Lịch sử - địa lý

30.4 Chuyện Những Người Tháo Chạy

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách 30.4 Chuyện Những Người Tháo Chạy ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chiến sự miền Nam sôi động hẳn từ đầu năm 1975. An Lộc mất, Buôn Ma Thuột thất thủ và ngày 19 tháng 3 năm 1975, Quảng Trị mất, hàng ngàn lính ngụy và dân chạy về phía Nam, dân cố đô ngơ ngác lo âu. Rồi không bao lâu, lại hàng ngàn lính ngụy và dân Huế cũng theo làn sóng tháo chạy ấy, tìm ngả thoát thân; nhưng đường về Đà Nẵng: quốc lộ 1 đã bị cắt đứt. Người ta tràn ra cửa Thuận An dùng ghe tàu tẩu thoát. Ngày 20 tháng 3 năm 1975, cái cửa biển bé nhỏ này của Huế tràn ngập người, chen nhau lên những chiếc tàu của hải quân ngụy được lệnh tháo lui. Rồi các ngày 21 và 22, người ta thuê mua thuyền lớn, ghe nhỏ của các lái buôn nhổ sào bơi đi. Cơn sốt hoảng sợ lên đến cao độ khi Thuận An sạch tàu thuyền, hàng vạn người bươn bả chạy bộ theo bờ biển, những người này cố đến đèo Hải Vân, thoát qua bên kia vào Đà Nẵng. Họ tin là Đà Nẵng bình yên.

Những người dân cả đời bị bưng bít sự thật và bị chiến tranh tâm lý của Mỹ – ngụy lừa bịp, đe dọa, họ tự giải quyết cuộc sống từng ngày và họ đang đếm từng ngày sống ấy trên đoạn đường đầy nỗi gian khổ, lo âu. Bon quân lính của những đơn vị bị đánh tan tác ở Quảng Trị và phía Bắc Thừa Thiên tự động rã ngũ, nhập vào kéo theo hỗn loạn nhếch nhác. 70 cây số đi suốt trong hai ngày đêm trên mé nước, bươn suối, leo ghềnh, đã bỏ lại dọc đường hàng vạn người.

Bão táp di tản ở miền Trung bắt đầu từ trưa ngày 24 tháng 3 năm 1975. Các bước chân tháo chạy dẫn dài trên con đường hàng ngàn cây số không chỉ là gian khổ nữa, mà còn đầy ắp máu và nước mắt.

Chiều xuống, trên cửa Tư Hiền, cách phía nam Huế vài mươi cây số, tiếng ầm ĩ của thần chết lan trong không gian: một chiếc L19 bay dật dờ quần đảo liếc ngó đám người ngồi bó gối trong bóng lá trở nên xanh thẩm và phóng về Đà Nẵng bức điện kêu cứu:

“Bằng mọi giá – Liên đoàn 10 Công binh chiến đấu, đưa vướt sông 5000 người. Tại cửa biển Tư Hiền. Báo cáo khẩn”

Trung úy truyền tin Hoàng Văn Thái đưa cho đại tá liên đoàn trưởng điện tín trên và cho biết hàng ngàn dân di tản từ Huế chạy vào đang bị kẹt ở bờ Bắc Tư Hiền, yêu cầu phương tiện qua sông.

Công việc cứu nạn này không thuộc nhiệm vụ công binh, nhưng công binh biết bắc các loại cầu và có đủ phương tiện để làm việc đó, nên khi nhận được bức điện, lão đại tá liên đoàn trưởng cho gọi tập hợp và kêu gọi “xung phong”. Lúc này là thời điểm phải tranh thủ vào Nam, nên lão đại tá đã dùng hết lời lẽ vận động mà trước sau chỉ có ba người bước ra khỏi hàng, tự nguyện xung phong ngược ra phía Bắc. Đó không phải là những người “vì nhiệm vụ quên mình”, nhưng là những người thương yêu gia đình đang bị kẹt. Quê ở Quảng Trị, Thừa Thiên, họ biết trong đoàn di tản đó có thân nhân gia đình họ, nên họ liều chết trở ra, nếu có phải chết thì cùng chết với gia đình. Tôi ngồi xổm trên sân cùng với đội lính bốc vác, chuẩn bị đưa họ lên trực thăng về chết nơi quê cha đất tổ. Tôi nhẩm lại lai lịch của “ba món lễ vật” mà người ta sắp đem “hiến thần chiến tranh”.

– Trung sĩ nhất Lê Nẩm, sinh tại làng An Lỗ, tỉnh Thừa Thiên, một tay thợ máy tàu giỏi, vào lính 15 năm, một vợ ba con đang ở Truồi (Thừa Thiên).

– Hạ sĩ Trần Tu, quê ở Hải Lăng, Quảng Trị, một tay ráp cầu nổi nhiều kinh nghiệm, vào lính 8 năm, một vợ bốn con đã di tản vào Huế từ đầu năm 75.

– Binh nhất Tôn Thất Hải, 21 tuổi, trước kia là “lính kiểng” Thừa Thiên, cha công chức “sộp” bị chính quyền “quốc gia” sa thải vì ăn hối lộ không kỹ, con bị đày vào chiến đấu ở đây. Chưa vợ con, nhớ cha hay khóc.

– Ông thầy ơi[1]. Giọng Nẩm hối tiếc – cả đời tôi chẳng một lần giúp được vợ con, mảnh ruộng mớ vườn, vợ tôi còng lưng nuôi con. Tôi cũng mong chiến tranh không còn nữa đặng mà cày cấy nuôi già. Bây giờ chiến tranh sắp dứt, thì lại chỉ còn cách dắt cả nhà về âm phủ chịu tội với ông bà tổ tiên.

– Nói vậy chớ chắc gì chết – Hạ sĩ trần Tu lại hy vọng hơn. Đào ngũ hai lần không thoát, lần này dịp may hiếm có, thoát cả nhà được rồi thì lại cái tên Tu coi như mất tích, mà Tu giả thì cùng vợ con rút vào chân núi làm ăn. Tui đây chẳng cần thuốc lá thơm, rượu Mỹ nữa.

Binh nhất Hải thì chẳng một lời, đứng làm thinh, hít hít vào không khí, mắt lóe lên một ý đồ gì đó.

Trung sĩ Nẩm nói một lần chót, dứt dạc:

– Thôi, ông thầy yên tâm, mỗi người một số, cứ theo số mạng mà hành động. Ông thầy cũng nên cố gắng tìm cách mà xuôi Nam. Cứ thử liều một lần, thoát năm vòng kẽm gai, ông thầy sẽ gặp những người thân yêu của ông thầy.

Nghe Nẩm khuyên mình thấy yên tâm, nhưng tôi không thấy yên tâm chút nào cho họ. Công tác khó khăn quá, đưa vượt sông những 5000 người với ba chiếc thuyền và ba người lính. Không sĩ quan chỉ huy như rắn không đầu. Còn bản thân mình, thoát à, năm lớp kẽm gai phòng thủ đơn vị thì đầy mìn, điểm gác nhiều như mắc cửi. Giá như thoát được, thì đường vào Nam đã cắt rồi, cắt ngang Quảng Ngãi. Xứ lạ quê người thoát làm sao được với cái lệnh: “đào ngũ là bắn bỏ!”.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button