Kinh điển

Hai số phận

hai so phanTHÔNG TIN SÁCH

Tác giả : Jeffrey Archer

Download sách Hai số phận ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH ĐIỂN

Đọc thử Xem giá bán

EBOOK

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Hai số phận” là một cuốn tiểu thuyết được sáng tác vào năm 1979 bởi nhà văn người Anh Jeffrey Archer. Tựa đề gốc của sách là “Kane and Abel” – một phép chơi chữ dựa trên hai cái tên xuất hiện trong Kinh Thánh Cựu Ước là Cain và Abel.

Cuốn sách là một câu chuyện kể về hai người có số phận khác nhau. Họ không có điểm gì giống nhau cả ngoại trừ việc sinh ra vào cùng một thời điểm (18/04/1906) và có một lòng quyết tâm để đạt được thành công trong cuộc sống. William Lowell Kane là một người mạnh mẽ và giàu có trong khi đó Abel Rosnovski (tên ban đầu là Wladek Koskiewicz) là một người gốc Ba Lan phải đấu tranh từ lúc sinh ra và lớn lên cùng với những người nghèo khổ, cuối cùng di cư đến Hoa Kỳ. Cuộc đời của hai con người này đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố để cuối cùng nhận ra sự tồn tại của nhau.

“Hai số phận” biến hóa qua ngòi bút của Archer

Jeffrey Archer đã hấp dẫn người đọc “Hai số phận” bằng câu chuyện chân thực như biên bản cuộc đời, được thuật lại bằng một giọng kể biến hóa tài hoa. Ông kể lại các sự việc một cách tuần tự, nối tiếp từng trang giấy hiện lên câu chuyện về hai con người hoàn toàn xa lạ. Các biến cố cuộc đời nối tiếp nhau gần như theo một mạch chảy xuyên suốt, khiến người đọc bắt gặp một thứ ma lực kiểu khác – cái thôi thúc của sự tò mò, muốn biết nữa, muốn theo dõi, nó là cái cảm giác trí não vô cùng tỉnh trong một niềm hân hoan.

Từng bước đường đời của hai con người – khi lớn lên, khi về già, khi đau khổ, lúc hạnh phúc, nhà văn đều dành cho họ những câu văn tương xứng, ẩn chứa khi thì nụ cười hóm hỉnh, lúc thì một tiếng thở dài hay giọt nước mắt đắng cay. Archer khiến độc giả kinh ngạc về sự am hiểu diễn biến tâm lý của ông.

Trong “Hai số phận” có nhiều tình yêu, nhưng không tình yêu nào giống tình yêu nào, dù các “quy trình“ có vẻ là tương tự. Nhà văn rất cân nhắc chọn lựa chi tiết và từ ngữ để dựng lên những tình yêu muôn hình vạn trạng: từ tình yêu trong giới quý tộc đến tình yêu của những người nhập cư, từ tình yêu trong sáng của đôi trẻ đến tình yêu vụ lợi và những cuộc truy hoan – một thứ gần với “tình” hơn là “yêu”… Đối với người đọc đến từ những nền văn hóa khác, nơi tình yêu được quan niệm một cách nghiêm khắc, “Hai số phận” mở ra một chân trời phong phú, mới mẻ. Giống như “Rừng Na-uy” của Haruki Murakami, cuốn sách gợi cho người đọc cảm nhận và suy nghĩ đến tính nhân bản của tình dục, tình yêu nguyên thủy.

Cách Archer kể những câu chuyện kinh doanh, câu chuyện làm giàu trong cuộc đời hai nhân vật chính cũng mang đến nhiều hứng thú cho người đọc. Từ những vụ trao đổi nhãn diêm và đầu tư “cổ phiếu ma” của chú bé William đến việc lèo lái ngân hàng qua cuộc khủng hoảng kinh tế, hay quá trình Abel khôi phục từ 12 khách sạn làm ăn thua lỗ thành một thương hiệu lớn với 70 khách sạn trên toàn cầu, người đọc hồi hộp theo dõi từng bước đi của hai con người có ý chí và nghị lực phi thường này. Sự căng thẳng có lúc đến nghẹt thở do những thủ pháp mô tả của tác giả. Đọc “Hai số phận“, người đọc hiểu hơn đôi phần về những nhà doanh nghiệp, qua đó kính trọng và cảm phục họ. Có lúc thành công, có khi thất bại, điều duy nhất không thay đổi trong họ là việc không bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân mình cũng như không bao giờ cho phép mình tự thỏa mãn.

Có thể nói, yếu tố lớn nhất chi phối bút pháp “Hai số phận” là kết cấu song đôi. Tên gọi của bản gốc tiếng Anh đã thể hiện điều đó: “Kane and Abel“ – nhà ngân hàng và nhà khách sạn, một người Mỹ và một người Ba Lan.

Vòng tròn định mệnh của Kane và Abel

Cuộc đời của cặp nhân vật chính trong “Hai số phận” song hành cùng nhau mà họ không hề biết, từ cái ngày hai người cùng chào đời, một ở Boston và một ở Slonim. Đến khi con đường đời của họ giao vào nhau, số phận của họ phụ thuộc vào nhau thì hai người lại trở thành hai kẻ thâm thù, ai cũng chỉ muốn người kia phải chết mà không hề biết rằng, chính họ lại nợ ơn cứu mạng của nhau.

Khi William qua đời, có thể nói ông đã hiểu hết tất cả, nhờ ơn chiếc vòng bạc. Nhưng Abel có biết rằng người đại tá đầu quấn kín băng mà ông cố cứu trong chiến tranh lại chính là William không? “Hiểu biết khác nhau” – một yếu tố của nghệ thuật kịch ý chỉ mỗi nhân vật biết những sự kiện này và không biết những sự kiện khác – được Archer vận dụng thành công tạo nên những nghi hoặc thú vị không chỉ cho nhân vật mà còn cho cả người đọc nữa. Dù thế nào đi nữa, khi câu chuyện về hai cuộc đời khép lại, hai con người cũng đã nhận ra nhau, hiểu được nhau. Ánh mắt cuối cùng họ chạm nhau ngắn ngủi giữa đêm mùa đông buốt giá, dù không ai nói một lời nào, tin rằng đã là ánh mắt của tha thứ và thông cảm.

Hai đứa con đã kéo họ đến cùng một chỗ. Hai ông già kiêu hành đều giấu mình trước tất cả mọi người, để rồi bắt gặp mình giống nhau đến thế trước cái lạnh, trước thời gian, trước đoạn cuối cuộc đời, tưởng như chỉ có chính họ mới có thể chia sẻ được với nhau mà thôi. Đây là một kết thúc ấn tượng mà Archer chọn để kết thúc “Hai số phận”.

Vài nét về tác giả:

Jeffrey Archer sinh ngày 15/4/1940 tại London, Anh. Trước tác phẩm “Hai số phận”, ông có viết cuốn tiểu thuyết “Không hơn một xu, không kém một xu” (Not A Penny More, Not A Penny Less). Tiểu thuyết kể câu chuyện về một món nợ mà bốn nhà đầu tư cần phải đòi từ một kẻ lừa đảo và cuộc phiêu lưu của họ để đòi lại món nợ đó chính xác đến từng xu, đúng như tên gọi của tiểu thuyết. Tiểu thuyết đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam.

Tác phẩm “Hai số phận” là tiểu thuyết mở đầu cho một bộ ba tiểu thuyết của Jeffrey Archer. Hai quyển tiếp theo hiện chưa có bản dịch ở Việt Nam là “The Prodigal Daughter” (tạm dịch: Đứa con gái hoang đàng; viết năm 1982) và “Shall We Tell The President?” (tạm dịch: Có nên báo tổng thống?, 1983).

ĐỌC THỬ

Albel đang chú ý xem một mẩu tin nói về ngân hàng Lester, Kane và Công ty trong trang tài chính của tờ Diễn đàn Chicago.

Phần lớn trên trang báo là những bài dự đoán về hậu quả của việc Nhật tiến công vào Trân Châu Cảng Giá như mẩu tin ngắn kia không kèm theo một bức ảnh nhỏ chụp William Kane từ xưa, tức là hồi Abel đến gặp anh ta ở Boston cách đây hơn mười năm, thì có lẽ Abel cũng bỏ qua không để ý đến. RÕ ràng trong tấm ảnh này Kane còn quá trẻ, không tương xứng với nội dung tin mô tả anh ta như một chủ tịch xuất sắc của ngân hàng Lester, Kane và Công ty mới thành lập Trong bài còn dự đoán: Ngân hàng mới này, sáp nhập Lester ở New York với Kane và Cabot ở Boston là hai ngân hàng đã có lịch sử lâu đời, rất có thể sẽ trở thành một trong những thể chế tài chính quan trọng nhất ở Mỹ. Theo bán báo cáo được biết, chứng khoán sẽ nằm cả trong tay khoảng hai chục người có liên quan hoặc có dính dáng chặt chẽ với hai gia đình nói trên.

Abel lấy làm hài lòng với mẩu tin này. Anh tin chắc là bây giờ Kane không còn kiểm soát được toàn bộ. Anh đọc lại mẩu tin. Vậy là từ hồi hai người so kiếm với nhau đến giờ, William Kane rõ ràng đã leo cao hơn nữa rồi. Nhưng Abel đâu có kém. Và bây giờ anh biết là mình còn món nợ cũ phải thanh toán với con người mới làm chủ tịch ngân hàng Lester này đã.

Trong hơn mười năm qua, Công ty Nam tước đã làm ăn rất khám khá. Abel đã trả xong các khoản tiền vay của người ủng hộ mình trước đây, thực hiện đúng những điều đã ký kết, tức là chỉ trong mười năm trả hết nợ và hoàn toàn làm chủ các tài sản của công ty.

Vào cuối quý của năm 1939, không những Abel đã trả hết nợ mà lợi nhuận của năm 1940 xem ra còn vượt cả mức dự kiến đến hơn nửa triệu đô la. Thành tích này trùng hợp với việc mở thêm hai khách sạn Nam tước, một ở Washington và một ở San Francisco.

Mặc dầu trong thời kỳ này Abel không còn là một anh chồng tận tụy như trước, mà phần lớn là do Zaphia không thích đuổi theo những tham vọng của chồng, nhưng anh vẫn rất nâng niu cô con gái của mình. Zaphia muốn có đứa con thú hai để đỡ cám thấy quá rảnh rỗi, đã giục anh cứ thử đi khám bác sĩ xem sao. Nhưng đến khi Abel được cho biết là tinh trùng của anh quá yếu, có lẽ do ốm đau và ăn uống quá kham khổ từ hồi bị quân Đức và quân Nga chiếm đóng trước kia, anh đành coi chỉ có Florentyna là đứa con duy nhất, từ bỏ hy vọng có thêm con trai và từ nay dành hết mọi thứ cho cô con gái vậy.

Danh tiếng của Abel bây giờ đã lan ra khắp nước Mỹ. Báo chí thường chỉ nhắc đến tên anh như “Nam tước Chicago” thôi. Anh không còn bận tâm đến những lời chế giễu sau lưng. Bây giờ Wladek Koskiewicz đã thành đạt, và điều quan trọng là anh sẽ đứng vững với sự nghiệp ở đây. Lợi nhuận của mười ba khách sạn trong năm tài chính vừa qua đã suýt soát một triệu đô la, nếu cộng với vốn cũ dôi ra nữa là bây giờ anh có thể quyết định về một chính sách bành trướng được rồi.

Bất ngờ, Nhật tiến công Trân Châu Cảng.

Kể từ ngày 1 tháng 9 khủng khiếp của năm 1939 khi quân đội Quốc xã tiến đánh Ba lan rồi sau đó chạm trán với quân Nga ở Brest Litovsk và một lần nữa đất nước của anh lại bị chia cắt, Abel đã gửi rất nhiều tiền cho Hội Chữ thập đỏ Anh để cứu trợ quê hương. Anh đã tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt cả với đảng Dân chủ và với báo chí, để đẩy nước Mỹ lừng khừng phải tham gia vào cuộc chiến, dù cho sau đó họ có đứng về phía quân Nga đi nữa. Nhưng mọi cố gắng của anh cho đến lúc này đều vô hiệu. Rồi vào cái ngày chủ nhật của tháng Chạp ấy, với các trạm đài ở khắp nước đều tường thuật ầm ĩ về cuộc tiến công bất ngờ của Nhật, Abel biết chắc là đến bây giờ thì Mỹ phải nhảy vào cuộc chiến rồi. Ngày 11 tháng Chạp, anh nghe Tổng thống Roosevelt thông báo với quốc dân rằng Đức và Ý đã tuyên chiến với Mỹ. Abel rất muốn vào quân đội đi chiến đấu. Nhưng trước hết anh phải có lời tuyên bố chiến tranh riêng của mình đã, vì vậy anh gọi đến cho Curtis Fenton ở Ngân hàng Continental. Nhiều năm qua, Abel đã dần dần tin ở những điều dự đoán của Fenton, và bây giờ anh vẫn còn giữ ông ta trong ban giám đốc của Công ty Nam tước mặc dầu tự anh đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình. Anh làm như vậy đề duy trì mối quan hệ chặt giữa Công ty Nam tước với Ngân hàng Continental mà thôi.

Curtis Fenton ra nghe máy, giọng nói vẫn rất lễ độ.

– Nhờ ông xem giùm tiền dự trữ của công ty ngoài tài khoản là bao nhiêu, – Abel nói.

Curtis Fenton lấy ra một hồ sơ ngoài bìa đề “Tài khoản số 6”. Trước nay ông vẫn đề tất cả những gì liên quan đến Rosnovski vào cùng một hồ sơ. ông liếc nhìn qua vài con số.

Khoảng dưới hai triệu đô-la, – ông nói.

Tốt, Abel nói. – Tôi muốn ông xem giùm cái ngân hàng mới thành lập có tên là Lester, Kane và Công ty ông tìm giúp tên tuổi từng cổ đông trong đó, xem mỗi cổ đông chiếm tỷ lệ bao nhiêu và xem họ muốn bán những cổ phiếu ấy không. Nhưng ông không được để cho chủ tịch ngân hàng là William Kane được biết chuyện này, và cũng không nhắc gì đến tên tôi cả.

Curtis Fenton nín thở, không nói gì. ông tỏ ra rất ngạc nhiên. May mà nói chuyện điện thoại nên Abel Rosnovski không thấy được vẻ mặt của ông. Tại sao Abel Rosnovski lại muốn đổ tiền vào đây, và chuyện đó liên quan gì đến William Kane? Fenton cũng đã đọc Nhật báo phố Wall có bài nói về việc sáp nhập hai ngân hàng tư nhân nổi tiếng đó rồi. ông đang còn lo về chuyện Trân Châu Cảng và việc vợ ông nhức đầu, giá như Ronovski không gọi điện thoại yêu cầu về chuyện này thì ông đã quên khuấy đi mất, lẽ ra phải có bức điện mừng gửi cho William Kane rồi. ông lấy bút chỉ ghi vài chữ vào dưới hồ sơ Công ty Nam tước trong khi vẫn nghe Abel dặn.

– Sau khi ông đã có đủ các chi tiết rồi, tôi muốn được ông thông báo lại bằng miệng chứ không nên viết trên giấy.

– Vâng, thưa ông Rosnovski.

Hẳn là giữa hai người này có chuyện gì với nhau rồi, Curtis Fenton nghĩ bụng. Nhưng mình cũng chẳng cần biết làm gì.

Abel nói tiếp :

– Tôi cũng muốn được ông thêm vào báo cáo hàng quý những chi tiết về tất cả những gì ngân hàng Lester công bố, và cả những công ty liên quan đến họ nữa.

Tất nhiên rồi, ông Rosnovski.

– Xin cảm ơn ông, ông Fenton. Nhân đây tôi xin nói để ông biết bộ phận nghiên cứu thị trường của tôi có khuyên tôi nên mở thêm một khách sạn Nam tước ở Montreal.

ông không lo là có chiến tranh sao, ông Rosnovski?

– Trời ơi, việc gì phải lo. Nếu bọn Đức đến được Montreal thì ai cũng phải đóng cửa hết, kể cả ngân hàng Continental của ông. Dù sao, lần trước chúng ta đã đánh bại bọn khốn kiếp ấy rồi, lần này tất nhiên sẽ đánh bại nữa. Chỉ có điều khác là lần này thì tôi có thể tham gia hành động được. Thôi chào ông, ông Fenton.

Mình chẳng hiểu được đầu óc Abel Rosnovski đang nghĩ gì, Curtis Fenton bỏ máy xuống tự hỏi. ông chợt nghĩ về những yêu cầu của Abel với chi tiết các chứng khoán trong ngân hàng Lester. Điều này khiến ông lo ngại. Mặc dầu William Kane không còn gì liên quan đến Rosnovski nữa, nhưng Fenton vẫn sợ rằng nếu khách hàng của mình nắm giữ được tình hình cổ phiếu của ngân hàng Lester thì không biết rồi sẽ ra sao? ông quyết định không nói cho Rosnovski biết về nỗi lo ngại đó của mình. ông tính rồi thế nào cũng có ngày một trong hai người đó sẽ giải thích cho ông biết là họ đang tính toán chuyện gì.

Abel cũng nghĩ không biết mình có nên nói cho Curtis Fenton biết tại sao mua chứng khoán của Lester không. Nhưng rồi anh nghĩ càng ít người biết về kế hoạch của mình càng tốt.

Anh tạm gạt bỏ William Kane sang một bên, không nghĩ đến nữa. Anh bảo thư ký đi tìm George, mới đây cũng được cử làm phó chủ tịch công ty Nam tước. Anh ta đã cùng khấm khá lên với Abel và hiện nay là người được Abel tin cậy nhất. Ngồi trong phòng làm việc trên tầng thứ bốn mươi hai của khách sạn Nam tước Chicago, Abel nhìn xuống hồ Michigan, nơi được người ta mệnh danh là Bờ biển Vàng. Lúc này đầu óc anh đang nghĩ về đất nước Ba lan. Anh tự hỏi không biết mình sẽ còn sống được để thấy lại tòa lâu đài nữa không. Abel biết sẽ không bao giờ còn về sống ở Ba lan được nữa, nhưng vẫn muốn tòa lâu đài ấy được trả về cho mình. Cái ý nghĩ về quân Đức hoặc quân Nga lại một lần nữa chiếm đóng quê hương tươi đẹp của mình khiến anh muốn . . . Đang nghĩ thế thì George bước vào.

– Muốn tìm tôi ư, Abel?

George là người duy nhất trong công ty dám gọi Nam tước Chicago bằng tên tục.

Ừ, Liệu anh có thể quản được tất cả các khách sạn trong ít tháng nếu tôi phải đi vắng xa không

– Được chứ, – George nói. – Sao, anh đi nghỉ à?

– Không, – Abel đáp. Ra trận.

– Sao? – George hỏi. – Sao?

 

– Sáng mai tôi đi New York đăng lính.

– Anh điên à? CÓ thể chết đấy

– Chết sao được, – Abel đáp. – Nhưng mình sẽ phải giết mấy tên Đức. Bọn khốn kiếp ấy trước kia đã không tóm được mình thì lần này cũng chẳng tóm được đâu George vẫn phản đối. Anh ta bảo không có Abel thì nước Mỹ vẫn chiến thắng được. Zaphia cũng phản đối.

Cứ nói đến chiến tranh là chị ta ghét rồi. Florentyna, lúc này đã gần tám tuổi, không hiểu chiến tranh là thế nào, nhưng biết lần này bố đi xa và đi lâu Lên cô bé khóc váng lên.

Mặc dầu nhiều người phản đối, Abel vẫn nhảy lên chuyến máy bay đầu tiên đi New York vào ngày hôm sau. Cả nước Mỹ như đang kéo nhau đi khắp ngả.

Anh đến thành phố chỉ thấy toàn những thanh niên mặc quần áo ka-ki màu xanh nước biển đang từ biệt cha mẹ vợ con và người yêu. Ai cũng nói với nhau – tuy trong bụng không tin – rằng chiến tranh chỉ trong mấy tuần nữa là kết thúc.

Abel đến khách sạn Nam tước New York vừa gặp lúc ăn tối. Phòng ăn đầy chặt những thanh niên. Các cô gái bíu chặt lấy những chàng trai, hoặc là lính bộ, lính thủy, hoặc là không quân, trong khi đó vang lên tiếng hát của Frank Sinatra và kèn trống của dàn nhạc Tommy Dorsey. Abel nhìn những người trẻ tuổi trên sàn nhẩy ấy, trong bụng nghĩ không biết trong số họ sẽ còn bao nhiêu người được dịp hưởng một tối vui như thế này nữa. Anh không thể không nhớ đến lời giải thích của Sammy trước đây khi ông ta trở thành người phụ trách nhà ăn ở khách sạn Plaza như thế nào. Ba người đi trước ông ta từ mặt trận phía Tây trở về mỗi người chỉ còn một chân. Trong lớp người trẻ tuổi đang nhảy ở đây, không ai hiểu được chiến tranh thực sự là thế nào. Anh không thể nào cùng chia vui với họ được. Anh trở về phòng.

Sáng hôm sau anh mặc vào người một bộ đồ sẫm và đi xuống phòng tuyển quân ở Quảng trường Thời đại Anh đã phải xuống New York đê đăng linh vì sợ ở Chicago sẽ có người nhận ra anh mà không cho. ở đây còn đông người hơn cả ở sàn nhảy đêm trước, nhưng không có ai bíu lấy ai cả. Anh không thể không nhận thấy mọi người khác đều có vẻ khỏe mạnh hơn anh nhiều. Gần hết buổi sáng Abel mới được đưa cho một tờ khai. Anh nghĩ bụng việc này nếu là ở chỗ mình thì chỉ mất mấy phút. Rồi sau đó anh lại phải xếp hàng hơn hai tiếng đồng hồ nữa, chờ đến lượt một viên thượng sĩ hỏi anh làm nghề gì: – quản lý khách sạn, – Abel nói, rồi liền đó kể cho ông ta nghe kinh nghiệm anh đã trải qua trong cuộc chiến tranh lần trước. Viên thượng sĩ yên lặng nghe một anh chàng vừa béo vừa lùn đứng trước mặt mình nói những điều ông ta không tin được. Giá như Abel xưng mình là Nam tước Chicago thì có thể ông kia không nghi ngờ gì lắm về chuyện tù tội và bỏ trốn của anh.

Nhưng Abel lại không nói gì về điều đó, vì anh không muốn được ưu đãi gì hết.

Sáng mai anh sẽ kiểm tra sức khỏe, – viên thượng sĩ tuyển quân chỉ nói thế sau khi Abel độc thoại một hồi. Rồi, như để nói thêm cho đủ phận sự, ông ta bảo:

Cảm ơn anh đã tình nguyện.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

One Comment

  1. Sách đọc quá lôi cuống , còn hơn cả xem phim.

    Cảm ơn bộ phận đã tải sách này lên để mình có thể đọc onl.
    Nhưng cái hơi thất vọng của mình là bản down EPUB ( mình down và đọc = đt 😛 ) có quá nhiều lỗi sai từ, rồi cả thiếu dấu câu( quá nhiều ) nên nhiều lúc đọc mình bị hiểu sai ý của câu.

    Cảm ơn đã lắng nghe lời góp ý của mình 😛

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button