Kinh điển

Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần III

cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-ba1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN III

Tác giả : Jeremy Rifkin

Download sách Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần III ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH ĐIỂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Hai cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mang đến những tiến bộ vượt bậc và vĩ đại trong lịch sử nhân loại bằng việc sử dụng động cơ hơi nước, động cơ đốt trong và sự phát triển của các ngành công nghiệp dầu mỏ, hoá chất, thép và điện lực. Nhưng thực tế, nhân loại và mọi nền kinh tế đang quá phụ thuộc vào nguồn năng lượng có hạn và đang suy tàn ở mức báo dộng của Trái Đất. Từ việc khai thác vô tội vạ những nguồn tài nguyên của môi trường, đến việc sản xuất hàng hoá hay những hành dộng đơn giản như ăn uống và hấp thụ để góp phần tạo ra sự phát thải CO2 và những loại khí cùng chất thải gây ô nhiễm – với số lượng ngày một gia tăng gây nên hiện trạng quá tải cho việc tái tạo của bầu sinh quyển.

Cuốn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III này sẽ cung cấp cho chúng ta những phân tích về thực trạng hiện nay của môi trường cũng như sự tồn vong của trái đất. Thông quá đó, chúng ta sẽ biết được vai trò tất yếu của việc phát dộng một cuộc cách mạng mới. Một cuộc cách mạng trong đó, mọi người đều có thể tự tạo ra những nhà máy phát điện mini tại nhà hoặc tại cơ quan bằng việc sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo – từ nguồn năng lượng thiên nhiên vô hạn như nước, gió, và mặt trời…Tận dụng công nghệ hydro và Internet để lưu trữ, chia sẻ và phân phát năng lượng một cách rộng rãi dồng thời thay đổi các loại phương tiện hiện tại thành phương tiện sử dụng pin nhiên liệu có thể mua và bán điện thông qua một lưới điện thông minh. Tất cả sẽ tạo nên một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III – một hành trình nỗ lực để cải cách năng lượng xanh.

Trích dẫn :

THỦ ĐÔ WASHINGTON

Nền văn minh công nghiệp của chúng ta đang đứng giữa ngã ba đường. Những nguồn năng lượng từ dầu mỏ và năng lượng hóa thạch khác − những thứ tạo nên các ngành công nghiệp đang dần cạn kiệt, và những công nghệ dựa trên nguồn năng lượng này đã trở nên lỗi thời. Các cơ sở hạ tầng công nghiệp có nền tảng từ nhiên liệu hóa thạch đang trở nên cũ kỹ và hư hỏng. Kết quả là nạn thất nghiệp gia tăng đến mức đáng báo động trên toàn thế giới. Các chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng đang sống ngập trong nợ nần và mức sống giảm mạnh. Con số kỷ lục là 1 tỷ người – gần 1/7 dân số toàn nhân loại, đang phải đối mặt với nạn đói và thiếu ăn.

Điều tồi tệ hơn, biến đổi khí hậu do các hoạt động công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ra đang chực chờ đe dọa. Các nhà khoa học cảnh báo rằng chúng ta đang phải đối mặt với sự thay đổi nguy hiểm về nhiệt độ và cấu tạo của hành tinh, đe dọa phá vỡ cân bằng các hệ sinh thái trên khắp thế giới. Các nhà khoa học lo ngại rằng chúng ta có thể đang ở bên bờ một sự tuyệt chủng hàng loạt động thực vật vào cuối thế kỷ này, khiến cho sự sinh tồn của chính con người bị lâm nguy. Sự cần thiết phải có một kế hoạch kinh tế đưa con người đến một tương lai công bằng và bền vững hơn ngày càng trở nên rõ ràng.

Từ những năm 1980, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc cách mạng công nghiệp dựa vào nhiên liệu hóa thạch đã lên đến đỉnh cao và sự biến đổi khí hậu do con người gây ra đang tạo nên một cuộc khủng hoảng lan rộng khắp hành tinh với quy mô chưa từng có. Trong 30 năm qua, tôi đã tìm kiếm một mô hình mới có thể mở đầu cho kỷ nguyên hậu carbon. Với những phát hiện của mình, tôi nhận ra rằng những cuộc cách mạng về kinh tế vĩ đại trong lịch sử xảy ra khi các công nghệ truyền thông kết hợp với các hệ thống năng lượng mới.

Các hệ thống năng lượng mới cho phép tạo nên nhiều hoạt động kinh tế phụ thuộc lẫn nhau hơn và trao đổi thương mại mở rộng hơn cũng như thúc đẩy các mối quan hệ xã hội sâu rộng hơn. Những sự cải cách về truyền thông đi kèm trở thành phương tiện để tổ chức và quản lý những động lực không gian và thời gian mới nảy sinh từ những hệ thống năng lượng mới.

Vào giữa thập niên 1990, tôi nhận ra rằng một sự hội tụ mới của truyền thông và năng lượng đang dần hình thành. Công nghệ Internet và những nguồn năng lượng tái tạo chuẩn bị kết hợp lại để tạo nên một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ mới cho một cuộc Cách mạng Công nghiệp lần III (TIR) sẽ làm thay đổi thế giới. Trong kỷ nguyên đang tới, hàng trăm triệu người sẽ tự sản xuất năng lượng xanh tại nhà, văn phòng và nhà máy của họ đồng thời chia sẻ với nhau thông qua một “mạng Internet năng lượng”, cũng như cách chúng ta tạo ra và chia sẻ thông tin trực tuyến hiện nay. Sự dân chủ hóa về năng lượng sẽ tái sắp xếp về cơ bản các mối quan hệ giữa con người với nhau, tác động đến cách thức chúng ta kinh doanh, quản lý xã hội, giáo dục con em mình và tham gia vào đời sống dân sự.

Tôi đã giới thiệu về tầm nhìn cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần III trong chương trình quản trị cao cấp (AMP) của trường kinh doanh Wharton – đại học Pennsylvania, nơi tôi là giảng viên cao cấp trong 16 năm qua về những xu hướng mới trong khoa học công nghệ, nền kinh tế và xã hội. Chương trình kéo dài 5 tuần giúp các CEO và lãnh đạo kinh doanh trên khắp thế giới tiếp cận với các vấn đề đang nổi cộm và những thách thức họ sẽ gặp phải trong thế kỷ XXI. Ý tưởng này nhanh chóng được lan truyền trong giới kinh doanh và trở thành một thuật ngữ chính trị được các nguyên thủ quốc gia trong Liên minh châu Âu sử dụng.

Từ trước năm 2000, Liên minh châu Âu đang ráo riết theo đuổi những chính sách nhằm cắt giảm mạnh lượng tiêu thụ carbon và chuyển sang một kỷ nguyên kinh tế bền vững. Người dân châu Âu chuẩn bị cho các mục tiêu và cột mốc, sắp xếp lại các ưu tiên về nghiên cứu và phát triển, đặt ra các bộ luật, quy định và tiêu chuẩn cho một chặng đường kinh tế mới. Ngược lại, nước Mỹ lại đang bận rộn với những công cụ và “ứng dụng hàng đầu” mới nhất đến từ thung lũng Silicon, và những người sở hữu nhà đầy hứng khởi về một thị trường bất động sản đang tăng trưởng từ những khoản vay thế chấp dưới chuẩn.

Rất ít người Mỹ quan tâm đến những dự báo về giá dầu mỏ leo thang hay cảnh báo về biến đổi khí hậu đáng lo ngại, và những dấu hiệu ngày càng rõ rệt rằng bên dưới bề mặt, nền kinh tế đang bất ổn. Có một không khí hài lòng, thậm chí tự mãn trên cả nước, một lần nữa xác nhận niềm tin rằng sự thịnh vượng của nước Mỹ thể hiện sự ưu việt hơn các nước khác.

Nhưng ngay cả nước Mỹ hay các chính phủ khác cũng không tránh khỏi những lời chỉ trích. Và trước khi những người Mỹ tự mãn về tầm quan trọng của mình, chúng ta nên để ý rằng liên minh châu Âu là nền kinh tế lớn nhất thế giới, chứ không phải Mỹ hay Trung Quốc. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của 27 quốc gia EU lớn hơn GDP của nước Mỹ. Trong khi EU không có nhiều hiện diện quân sự trên toàn cầu, đây là một thế lực hùng mạnh trên đấu trường quốc tế. Hơn nữa, EU gần như là chính phủ duy nhất đang đặt ra những câu hỏi lớn về khả năng tồn tại của chúng ta trên trái đất trong tương lai.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button