Lịch sử - địa lý

Bàn Về Chiến Tranh

ban ve chien tranh sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK BÀN VỀ CHIẾN TRANH

Tác giả : Carl von Clausewitz

Download sách BÀN VỀ CHIẾN TRANH full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bàn Về Chiến Tranh là một trong những tác phẩm lý luận quân sự đầu tiên về các chiến lược quân sự hiện đại. Điều này chính là do von Clausewitz đã kết hợp được giữa các vấn đề về chính trị, kinh tế và xã hội, đây là những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả của một cuộc chiến tranh.

Tác phẩm được đánh giá là một trong những luận thuyết quan trọng nhất và là tác phẩm lý luận quân sự bắt buộc đưa vào giáo trình giảng dạy trong nhiều học viện quân sự ngày nay.

Ông tạo ra một khoa học quân sự. Ông khuyên nên chú ý đến những yếu tố như tình trạng mệt mỏi, những sai lầm nhỏ, cái may, cái rủi khiến cho những kế hoạch rất tốt đáng lẽ thành công mà lại thất bại. Ông nhấn mạnh là để có bất cứ thắng lợi nào, thì lập luận bao giờ cũng phải xuất phát từ thực tế. Ông cho là những mục tiêu dường như quá dễ dàng lại có thể rất khó khăn và đôi khi không thể đạt được.

Ông khẳng định là nhiệm vụ cơ bản của một đội quân là giao tranh và tiêu diệt chủ lực của kẻ thù bằng một trận quyết định. Chiến dịch toàn thể phải nhằm tiêu diệt quân đội đối phương. Theo ông, vị tướng muốn đánh thắng những trận quyết định và thực hiện các mục tiêu chính trị thì tất cả sĩ quan và binh lính đều phải tin vào ý nghĩa cuộc chiến, có tinh thần cao.

Carl von Clausewitz là một binh sĩ của Vương quốc Phổ, một nhà lịch sử học quân sự, lý luận học quân sự có tầm ảnh hưởng lớn. Ông được biết đến nhiều nhất với luận thuyết Bàn Về Chiến Tranh.

Từ khi tác phẩm “Bàn về chiến tranh” ra đời đến nay, nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản nhiều lần. Các tướng Mỹ như Smith, Mac Arthur ít nhiều đều nhắc đến hoặc trích dẫn, vay mượn những luận điểm của Clausewitz. Có thể nói: không một tác phẩm lớn nào của các nhà lý luận quân sự là không trích dẫn Clausewitz hoặc tranh luận với Clausewitz. Chẳng những thế sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), một số nhà lý luận quân sự Tây âu còn dựa vào lý thuyết “tập trung lực lượng” của Clausewitz để dựng lên một thứ lý thuyết gọi là “chủ nghĩa Clausewitz mới”, gây ra những cuộc tranh cãi sôi nổi một thời…

Clausewitz đã làm việc liên tục trong 12 năm (từ 1818 đến 1830) cho công trình nghiên cứu bản chất và quy luật của chiến tranh. Để chuẩn bị viết tác phẩm chính về lý luận là cuốn “Bàn về chiến tranh”, ông đã viết tất cả 8 tập tài liệu nghiên cứu về lịch sử chiến tranh nhưng được lưu lại đến ngày nay chỉ có 6 tập.

Vài trích dẫn sách :

Tướng Các Phôn Clau-dơ-vit (Karl Von Clausewitz) sinh năm 1780 ở Buốc, gần thành phố Mác-đơ-buốc, nước Phổ. Họ hàng ông phần nhiều là những trí thức tư sản. Bố Clau-dơ-vít làm sĩ quan trong quân đội phong kiến Phổ.

Bấy giờ nước Phổ là một vương quốc rộng lớn và hùng mạnh nhất trong số hơn 300 nước nhỏ thuộcĐế quốc La Mã thần thánh Giéc-manh” (sau này thống nhất lại thành đế quốc Đức. Chế độ cai trị ở Phổ là một chế độ phong kiến chuyên chế, phản động vào bậc nhất ở châu Âu. Quân đội Phổ thường được coi là một quân đội mạnh nhất châu Âu thời đó.

Theo luật của vương triều Phổ, việc giữ các chức vụ sĩ quan trong quân đội là đặc quyền của quý tộc. Không thuộc dòng dõi quý tộc thì không được làm sĩ quan. Cho nên, để được hưởng cái đặc quyền đó, ông bố của Clau-dơ-vít đã phải tìm cách điền thêm danh hiệu quý tộc “Phôn” của gia đình nhà vợ vào tên họ của mình. Nhưng ông không làm sĩ quan được lâu. Sau cuộc Chiến tranh Bảy năm[1], trong hàng ngũ sĩ quan Phổ có sự thanh trừng những phần tử tư sản. Bố Clau-dơ-vít cũng là một người trong số sĩ quan bị thanh trừng kể trên, vì một sự xúc phạm nào đấy, nhưng có lẽ chính là vì thành phần quý tộc không rõ ràng của mình.

Trở về Buốc, ông xin được một chân viên chức thu thuế. Lương ít, ông rất vất vả mới nuôi nổi sáu đứa con, trong đó Clau-dơ-vít là con thứ năm. Vì sinh hoạt gia đình thiếu thốn nên ngay từ năm 12 tuổi, Clau-dơ-vít đã phải vào làm lính cầm cờ trong trung đoàn “Hoàng tử Phéc-đi-nan” đóng ở Pô-xđam.

Chỉ một năm sau khi vào lính (1793), Clau-dơ-vít đã có mặt trong trận bao vây quân Cộng hòa Pháp ở Mai-ăng-xơ. Trận đánh kết thúc, người ta thấy cậu bé Clau-dơ-vít, gần như cong người đi vì phải vác một cây cờ to quá khổ, cùng đội ngũ lính Phổ ngạo nghễ tiến vào thành phố giữa những đám cháy còn nghi ngút khói và tiếng “hua-ra” ầm ĩ của những phần tử bảo hoàng.

Tiếp đấy, cậu bé lại tham gia những cuộc tiến công của quân Phổ vào biên giới Bắc Pháp.

Đó là những trận đánh nằm trong toàn bộ âm mưu can thiệp vũ trang của liên quân Phổ – Áo – Anh để lật đổ nền cộng hòa tư sản Pháp mới được thành lập sau cuộc Đại cách mạng 1789, nhằm khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế ở Pháp. Trước sức mạnh đang lên của cách mạng Pháp và tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân Pháp lúc bấy giờ, âm mưu ấy đã bị thất bại.

Vì còn bé nên Clau-dơ-vít chưa hiểu mục đích của cuộc can thiệp vũ trang kể trên thực chất là để làm gì? Nhưng, cái không khí trận mạc mà cậu bé 13 tuổi ấy được trải qua đã gây cho cậu ta những cảm giác thú vị lạ lùng. Nó bắt đầu kích thích những ham muốn về danh vọng và vinh quang trong cậu ta. Lớn lên, Clau-dơ-vít viết về chuyện đó như sau: “Bước vào đời của tôi diễn ra trên miếng đất của những sự kiện lớn quyết định số phận các dân tộc, tầm mắt của tôi không phải hướng vào khuôn khổ hạnh phúc gia đình êm ấm mà là những cổng chào chiến thắng đón mừng người thắng trận, những vòng hoa tươi làm dịu mát vầng trán nóng bỏng…”. Chẳng những thế, nó còn biểu hiện khá rõ nét khi Clau-dơ-vít trình bày quan điểm của mình về động cơ và sức mạnh tinh thần của người lính trong tác phẩm “Bàn về chiến tranh” sau này.

Trong những năm bắt đầu theo đuổi nghề lính, anh lính trẻ Clau-dơ-vit hiểu rằng: Trong xã hội Phổ đương thời, anh ta không có đủ những điều kiện để tiến lên những địa vị cao. Gia đình anh ta không phải là một gia đình sĩ quan thế tập và có tên tuổi. Cha mẹ anh ta không có ấp trại và cũng không có bạn bè vai vế trong chính quyền. Đối với anh ta, muốn tiến thân thì chỉ có một con đường là tạo ra một chỗ đứng bằng sự hiểu biết và bản lĩnh của chính mình. Bởi thế, anh ta không muốn phung phí thì giờ rảnh rỗi còn lại trong cuộc sống nhà binh vào những cuộc tiêu khiển vô vị, mà dùng nó vào việc tự học, tự nghiên cứu. Nhờ có số vốn kiến thức tự học cộng với những cuộc vận động ráo riết, Clau-dơ-vít mới được đi học ở trường Võ bị Béc-lin.

Đến trường, Clau-dơ-vít được sự ủng hộ của tướng Sác-hoóc là hiệu trưởng và cũng là một trong những tướng lĩnh nổi tiếng đang kêu gọi triều đình Phổ tích cực cải tổ quân đội theo hướng quân đội cộng hòa tư sản Pháp. Nhận thấy ở Clau-dơ-vít những triển vọng mà nhiều học sinh sĩ quan khác không có, Sác-hoóc đã hết sức chú ý giúp đỡ người thanh niên nghèo và có chí khí này khắc phục những khó khăn do tự học thiếu hệ thống. Từ đấy giữa hai người bắt đầu có một mối quan hệ khá sâu sắc về tư tưởng và tình cảm. Clau-dơ-vít đã coi Sác-hoóc như cha đẻ của mình.

Năm 1803, Clau-dơ-vít tốt nghiệp khóa học đứng đầu số sĩ quan ra trường. Theo sự giới thiệu của Sác-hoóc, ông về làm sĩ quan phụ tá cho hoàng thân Au-guy-xtơ, anh em họ với vua Phổ.

Từ đấy, Clau-dơ-vít lại càng có điều kiện đi sâu hơn vào việc nghiên cứu khoa học quân sự. Ông rất thích môn toán học và môn lịch sử quân đội. Ông thường tỏ ra sùng bái nghị lực cứng rắn, mưu lược khôn khéo và đầu óc thực tế của Phrê-đê-rích đệ nhị (còn gọi là Phrê-đê-rích Đại đế)[2], hết sức ca ngợi cái vinh quang mà ông vua này đã mang lại cho nước Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy năm. Ông đọc Ma-ki-a-ven[3] học tiếng Pháp để đọc tác phẩm của các nhà văn Ánh sáng Pháp[4] và tìm hiểu về cuộc Đại cách mạng Pháp 1789. Được Sác-hoóc khuyến khích, Clau-dơ-vít đặc biệt chú ý nghiên cứu nghệ thuật quân sự của nước Pháp sau cuộc cách mạng tư sản và bắt đầu có những ý kiến phê phán nghệ thuật quân sự Phổ đã quá lỗi thời. Đó là những cái mầm đầu tiên về tư tưởng quân sự của Clau-dơ-vít, sau này sẽ lớn lên và hình thành một cách hoàn chỉnh trong tác phẩm “Bàn về chiến tranh“.

Trong thời gian ở Béc-lin, Clau-dơ-vít cũng bắt đầu làm quen với triết học. Ông thường xuyên đi dự các buổi diễn giảng của giáo sư Cai-dơ-vét-te (Keiseiwetter) – một nhà triết học theo chủ nghĩa Căng (Kant. Người ta cho rằng: Trong khi nghiên cứu triết học ở trường Đại học Béc-lin, Clau-dơ-vít đã tiếp thụ được những yếu tố biện chứng duy tâm của nền triết học cổ điển Đức, bấy giờ đang phát triển tới đỉnh cao của nó, với những đại diện nổi tiếng: Phích-tơ (Fichte), Sen-linh (Shelling) và nhất là Hê-ghen (Hegel). Đọc tác phẩm “Bàn về chiến tranh” của Clau-dơ-vít, chúng ta thấy những yếu tố biện chứng duy tâm kể trên nổi lên khá rõ trong cách đặt vấn đề và giải quyết các vấn đề lý thuyết quân sự. Như Lê-nin nhận xét: “Tư tưởng quân sự của Clau-dơ-vít đã được Hê-ghen làm cho phong phú thêm”[5].

Năm 1806, vua Phổ Phrê-đê-rích Vin-hem đệ tam (người nối ngôi Phrê-đê-rích đệ nhị) tuyên chiến với hoàng đế Na-pô-lê-ông nước Pháp. Thế rồi, cả châu Âu đều sửng sốt trước sự thua trận quá nhanh của quân đội Phổ – một quân đội mà chính Na-pô-lê-ông cũng không dám coi thường. Chỉ sau sáu ngày giao chiến, quân Pháp đã hoàn toàn đánh tan quân Phổ và tiến vào chiếm Béc-lin. Vua Phổ và hoàng hậu phải chạy bạt ra biên giới. Trong trận Au-e-xtát, Clau-dơ-vít đã chiến đấu khá can đảm. Khi rút lui, ông cùng hoàng thân Au-guy-xtơ bị quân Pháp bắt làm tù binh, rồi cả hai đều bị đưa về thành phố Năng-xy nước Pháp.

Theo quy chế chung của các nước châu Âu thời bấy giờ, hoàng thân Au-guy-xtơ và Clau-dơ-vít tuy là tù binh, song vẫn được phép đi lại tự do ở khắp nơi, chỉ trừ một điều kiện là không được ra khỏi đất Pháp. Tính vốn phù phiếm, hoàng thân Au-guy-xtơ thường tỏ ra thú vị với mọi kiểu cách sinh hoạt, ăn chơi của quý tộc và tư sản Pháp, Clau-dơ-vít thì khác. Là người thâm trầm, sâu sắc, ông luôn luôn suy nghĩ về những nguyên nhân đã đưa nước Phổ đến thất bại và trở thành một nước chư hầu của nền đế chế Na-pô-lê-ông. Ông muốn tìm ra một con đường giải phóng nước Phổ. Nhưng theo ông: Để đánh thắng đối phương thì điều trước hết là phải xem đối phương đã làm thế nào để chiến thắng?

Bởi vậy, trong suốt thời gian ở Pháp, Clau-dơ-vít rất chú ý xem xét, tìm hiểu tình hình nước Pháp sau cuộc cách mạng tư sản và những cái mới của nghệ thuật quân sự Pháp. Qua những bức thư của Clau-dơ-vít gửi về cho vợ chưa cưới là nữ bá tước Ma-ri Phôn Brun, người ta thấy ông luôn luôn đau khổ, luôn luôn mơ tưởng đến một ngày nào đó nước Phổ của ông sẽ hùng mạnh trở lại. Ông viết: “Tổ quốc và vinh dự dân tộc là hai thứ thiêng liêng trên trái đất, nếu không có nó thì trên đời này không còn cái gì nữa cả!” Ông muốn mình “mau chóng được trở về quân đội Phổ để chiến đấu phục thù và nếu cần, có thể chết vinh quang cho Tổ quốc…”

Tháng 11 năm 1807, Clau-dơ-vít được chính quyền của Na-pô-lê-ông trả lại tự do.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button