Lịch sử - địa lý

An Nam Phong Tục Sách – Nguyễn Tô Lan

an nam phong tuc sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK AN NAM PHONG TỤC SÁCH – NGUYỄN TÔ LAN

Tác giả : Nguyễn Tô Lan

Download sách AN NAM PHONG TỤC SÁCH – NGUYỄN TÔ LAN full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trong lịch sử phát triển văn hoá của nhân loại, không có một dân tộc nào tồn tại và phát triển lại dựa vào phong tục tập quán ngoại lai, mà phải dựa trên chính những phong tục tập quán truyền thống bản địa. Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật đó. Xét về phương diện văn hoá xã hội, quá trình xây dựng và phát triển đất nước luôn có mỗi quan hệ chặt chẽ với sự hình thành phong tục tập quán.

Phong tục tập quán được hình thành trong sinh hoạt xã hội luôn gắn với hoàn cảnh lịch sử của thời đại. Hiện nay, chúng ta hay nói phong tục này lạc hậu, tập quán kia lỗi thời, đó là vì chúng ta chưa quán triệt một cách sâu sắc quan điểm lịch sử cụ thể. Bản thân phong tục tập quán của người xưa, ở vào một thời kỳ nào đó là chuẩn mực xã hội của thời ấy, có như thế mới tồn tại và phát triển.

Chúng ta hẳn không quên lời dụ của vua Quang Trung Nguyễn Huệ vào năm 1788 khi khẳng định phong tục tập quán và quyền tự chủ của người Việt Nam để động viên quân sĩ đánh giặc. Khi đó, vua Càn Long nhà Thanh (Trung Quốc) ra lệnh cho 20 vạn quân tiến đánh Việt Nam, vua Quang Trung tiến quân dẹp giặc Thanh và viết bài dụ bằng chữ Nôm. Bài dụ khẳng định ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phong tục tập quán để tóc dài và nhuộm răng đen của người Việt Nam; cùng quyết tâm đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng… Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”. Thực tế lịch sử cho thấy vua Quang Trung đã làm nên một thắng lợi diệu kỳ trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, phá tan 20 vạn quân Thanh trong thời gian chưa đầy một tuần.

Chính vì thế, các thế hệ người Việt Nam luôn có ý thức bảo vệ phong tục tập quán truyền thống của ông cha mình, luôn quan tâm sưu tầm, giới thiệu, nghiên cứu phong trào tập quán Việt Nam trong lịch sử để tìm về cội nguồn sức mạnh văn hoá dân tộc. Tiểu học Bản quốc phong tục sách của Đoàn Triển (1854 – 1919) là một tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán đã thấm nhuần tinh thần đó.

Sách được viết theo phương pháp sách giáo khoa để dạy cho học sinh bậc tiểu học về những phong tục tập quán truyền tống cơ bản nhất của người Việt Nam. Nội dung cuốn sách gồm 61 đề mục, ghi lại những phong tục tập quán tốt đẹp và rất gần gũi với đời sống văn hoá của nhân dân ta. Các phong tục tập quán được tác giả mô tả đơn giản và dễ hiểu, như tết Nguyên đán được tác giả chia thành 7 đề mục nhỏ gồm: giới thiệu ngày tết, sửa sang và mua sắm, lễ vật, lễ bái, khởi sự, giao tiếp và du xuân; hay tết Trung thu, tác giả ghi: ngày 15 tháng 8 hàng năm là tết Trung thu. Trẻ nhỏ hay mua đồ chơi như đèn giấy, ngựa giấy, voi giấy. Tối đến bày nhiều thứ hoa quả làm cỗ trông trăng,v.v… hoặc về các việc, như: học hành, thi đỗ, nông lịch, cầu an, thờ cúng tổ tiên, tang ma, v.v… cũng được tác giả miêu tả cẩn thận và toát yếu những nội dung cơ bản.

Mời bạn đón đọc.

Vài chương tóm dẫn :

Cha mẹ: Hai tiếng cha mẹ, nước ta mỗi nơi gọi cũng hơi khác nhau: Nơi thì gọi là Bố là Đẻ, nời thì gọi là Thầy là U. Về đường ngược ( Hưng hóa) thì gọi mẹ là Bầm, về đường trong thì gọi là Bu. Nam kì thì gọi cha là Tía, mẹ là Má. Ở đây, bây giờ lại nhiều người cho con gọi cha là Ba, gọi mẹ là Me. Còn các nhà hiếm hoi thì chẳng cứ gì, người thì cho con gọi là Chú, Thím, người thì cho con gọi là Anh, Chị, Cậu, Mợ. Ngày xưa lại có tiếng gọi mẹ là Cái nữa, tiếng ấy thì bây giờ không đâu dùng

Sinh con: Đàn bà có mang ai cũng muốn sinh con trai mà ít người muốn sinh con gái. Hàng xóm bà con nghe thấy sinh con trai thì mừng. Trong khi có mang, váng đầu, đau mình thì gọi là ốm nghén; hay thèm ăn của chua, của chát gọi là ăn dở. Đến lúc sinh sản, mời bà tắm đến đỡ, con xổ ra rồi thì cắt rốn chôn nhau. Chôn phải sâu, nếu chôn nông thì con hay bị trớ, mà phải tránh chỗ giọt gianh ( chỗ nước mưa mái nhà nhỏ xuống – Yahoo) kẻo về sau con chốc đầu toét mắt

Người mẹ thì phải kiêng khem gió máy, phải nằm than. Ăn cơm thì phải ăn muối hấp hoặc nước mắm chưng, vài ba hôm mới dám ăn đến thịt. Đầy cữ, ( con trai 7 ngày, con gái 9 ngày) xông muối xoa nghệ rồi mới dám ra đến ngoài

Nhà nghèo nuôi con lấy, nhà giàu nuôi vú cho con. Có người cho vú đem về nhà nuôi. Cho bú độ ba bốn tháng thì cho ăn cơm và vẫn cho bú đến độ ba, bốn tuổi mới thôi

Con nhà nào ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chin tháng lò cò chạy chơi, là hợp vào ca thi, dễ nuôi mà mai sau làm nên ngươi

Tục ta hỏi thăm nhau đẻ con trai hay là con gái, người có chữ thường nói lộng chương hay lộng ngõa ( nghĩa là chơi ngọc hay chơi ngói). Điển ấy do ở Kinh Thi: sinh con trai thì quí hóa mà cho chơi bằng hạt ngọc, sinh con gái thì khinh bỉ mà cho chơi bằng hòn ngói. Lại có người hỏi huyền hổ hay huyền cân ( nghĩa là treo cung hay là treo khăn mặt). Điển ấy cũng do tục Tàu: để con trai thì treo cái cung ngoài cửa, mà đẻ con gái thì treo cái khan mặt. Ta dùng điển mà hỏi thăm chứ ta không có cái tục ấy

Cúng mụ: Trong sách Bắc Hộ Lục có nói rằng Tục Lĩnh Nam nhà giàu đẻ con được ba ngày, hoặc đầy tháng thì tắm cho con, làm một bữa tiệc gọi là đoàn du phạn (nghĩa là bữa cơm tròn trặn trơn tru). Sách Vân đài loại ngữ của ông Lê Quí Đôn thì nói rằng: Tục nước ta đẻ con được ba ngày, làm vài mâm cỗ cúng mụ. Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đầy tuổi tôi đều có làm cỗ cúng gia tiên, bày tiệc ăn mừng. Bà con, người quen thuộc dùng thơ, câu đối, đồ chơi, đồ quần áo trẻ để mừng nhau. Mà nhất là tiệc một trăm ngày và tiệc đầy tuổi to hơn cả

Cứ như tục thành phố Hà Nội bây giờ đẻ con ra đầy cữ, đầy tháng đầy tuổi tôi, mới làm cỗ cúng mụ. Trong lễ cúng thì dùng mười hai đôi hài, mười hai miếng trầu cau, cua ốc, nham, bánh đúc v.v…Vì tin rằng có mười hai bà mụ nặn ra người

Thử con: Tàu có tục đẻ con đầy một năm thì làm một tiệc thử con. Hôm ấy tắm rửa cho con sạch sẽ, mặc quần áo mới, con trai thì bày đồ cung tên giấy bút, con gái thì bày đồ kim chỉ dao kéo. Lại bày những đồ chơi quí báu ở trườc mặt đứa trẻ để nghiệm xem nó tham liêm ngu trí làm sao, chữ gọi là tiệc thí nhí ( thử trẻ). Các nhà đại gia ở ta cũng theo tục ấy, nhưng chỉ bày ít món đồ ấn triện cung tên, bút mực, cày bừa, gọi là trong bốn món văn, vũ, canh , độc để nghiệm đứa trẻ mai sau làm gì thôi

Thuật kiêng cữ: Con nhà nào sinh phải giờ con sát, hay phải giờ kim xà thiết tỏa, sợ mai sau khó nuôi thì cúng đổi giờ. Nhà nào sinh con muộn mằn sợ khó nuôi thì làm lễ bán cửa tĩnh hoặc là bán cửa chùa nào cho con làm con Thánh con Phật gọi là bán khoán. Bán cho cửa tĩnh thì thờ Đức Thánh Trần, bán cho nhà chùa thì đổi họ gọi là họ Mâu, đến mười hai tuổi mới làm lễ chuộc về làm con mình

Đưa con cho người khác bế, không được đưa qua cửa, mai sau sợ con đi ăn cắp ăn trộm. Ẵm con đi đâu phải bôi ít nhọ chảo trên trán hoặc cầm con dao, cái kéo hay là chiếc đũa đi theo, kẻo sợ người ta quở quang

Con hay khóc đêm, gọi là dạ đề thì mượn một người khác lấy cái cọc chuồng lợn ném xuống gầm giường thì khỏi khóc. Có người lạ vào, con khóc mãi không thôi thì lấy một bó lửa ném vào trước mặt người ta thì con thôi khóc

Con ngủ li bì không dậy, lấy vài cái tóc mai của người ngoài phẩy vào miệng đứa trẻ thì khỏi

Con hay trớ, lấy nước lòng đò cho uống thì khỏi

Con nấc, lấy ngọn của lá trầu không dán vào chỗ trán cho nó. Con ngủ giật mình, luộc một cái trứng gà, con trai cắt thành bảy miếng, con gái chin miếng và bảy hay chín nắm cơm, hú vía cho nó rồi cho nó ăn thì nó khỏi sợ

Con đau bụng khóc lắm, mượn người nhổ bão (nhổ cục tóc trên đầu) cho mẹ nó thì khỏi

Con lòi rốn, mượn kẻ ăn mày cầm gậy chọc vào rốn nó thì khỏi

Con chơi phải chỗ cỏ ngứa, nổi mẩn tịt cả mình mẩy gọi là ma tịt, thì ngửa một cái nón mê ( nó lá cũ – yahoo), tễ bảy hoặc chím miếng trầu lá lốt cúng ông Cầu bà Quán cho nó thì khỏi

Con lên đậu, ngoài cửa treo một bó vàng và trồng một cây lá ráy vào một cái nồi đất ở trước cửa, hoặc cài một cành kinh giới để giữ cho con được bình yên

Con hắt xì hơi thì nói: Sống lâu tram tuổi, già đầu, thượng thọ để chúc thọ cho con

Con quặt quà quặt quẹo thì bế đứa con đưa qua cái săng người già chết thì nó được sống lâu


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button