Kinh điển

Nỗi đau của chàng Werther

Noi dau cua chang Werther1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK NỖI ĐAU CỦA CHÀNG WERTHER

Tác giả : Johann Wolfgang von Goethe

Download sách Nỗi đau của chàng Werther ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH ĐIỂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nếu nói theo ngôn ngữ các bạn trẻ bây giờ, cuốn “Nỗi đau của chàng Werther” đích thực là một cuốn truyện thuộc loại Ngôn tình. Đặc sệt ngôn tình. Không những ngôn tình mà lại còn là loại SE. Chỉ có điều nó thuộc ngôn tình “tây” nên thấm đẫm tính lãng mạn kiểu tây thế kỷ thứ XVIII.

Truyện mô tả tâm trạng một chàng trai trẻ yêu say đắm một phụ nữ đã có gia đình. Dĩ nhiên với tinh thần một quý tộc (của tây) tương tự như tính cách quân tử tàu của … Tàu, tự chàng nhận thấy không thể tồn tại được một mối tình tay ba như thế nên đã tự kết liễu đời mình để hẹn nàng kiếp sau.

Goethe đã sử dụng một bút pháp cực kỳ tinh tế để miêu tả tình cảm nội tâm của chàng Werther, sự đấu tranh tình cảm của nàng Lotte giữa chồng là Albert và người tình, cũng như sự cao thượng của Albert đối với Werther tình địch của mình. Bên cạnh đó, với cách viết đan xen từ tự truyện qua những bức thư gửi bạn và từ những nhận định của người bạn, Goethe rất khéo léo trình bày thế giới nội tâm đầy xúc cảm của chàng Werther và nàng Lotte. Bàng bạc trong suốt cuốn sách là những dòng văn ca tụng cảnh thiên nhiên đến tuyệt vời của Goethe làm vơi bớt tâm trạng nặng nề của người đọc.

Cuối cùng là phải kể đến cách dùng chữ rất trau chuốt của Quang Chiến để dịch cuốn sách này. Quang Chiến dịch thành công đến nỗi làm tôi tưởng mình đang đọc Goethe bằng tiếng Việt. Tóm lại “Nỗi đau của chàng Werther” không phải là loại sách đọc một lần. Nó thuộc loại mà có thể đọc đi đọc lại nhiều lần mà mình không cảm thấy phí thời gian.

Tôi có rất nhiều, rất nhiều, nhưng tình yêu dành cho nàng đã cuốn đi tất cả. Tôi có rất nhiều, rất nhiều, nhưng không có nàng tất cả hóa hư không.”
Johann Wolfgang von Goethe

Trích dẫn :

ĐÔI LỜI VỀ WERTHER
VÀ NỖI ĐAU CỦA CHÀNG

 

 

Có một lần, nhân nói chuyện về Werther, cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, đại thi hào Đức Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832) đột ngột hỏi viên lục sự thành phố tới thăm ông:

– Thế nào, anh đã say bao giờ chưa? Chắc có chứ? Người chân chính nào mà lại chẳng có lần để lại lời đàm tiếu sau lung mình!

Không đợi viên lục sự trả lời, ông nói tiếp:

– Thế đấy, chỉ khác một điều là cơn say của anh ngủ qua đêm là hết, còn cơn say của tôi thì lưu lại trên trang sách!

 

**

 

Trong cuộc đời trường thọ của mình, Goethe – người được Karl Marx tôn vinh là người Đức vĩ đại nhất và nhà thơ vĩ đại nhất – đã có nhiều lần say. Nhưng lần say nào ông cũng để lại cho hậu thế những áng văn chương tuyệt mỹ khiến người đọc hôm nay vẫn còn phải nhớ đến những bóng đáng yêu kiều, những tâm hồn hòa điệu đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác nơi thi nhân.

Ở tuổi bảy mươi hai, cái tuổi xưa nay hiếm ở xứ ta, ông say như điếu đổ tiểu thư Levetzov mới mười bảy tuổi xanh, say tới mức muốn cưới nàng làm vợ, khiến ông hoàng xứ Weimar là đại công tước K. August phải đứng ra cầu hôn cho ông và dàn xếp mọi chuyện. Cuộc hôn nhân không thành. Quan thượng thư Goethe để lại những lời đàm tiếu khắp kinh thành, và hơn thế, ông đã để lại cho văn chương Đức một chùm thơ tuyệt tác về Nỗi đam mê của con người 11..

Và trước đó đúng một nửa thế kỷ, năm 1772, khi viên quan đại thần của triều đình Weimar đang còn là một chàng luật sư trẻ tuổi đến thực tập ở thị trấn Wetzlar, ông cũng một lần say như thế, và đã say với tất cả nỗi đam mê nhiệt cuồng của tuổi trẻ đầy khát vọng, đã đam mê với tất cả niềm thôi thúc của một trái tim yêu, bởi cái lẽ thường tỉnh, như trong thơ ông viết: yêu – và được yêu. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên thế gian này! Tình yêu ấy cũng không thành. Song văn học Đức nhờ đó có được một tác phẩm tiêu biểu nhất cho cả phong trào Bão táp và Xung kích, gây chấn động khắp châu Âu, chính là cuốn tiểu thuyết nhan đề Nỗi đau của chàng Werther, xuất bản năm 1774, lưu lại trên trang sách cơn say của Goethe trẻ tuổi đối với nàng Lotte, con gái một viên pháp quan ở một vùng quê đầy thơ mộng.

Ngày ấy, theo lời khuyên của cha, chàng luật sư trẻ tuổi J.W. von Goethe đến thị trấn Wetzlar để thực tập nghiệp vụ. Wetzlar là một thị trấn nhỏ với những vùng phụ cận, những thung lũng, những triền đồi và phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, khiến chàng rất say mê, nhất là việc tiếp xúc với những người dân quê thuần phác, đôn hậu đã giúp chàng lấy lại được sự thư thái trong tâm hồn, sau khi phải giã từ Sesenheim và tình yêu của chàng đối với con gái một viên mục sư là nàng F. Brion. Nhưng chỉ ba tuần sau khi đến Wetzlar, ngày 9 tháng Sáu năm 1772, Goethe đã tham dự một đêm vũ hội ở vùng phụ cận Volpenhausen và bị thần Ái tình dẫn lối đến với một tình yêu ngọt ngào và cay đắng khác. Chính tại đây Goethe đã quen biết Charlotte Buff và chồng chưa cưới của nàng là Christian Kestner, một viên thư ký của tòa lãnh sự Hannover. Chàng nhanh chóng trở thành bạn thân thiết của cả hai người. Nhưng tình bạn ấy đã sớm rạn nứt, bởi Goethe mê đắm Lotte, tìm thấy ở nàng một tâm hồn nhân hậu, hồn nhiên và hòa điệu với hồn mình, một cô gái xinh đẹp, thông minh, giàu xúc cảm và tế nhị, một thiên thần ở vùng quê thơ mộng và hữu tình. Christian Kestner, trong một bức thư tâm tình gửi cho bạn mình, đã nhận xét Goethe là một người giàu tài năng, một “thiên tài đích thực”, “một chàng trai có trí tưởng tượng rất phong phú, có cá tính… nhưng chưa vững vàng trong các nguyên tắc sống!”… Chẳng bao lâu sau đó, trong những dòng nhật ký viết vào cuối thăng Sáu năm 1772, người đời sau hiểu rằng Kestner đã lâm vào một tâm trạng u uất và khó xử, vì biết Goethe yêu Lotte của chàng. Bút tích của Kestner còn lưu lại cho thấy chàng rất kiềm chế, cố cư xử một cách cao thượng, nhưng thâm tâm bị giằng xé khốn khổ, vì “một mặt, tôi nghĩ mình không có khả năng làm cho Lotte hạnh phúc bằng anh ta, nhưng mặt khác, tôi không thể chịu đựng nổi ý nghĩ tôi sẽ mất nàng. Và ý nghĩ sau đã chiến thắng.” Nghĩa là Kestner, trong cuộc đời thực khác với Albert trong tác phẩm, điềm đạm và thận trọng, đã phản ứng gay gắt với Lotte và Goethe. Và sau một cuộc nói chuyện căng thẳng giữa ba người, Goethe đã quyết định từ giã Wetzlar. Với một trái tim tan nát và tâm trạng sầu muộn, nuối tiếc khôn nguôi người con gái đã như giọt nắng ban mai rọi xuống tâm hồn xuẩn trẻ và đầy khát vọng của mình, Goethe lặng lẽ rời Wetzlar vào ngày 11 tháng Chín năm 1772, trở về sống ở Frankfurt quê hương.

Về Frankfurt chưa được bao lâu Goethe bỗng được tin bạn mình là K.W. Jerusalem đã tự sát. Jerusalem là một trí thức tư sản thông minh và tài năng. Uất ức vì bị giới quý tộc phong kiến phỉ báng và cô lập, thất vọng trong tình yêu mẽ đắm đối với vợ của bạn mình, Jerusalem đã mượn súng của Christian Kestner để kết liễu cuộc đời vào ngày 30 tháng Mười năm 1772. Theo yêu cầu của Goethe, Kestner gửi cho chàng một bản tường thuật khá chi tiết về cái chết của Jerusalem. Goethe rất xúc động. Chính trong khoảnh khắc đó Goethe nảy ra ý định viết một cái gì đó về số phận của Jerusalem cũng như về chính mình. Nhưng phải đợi tới hơn một năm sau, vào tháng Giêng năm 1774, ý định này mới được thực hiện. Đó là quãng thời gian nhà thơ trẻ lại lâm vào một cảnh ngộ u buồn khác. Quan hệ tình cảm của chàng đối với Maximilian, con gái nữ văn sĩ la Roche, được khơi đậy, sau khi nàng theo người chồng già hơn mình 21 tuổi là nhà buôn Brentano về sống ở Frankfurt. Tuy nhiên quan hệ này vừa được nhen nhóm đã bị chính nhà buôn đập tắt một cách thảm hại. Brentano ghen tuông, nổi giận lôi đình, làm om sòm mọi chuyện và cấm cửa Goethe. Sau những đau khổ nặng nề ờ Wetzlar, Goethe lại lâm vào tâm trạng u sầu và chán ngán. Chính trong thời kỳ khủng hoảng đó của tâm hồn, Goethe quyết tâm viết Werther, viết để giải thoát mình khỏi tâm trạng bị hành hạ khốn khổ, như ông sau này đã thú nhận.

Có thể nói rằng: mối tình bất hạnh của Goethe ở Wetzlar, sự xung đột với giới quý tộc phong kiến và cái chết oan khuất của Jerusalem, sự đổ vỡ trong quan hệ tình cảm của nhà thơ với Maximilian đã là ba yếu tố chủ đạo tạo nên cái nền cho tiểu thuyết hình thành. Tuy nhiên những kỷ niệm cá nhân trong tình yêu với Lotte, những trải nghiệm trong cuộc sống nơi thôn đã, những dữ liệu từ nguyên mẫu… khi đưa vào tác phẩm đã được ngòi bút tài năng Goethe tái tạo, bồi đắp và hư cấu rất công phu, giàu sáng tạo nghệ thuật để có được một chàng Werther điển hình cho cả một thế hệ thanh niên đương thời bị tù hãm trong xã hội phong kiến chuyên quyền, một thế hệ khao khát vươn tới tự do, hạnh phúc và bình đẳng xã hội, ước mong được “cưỡi lên cánh hạc để bay tới bến bờ của đại đương Vô lượng, ao ước được ghé môi vào chén rượu sủi tăm của Vô biên để uống lấy niềm hoan lạc của Đời đang ầm ào vỗ sóng…” Có điều là Goethe đã viết nên tác phẩm này với tất cả tâm hồn, hoặc như sau này đã thú nhận với viên thư ký Eckermann vào ngày 2 tháng Giêng năm 1824, ông “giống một con chim bồ nông, nuôi dưỡng tác phẩm bằng máu của chính trái tim mình.”

Và như người Đức thường nói, cái gì đến từ trái tim sẽ đến được với trái tim. Werther của Goethe cũng vậy. Nó được tác giả viết bằng cả trái tim liên tục trong một tháng và đã đến được với trái tim của muôn vạn con người.

 

**


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button