Kinh điển

Đất Tiền Đất Bạc

dattien1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK ĐẤT TIỀN ĐẤT BẠC

Tác giả : Mario Puzo

Download sách Đất Tiền Đất Bạc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH ĐIỂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trước năm 1960, không ai biết đến Mario Puzo. Từ 1970 trở đi được coi như “nhà văn có sách bán nhiều” vào bậc nhất. Có tài hay không hậu xét. Nhưng quần chúng độc giả chịu chắc, bằng không có quay phim thành “siêu tác phẩm” chăng nữa thì The Godfather cũng chỉ là một thứ ốc mượn hồn! Một truyện phim khá được “đánh bóng” bởi muôn vàn xảo thuật điện ảnh và tên tuổi diễn viên.

Nhưng truyện The Godfather đã bán số triệu, nhiều triệu. Nhiều bản dịch được thực hiện. Cùng mạt như ở Việt Nam – nơi duy nhất trên thế giới có một nghề gọi là nghề cho mướn truyện và được phép đóng môn bài – mà Bố Già còn dẫn đầu về số bán, ở tiệm sách lớn cũng như ngoài lề đường.

Nếu người đọc Bố Già thấy hào hứng ở những cảnh bắn giết máu óc tùm lum ở mỗi trang sách, mới đi sâu vào hai xã hội bí mật nhất và bẩn nhất Mỹ quốc là Mafia Hollywood thì đọc Đất Tiền Đất Bạc sẽ ngạc nhiên vì cùng một tác giả Mario Puzo mà không thấy súng nổ loạn, chỉ thấy cám cảnh vì con người tranh ăn để sống! Cho tới bây giờ ông mới viết có hai truyện The Godfather và The Fortunate Pilgrim mà? Như tên gọi, con người đói quá bèn rủ nhau đổ xô sang Mỹ “hành hương”. Họ đâu cần tìm đạo, tìm triết lý mà chỉ đi… tìm tiền! Đúng hơn là đi kiếm miếng sống, cho khỏi đói. Nhưng không chết đói là may… họ lại đòi no nữa. Họ lại muốn làm giàu, thật nhiều thật lẹ… dù đồng tiền có bẩn và nếu cần còn phải triệt hạ đồng loại, nhiều khi còn đồng bào !

Vì vậy phải hiểu là Đất Tiền Đất Bạc đã được viết trước để làm bối cảnh xã hội cho Bố Già. Phải đọc kỹ Đất Tiền Đất Bạc thì may ra mới hiểu ở Bố Già những động cơ nào đã đưa đến sự lũng đoạn của phe nhóm Bàn Tay Đen, dễ dàng và bất nhân như vậy .

Bố Già đã đánh trúng thị hiếu găng-tơ nơi người đọc. Người ta bèn quên khuấy tính cách tả chân cực kỳ chính xác và nhân bản của Mario Puzo ở Đất Tiền Đất Bạc mà chỉ ca ngợi tính cách sôi động, dữ dội của Bố Già. Cái mới bất công!

Đó là lý do chính mà người làm cuốn Bố Già (The Godfather) là Ngọc Thứ Lang nhất quyết giới thiệu “phần chìm” của Mario Puzo. Dĩ nhiên một bản dịch trung thành chẳng thể là phóng tác nhưng nếu đọc Đất Tiền Đất Bạc thấy hơi hướng Hồ Biểu Chánh với đôi chút “màu sắc thời đại” thì đó là một an ủi lớn cho người dịch khi cố gắng giới thiệu một tác phẩm giá trị.

Trích dẫn :

Con đường nhỏ hẹp, dãy phố nhà tầng cho mướn 2 bên lại quá cao nên coi hệt như khe núi. Lế đường lát đá xanh, trẻ con bên nào lề bên nấy phân minh. Đang nô đùa ồn ào, bọn chúng bảo nhau dừng để ngây người đứng ngó.
Đó là lúc Larry Angeluzzi thúc con ngựa ô đen láng đi trước, mở đường cho chuyến xe lửa tà tà bám theo. Trời chạng vạng tối, tay hắn vung vẩy cây đèn đỏ. Vó ngựa gõ lộp cộp nghe ròn rã, mấy cái móng sắt đập chan chát vào đường ray tóe lửa. Làm sao dân xóm đại lộ số 10 không chú ý được? Quả nhiện, sau người ngựa và đèn là cả một chuyến xe chở hàng dài thậm thượt rùng rùng từ nhà ga Saint John đường Hudson bò tới.
Năm đó là năm 1928, Sở Hỏa xa Nữu Ước còn phải mượn đường thành phố để xuôi Nam ngược Bắc, cho các chuyến hàng lên xuống băng ngang giữa các xóm đông dân, nên mới phải dùng một số trai tráng cưỡi ngựa đi trước lo mở đường. Chỉ vài năm sau, xây thêm một cây cầu nối băng ngang là hết sợ đụng chạm.
Có lẽ không biết cái nghề cưỡi ngựa mở đường cho xe lửa chạy này nhiều lắm là vài năm nữa sẽ cáo chung và người cưỡi ngựa cũng sắp thành một món đồ phế thải chẳng ai thèm nhắc tới nên cậu Larry mới hiên ngang thế kia chứ? Ngồi thẳng đứng trên yên ngựa hung hăng cứ như cao bồi miền Viễn Tây vậy!
Bộ quần áo hãng phát nhìn cũng ngon nữa: áo vét dạ trắng, mũ nỉ đen rộng vành gắn đầy huy hiệu Hỏa xa, chiếc quần dài dạ xanh ống rộng nhưng được kẹp cứng nơi mắt cá bằng chiếc kẹp của người chạy xe máy coi láng coóng.
Tối nay là tối mùa hè ấm áp, cậu Larry thúc ngựa cho chạy lộp cộp trên đường đá. Khỏi bận tâm mở đường… vì giờ này dân xóm này quen lệ tụ họp từ lâu. Đàn bà thì xách ghế ngồi từng đám kể chuyện tào lao. Đàn ông thì chỉ đứng đầu đường tán gẫu và kéo khói xì gàn rẻ tiền Di Nobili. Thây kệ đám con nít chạy chơi với mấy toa xe lửa. Chẳng là thấy những toa xe chở hàng trống rổng, tối nào chẳng rề rề chạy ngang, chúng đua nhau nhảy lên nhảy xuốnggiỡn chơi cho vui. Đoàn xe cứ thề chảy dưới ánh đèn hiu hắt, thỉnh thoảng mới gặp một khúc đường được mấy bóng đèn cửa tiệm chiếu ra sáng trưng. Cứ tới ngã tư là đỡ khổ cho cả người lẫn ngựa và xe; ngọn gió sông Hudson từ đại lộ số 12 thổi bật lên, làm mát mặt người, mát cả máy xe trong khi chiếc đầu máy đen xì nhả từng hồi còi tút.. tút..
Tới ngà tư số 27 thì nguyên một bên đường phía tay phải Larry bổng trống lổng. Đó là một khu công viện Chelsea rộng thênh thang với những lùm cây thấp lè tè, giờ này con nít ngồi đầy bãi coi hát bóng thì Larry liế nhìn. Tối nay chiếu phim cao bồi nên trên màn ảnh khổng lồ bỗng hiện sừng sững một anh hùng Viễn Tây giữa ánh nắng chói lòa phi ngựa rầm rập nghe như sấm. Hình ảnh lại lớn khủng khiếp nên ngựa của Larry đâm sợ hoảng, suýt lồng lên nếu không kịp thời tới ngã tư đường số 28bắt đầu có dãy nhà tầng che khuất.
Gần đến nhà rồi. Đại lộ số 10 vốn có cây cầu nổi dành cho khách bộ hành băng ngang ở chổ tiếp giáp đường số 30. Tới đây là tới nhà, chung quanh đây toàn bà con quen biết nên cưỡi ngựa hàng ngày cũng phải cưỡi sao cho ra vẻ. Ngồi phải rõ thật thẳng , mũ phải kéo lệch sang bên mới hách!
Ngựa Larry lộp cộp chạy dưới dạ cầu. Nó ngước nhìn lên đám con nít đang bám thành cầu nhìn xuống và điệu nghệt cất tay chào. Kìm cứng cương ngựa, coi tay phải không có ai… Larry mới giật cương cho ngựa rẽ vào khu đất trống nhà ga. Gọi là đất trống vì không có nhà cửa nhưng mặt đất đầy những đường ray chạy ngang dọc, chạy tuốt tới bờ sông Hudson.
Sau lưng Larry dĩ nhiên là đoàn xe. Chiếc đầu máy khổng lồ tuôn phì phì những khói và hơi nước… làm khuất lấp tất cả những gì ở phía sau. Cầu nổi hay con nít cũng biến đâu mất tiêu, chỉ còn lại những tiếng reo hò vút cao trên nền trời đêm. Chừng đầu máy kéo những toa xe lượn vòng hẳn vào trong sân ga mới lại nhìn thấy cây cầu với đám con nít ướt đẫn hơi nước đua nhau chạy nhảy tíu tít dọc theo đại lộ.
Đến túp chòi của lão bẻ ghi, Larru dừng ngựa lại, xuống buộc cẩn thận vào cây cọc trước khi ngồi bật ngửa ra băng ghế kế sát vách. Ngồi đây nhìn thấy hiện ra như trên màn bạc cả một thế giới quen thuộc từ ngày xửa ngày xưa. Ngay bên kia đại lộ chứ đâu?
Kia là cửa hàng bánh ở góc đường số 30, con nít bu đen nghẹt quầy bán càrem. Lão chủ tự tay xúc từng ly giấy lớn càrem ba màu: vàng, trắng, đỏ… Xúc mạnh tay lắn vì bây giờ người già lớn rồi, người dám đi trường đua quăng đi không hết kia mà?
Cạnh tiệm bánh nghó ra đường số 31 là tiệm chạp phô, tủ hàng treo la liệt những thỏi xúc xích to như cây củi, phía dưới bày ê hề những mảng phó mát tổ bố, những tảng d8m bông khổng lồ, bọc giấy xanh đỏ. Bên cạnh là tiệm cắt tóc giờ này nghĩ làm nhưng đánh bài mới khởi sự. Tuy nhiên, ông chủ vẫn đứng tỉnh táo nhìn, thấy cái đầu mới nào đi ngang mà không phải thân chủ cây kéo của ông là ông buồn rồi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button