở đấy để bày những tượng ấy quay chầu về hướng hoàng cung. Trong đền ở trong cùng có bàn thờ bốn vị thần là Thái hậu, Vương phi, và hai anh em vua Đế Bính nhà Tống chết trôi sang cửa Hội Thống và đã hiển linh giúp vua Lê đánh thắng quân Chiêm. Vì có tượng Phật, lại thờ bốn vị thần phương Bắc, nên dân ta mới quen gọi là chùa Tàu. Còn ở sát ngoài bờ hồ, trong làng Yên Trường kia là đền thờ Huyền Trân công chúa, ta quen gọi là đền Bà Chúa. Lại chùa Quan Thượng trước mặt đây, chúng ta vừa ở đấy ra, chính tên là chùa Liên Trì thì mới làm mấy chục năm gần đây thôi, cũng tô đẹp thêm cho cảnh Hồ Gươm này đấy chứ. Tuy có người đã chửi kẻ đứng ra làm chùa:

Phúc đức gì mày bố đĩ Giai,

Làm cho tổn Bắc lại hao Đoài!

Kìa gương Vũ đế còn soi đó,

Ngã tử Đài thành, Phật cứu ai?11

Nhưng theo ngu ý, đây cũng là lối nhà nho ta nệ về chính thống của đạo Nho mà công kích những người mộ Phật, chứ Nguyễn Đăng Giai cũng không đến nỗi là một Tổng đốc trọng thần kém chính tích. Xét ra sở dĩ ông làm ngôi chùa này do lòng mộ Phật cũng có, nhưng chính là muốn đánh tan lòng tin nhảm vào tạp thần ở trong dân chúng. Nguyên cả mấy cái thôn Nghĩa Lâu, Cựu Lâu này trước kia là nền Ngũ Long lâu của triều Lê, lầu son gác tía nguy nga, làm chồng lên mấy tầng, ở ngoài có trường súng, có xưởng thuyền; đến cuối Lê, Tây Sơn ra phù Lê diệt Trịnh, rồi Trịnh bị Lê trả thù, hai bên đánh nhau đốt đi đốt lại mấy lần sạch trơn cả, dân cư kéo đến ở thành làng. Vì thế, bản triều mới đặt tên là làng Cựu Lâu. Ở chỗ nền chùa bây giờ, khi ấy còn trơ lại ba khẩu súng thần công lớn bằng gang, nòng năm tấc, dài năm thước, được phong là Điện Xiết tướng quân, Lôi Chấn tướng quân, Phi Đằng tướng quân. Đời Gia Long, các quan Bắc thành cho lính di chuyển đem vào thành, không tài nào lay nhổ lên được. Quan Đề đốc hộ thành phải cho sửa lễ cầu khẩn thần, lễ xong thì chuyển súng đi được ngay. Dân xóm chung quanh thấy linh ứng, liền lập miếu lên thờ. Đến đời Minh Mạng, người ta đã làm ngôi đền ngói và xin phong sắc để phụng sự. Song đầu đời Thiệu Trị, quan thượng Giai xét lại không cho, bắt hủy đi, và thân đứng ra làm ở trên chỗ nền ấy, ngôi chùa nguy nga đồ sộ như thế kia đấy, kiến trúc tinh xảo công phu lắm, kể ra thì cũng tổn phí rất nhiều tiền của thập phương thật đấy. Chính tên quan thượng Giai đặt cho chùa là Sùng Hưng tự tức là chuộng sự hưng thịnh. Vả theo ngụ ý đó cũng là điều ông ta mong mỏi, mà cũng là chỗ khả thủ đáng quý.

Chủ quán đã trở vào trong nhà từ lúc nào, bấy giờ lại chạy ra đon đả:

– Bẩm lão huynh và hai công tử, xin rước chư vị vào xơi chén rượu nhạt của bản quán, món nhắm vừa xào xong đang nóng. Khai vị rồi, xin lão huynh nói thêm rõ về lai lịch chung quanh hồ này. Người ở đây mà không biết chuyện ở đây, kể cũng ngu dốt thật. Khách tứ phương người ta có hỏi đến cứ ù ù cạc cạc…

Vậy xin mời ba vị chứng giám lòng thành…

Ông già vội đỡ lời:

– Bác chủ đã có lòng chiều anh em chúng tôi, chúng tôi xin bái lĩnh. Nào ta cùng đi nhắm nháp cho câu chuyện thêm vui…

Ba người trở vào nhà, ngồi vào sập. Bác Phúc ngồi ghé một bên rót rượu vào ba chén. Cậu ấm trẻ so đũa và lau bát. Bác chủ mời lượt nữa. Ba người cùng nâng chén mời nhau. Một người con gái bưng một khay thức ăn nhẹ nhàng đi vào lễ phép cúi chào khách, rồi đặt khay xuống sập. Bác Phúc đỡ đĩa thức ăn đặt vào mâm, rồi sai cô con gái đi lấy thêm đĩa rau thơm. Thấy ông già nhìn chăm chú cô bé như có ý xem tướng, bác quán vui vẻ nói:

– Thưa lão huynh, cháu Hiền; con gái lớn của đệ đấy ạ, cháu còn ngộc nghệch thô lỗ lắm!

Cô bé ra khỏi rồi, ông già nói:

– Cháu gọn ghẽ, kín đáo, có phúc tướng. Nhưng ở chỗ quán hàng thế này, cần phải dạy cháu biết giữ đạo đức…

Rồi ông tự cho mình là chủ trong đám này, vì hơn tuổi, ông giục:

– Nào ta vui chén đi chứ!

Qua một tuần nhắm đưa cay, hơi rượu ngấm vào người ấm áp, ai nấy thấy hăng hái vui vẻ thêm, ông già nói tiếp câu chuyện lúc nãy với vẻ say sưa hơn:

– … Cái khu phía đông và phía nam hồ bấy giờ khác xưa nhiều. Trước kia đây là khu vương phủ. Chúa Trịnh muốn vượt hẳn quyền vua Lê, nên lập phủ đệ riêng và đặt ra những danh hiệu riêng. Khu vực phủ ở phía tây hồ, chạy dài mãi hết hồ Thủy Quân dưới, có hai cửa chính: cửa tây bắc là cửa Diệu Công, ngụ ý khoe công với vua Lê; cửa phía đông là cửa Tuyên Vũ, tỏ ý phô trương oai võ với tất cả mọi người. Ở trong phủ có nhiều lâu đài hơn cả cung vua. Bên ngoài phủ, lại dựng nhiều ly cung, như Ngũ Long lâu, ở chỗ này, cung Khánh Thụy ở hòn đảo Ngọc Sơn, trên đắp hai quả núi giả gọi là Đào Tơ, Ngọc Bội. Ở phía làng Trang Lâu bây giờ thì có những lầu cho quận chúa, cung phi, cung nữ ở, và gần đấy lập ra Chân Tiên điện để các bà các cô ra đấy cúng lễ ăn chay, sống như tiên trên trần. Cái điện ấy do đàn bà trông coi, nên bây giờ quen gọi tên một bà, thành ra mới có tên là đền Bà Kiệu. Về sau, do một thái giám tên là Lê Trọng Hiên, người huyện Đường Hào, đứng ra mở mang to thêm. Đến khoảng năm Vĩnh Trị, cháu là Hoàng Thị Bột trùng tu lại, từ bấy đến nay, nó thành của tư dòng họ Lê ở Đường Hào. Đời Cảnh Hưng cuối Lê, rồi năm Tự Đức lục niên gần đây, đều có sửa chữa mở rộng. Bên phía dưới Ngũ Long lâu, gần sát với hồ về phía đường Thập Lý này, có xưởng đóng thuyền trận. Ngoài xa một ít, có trường đúc súng, tức là cái chỗ ngày nay là Tràng Tiền mà các quan Bắc thành đã đưa từ trên phường Khán Xuân về đây, vào đầu đời Minh Mạng. Để phô trương oai võ, chúa Trịnh cho đóng thủy quân ở hồ này, đổi tên là hồ Thủy Quân Tả Vọng, tỏ rõ không chầu về cung vua, lại cho ngăn hồ ra làm hai, chỉ trừ một con ngòi thông để tập thủy trận. Cho nên phần hồ dưới bây giờ vẫn còn gọi là hồ Thủy Quân. Và dân làng đã lấp dần đi thành hai hồ cách xa nhau như bây giờ. Ở chỗ gò tháp kia, chúa Trịnh cho xây cái Tả Vọng đình, trên tầng tháp có chỗ ngồi để chúa ngự ra xem tập trận. Ở phần hồ trên này lại thả cá cho đeo vòng vàng vòng bạc. Chung quanh hồ có giồng các cây hoa cỏ lạ, nuôi chim, giữ gìn sạch sẽ. Cấm ngặt dân gian không cho ai tới gần hồ này câu cá, hái hoa. Họ Trịnh lại cho khơi một con ngòi rộng từ hồ dưới ra đến sông Cái để thuyền ra vào được, và mở thành một cái bến lớn gọi là Tây Long Tân – chỗ bây giờ ta còn quen gọi là Tây Luông, tức là cửa ô Long Tường đấy – để đối với bến Đồng Tân trên phường Hà Khẩu. Thế là cả hai bến đông tây đều chầu cả về phủ chúa, bẻ sai hẳn hướng của cung vua. Cả cái khu vực nghiêm cấm này, đến khi chúa Trịnh thất thế, vua Lê cho đốt phá hết, rồi chính vì nhân dân quanh vùng bấy lâu bị ngăn cấm, lúc ấy được thể mới tràn vào san phẳng đi, dần dà ở thành làng xóm ngày nay. Bản triều mới nhận những di tích cũ mà đặt tên làng: Cựu Lâu, Trang Lâu, Tả Vọng, Khánh Thụy… cũng là có ý nhắc lại dấu vết một thời. Làng Cổ Tân bây giờ chính là bến Tây Long Tân bị lấp đi. Lúc đầu, bản triều mở trường thi hương ở đấy cho tiện đi lại. Như vậy cả một vùng tôn nghiêm lâu đài nguy nga san sát xưa kia, ngày nay đã khác hẳn rồi, khác hẳn như Bà Huyện Thanh Quan trên Nghi Tàm đã viết:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương!

Mà khác hẳn chính là vì dân làng đã đến ở đông đúc, ruộng đồng tốt tươi, cảnh sống nhộn nhịp chung cho tất cả mọi người, chứ không còn của riêng ai nữa, lâu đài xưa, nay đã thành làng mạc, bến cũ thành đồng lúa và ven bờ hồ này rải rác có những nhà dân với những cầu giặt rửa lác đác nhô hẳn ra mặt hồ. Thế thì so với trước kia, bây giờ tuy cảnh nguy nga không còn nữa, chúng ta có tiếc những kỳ công kiệt tác của ông cha ta ngày xưa thật, nhưng trong khi trăm họ được vui chung với cảnh hồ cây xanh nước biếc này, chúng ta cũng vẫn thấy vui đẹp hơn thời Lê, Trịnh. Cho nên bây giờ ta đối cảnh sinh tình, có nặng lòng hoài cổ chăng nữa, thì cũng là nhớ lại gương xưa mà lo cho sau này cảnh có thay đổi thì phải cố làm sao tránh khỏi cái lối độc chiếm, gạt mọi người dân chúng ta ra ngoài, không được bén mảng đến gần. Hiện tình Sài Gòn, lục tỉnh báo cho ta lo xa như vậy. Và ở đây, hiện nay Khách trú về hùa với Tây dương cũng báo hiệu cho ta lo xa như vậy. Bởi thế nhân tiện, tôi muốn gợi cảnh cũ để nhắc nhở các hiền hữu, cũng không phải chỉ là bùi ngùi như người xưa:

Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường!

Mà chính là để cùng nhau nhớ lại gương kim cổ mà có phận sự giữ gìn lấy cảnh đẹp của đất nước chúng ta. Nếu cứ phó mặc giời xanh, kệ cho sao dời vật đổi, được sao hay vậy, thì tôi e rằng có ngày chúng ta sẽ không được cùng ngồi chung với nhau thế này mà thưởng thức cảnh trí thiên nhiên nữa, vì có lẽ lúc đó đã hóa ra nhân giai dị và cảnh dĩ phi rồi!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button