Kinh điển

Chiếc Chìa Khóa Vàng Hay Câu Chuyện Li Kì Của Buratinô

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : A. Tolstoy

Download sách Chiếc Chìa Khóa Vàng Hay Câu Chuyện Li Kì Của Buratinô ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH ĐIỂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Lời giới thiệu


Bác thợ mộc Giudéppơ nhặt được thanh gỗ biết nói.

Bác Cáclô đẽo thanh gỗ đó thành chú bé gỗ, đặt tên là Buratinô.

Nghịch ngợm và lười học, ngây thơ và cả tin nhưng tốt bụng, những đức tính đó đã đẩy chú bé gỗ dấn thân vào hết cuộc phiêu lưu này đến cuộc phiêu lưu khác.

Mời các em hãy tham gia vào những chuyến phiêu lưu li kì của chú búp bê gỗ này nhé!

Ngày xưa, cách đây lâu, lâu lắm, hồi tôi còn bé tí, tôi được đọc một quyển sách tên là “Pi-nốc-ki- Ô, hay chuyện phiêu lưu của chú búp bê gỗ” (Trong tiếng ý -bé gỗ gọi là Buratino). Tôi thường hay kể chuyện phiêu lưu hấp dẫn của Buratino cho các bạn nhỏ của tôi nghe. Nhưng sách thì mất rồi, nên mỗi lần, tôi lại kể khác đi, lại bịa đặt thêm những mẩu chuyện phiêu lưu không có trong sách. Bây giờ, sau bao năm trời đằng đẵng, tôi nhớ lại người bạn cũ Buratino; để rồi tôi kể cho các cháu nghe câu chuyện lạ lùng về chú bé gỗ ấy.

ĐỌC THỬ

Chương 1: Bác thợ mộc Joseph nhặt được một thanh củi biết nói tiếng người

Ngày xửa, ngày xưa, ở một thành phố nhỏ bên bờ Địa Trung Hải, có bác thợ mộc Joseph, tuổi đã già; người ta gọi bác là bác Mũi Xanh. Một hôm, đi đường, bác nhặt được một thanh củi, một thanh củi thường thôi, vẫn dùng để đốt lò sưởi những ngày đông tháng giá. Bác nghĩ thầm:

“Hừ, mang về may ra lại được việc… Chẳng hạn, có thể đóng cái chân bàn…”.

Bác Joseph đeo đôi mục kính buộc xoắn một sợi dây lên mắt. Đôi mục kính cũng già nua tuổi tác lắm rồi. Bác cầm thanh củi lật đi lật lại, rồi lấy rìu đẽo cho vuông. Nhưng vừa động đến thì bác nghe thấy một tiếng kêu rất nhỏ nhẻ:

– Ái! ái! Xin bác nhẹ tay cho!

Bác Joseph kéo đôi kính ra tận đầu mũi rồi nhìn khắp phòng mộc, chẳng có ai cả… Nhìn xuống gầm bàn, chẳng có ai…

Nhìn vào bồ vỏ bào, chẳng có ai… Nhô đầu ra ngoài nhìn, chẳng có ai… Bác nghĩ bụng: “Có lẽ mình nằm mê chắc! Có quái ai đâu mà kêu!”

Bác lại cầm lấy cái rìu, vừa bổ xuống thanh củi thì lại nghe thấy tiếng rền rĩ khe khẽ:

– Trời ơi! Đau quá! Tôi đã bảo bác rồi mà!

Lần này, bác Joseph mới hoảng lên thật sự. Bác phát nóng, phát sốt lên, hơi nóng bốc nhoà cả cặp mắt kính… Bác xem xét cẩn thận mọi xó trong buồng, chui cả vào tận lò sưởi mà nhìn.

Bác vẹo cổ nhìn rõ lâu vào lòng ống khói xem có ai không.

– Không, chẳng có ai hết.

Bác đành bụng bảo dạ:

“Hay là tại mình uống cái gì nặng quá, nên tai nó ù lên chăng”. Không phải, hôm nay bác chẳng uống gì khác mọi ngày cả.

Bác hơi yên tâm, bác cầm lấy cái bào. Bác lấy búa gõ mấy cái vào lưỡi bào cho vừa khớp rồi đặt thanh củi lên bàn. Nhưng bào vừa đặt lên thanh củi thì bác lại nghe thấy một tiếng kêu thất vọng khe khẽ:

– Ái! ái! ái! Bác ơi, bác đừng đâm cháu thế nữa, bác ơi!

Bác Joseph vứt bào xuống đất, lùi, lùi mãi rồi ngã bệt xuống: Bác đã đoán đúng, cái tiếng ấy ở thanh củi phát ra.

Chương 2: Bác Joseph cho bác Carlo thanh củi biết nói

Vừa lúc ấy, bác Carlo là người bạn già của bác Joseph bước vào nhà. Bác Carlo vốn là một tay chơi đàn đại phong cầm.

Ngày trước, bác Carlo đầu đội cái mũ rộng vành, lang thang tỉnh này sang tỉnh khác với một cái đàn phong cầm tuyệt đẹp để kiếm ăn bằng tiếng đàn, câu cạ Bây giờ bác đã già lại yếu, đàn thì gãy từ đã lâu rồi. Bác vừa bước vào vừa nói:

– Ấy, chào bác Joseph, bác làm gì mà bò lê bò càng thế?

Bác Joseph vừa đáp vừa lấm lét nhìn thanh củi:

– Bác ạ, mất cái đinh ốc nhỏ rồi, rơi chỗ quái nào chẳng biết nữa! Còn bác, dạo này ra sao?

Bác Carlo trả lời:

– Khổ lắm bác ạ. Đã nghĩ nát óc mà chẳng biết sống cách nào.

Bác xem có cách gì giúp tôi, hay mách hộ ý kiến…

Bác Joseph nghĩ thầm:

“Mình phải tống quách cái thanh củi đáng nguyền rủa này đi mới được”, rồi vui vẻ bảo bạn:

– Khó gì! Khó gì! Đấy, bác nhìn thanh củi trên bàn mà xem, đẹp tuyệt! Bác Carlo ạ, bác lấy mang về xem…

Bác Carlo buồn bã đáp:

– Được. Nhưng để làm gì? Cái xó nhà tôi, đến lò sưởi cũng không có mà đốt củi.

– Không phải nói bông đâu, bác về lấy con dao nhọn, gọt một con búp bê, rồi dạy nó nói mấy câu ba lơn, dạy nó hát múa. Thế rồi bác đem nó ra phố làm trò, thế là bác có cơm ăn, rượu uống. Lúc ấy, bỗng nghe thấy một tiếng reo vui vẻ, từ phía thanh gỗ ở trên bàn:

– Phải đấy! ý kiến của bác Mũi Xanh hay quá! Hoan hô! Bác Joseph sợ run lẩy bẩy, còn bác Carlo chỉ hơi ngạc nhiên, đưa mắt nhìn xung quanh. Tiếng nói ấy ở đâu? Rồi bác bảo bác Joseph:

– Được, tôi nghe bác. Bác đưa thanh củi tôi xem thử.

Bác Joseph cầm thanh củi, giúi vội vào tay ông bạn.

Không biết vì bác nhỡ tay, hay vì thanh củi tự nó nhảy lên một cái, mà nó cộc đánh chát vào đầu bác Carlo. Bác cáu tiết:

– Cho cái kiểu ấy à?

– Xin lỗi bác, không phải tôi định va vào đầu bác đâu.

– Thế ra tự tôi làm cộc chắc!

– Không, không phải thế… chắc là tại thanh củi nó đập bác đấy.

– Láo, chính bác đập vào đầu tôi.

– Chẳng phải tôi…

– Xưa nay tôi vẫn biết bác là người nát rượu. Nay lại biết thêm bác là kẻ nói dối nữa.

Bác Joseph giận quá, thét lên:

– À, anh này muốn gây sự hả? Có giỏi thì lại đây!

– Lại đây, tao vặn mũi mày!

Thế là hai bác cáu tiết, nhảy xổ vào đánh nhau. Bác Carlo túm lấy mũi bác Joseph, còn bác Joseph thì nắm lấy mớ tóc mai đã bạc của bác Carlo. Hai bác cứ thế thụi nhau. Một giọng nói xúc xiểm the thé phát lên từ thanh củi:

– Cứ đánh nhau đi! Đánh nhau nữa đi!

Được một lúc, hai ông bạn già mệt lử. Bác Joseph bảo:

– Thôi, dàn hoà nhé!

– Được, dàn hoà!

Hai người ôm hôn nhau. Bác Carlo cầm thanh củi mang về nhà.

Chương 3: Bác Carlo gọt được một con búp bê gỗ đặt tên là Buratino

Bác Carlo ở dưới gầm một cầu thang; cái xó nhà tồi tàn này chỉ có độc một cái lò sưởi, đối diện với cửa. Nhưng cái lò sưởi xinh đẹp ấy, với ngọn lửa bốc cháy và cái chảo nghi ngút khói trên đống lửa nào có phải là của thật đâu. Chỉ toàn là những thứ vẽ trên một tấm vải cũ treo sát tường. Bác Carlo bước vào nhà, ngồi phịch xuống cái ghế độc nhất trong buồng, bên một cái bàn què chân.

Bác lật đi lật lại thanh củi theo mọi chiều, rồi lấy dao bắt đầu gọt con búp bê. Bác nghĩ bụng:

“Biết đặt tên nó là gì” Hay gọi là Buratino? Đặt cái tên ấy hẳn mình sẽ gặp may. Mình quen một gia đình, cả nhà tên là Buratino:

Nào Buratino bố, Buratino mẹ, Buratino con… Họ sống vui vẻ, chả phải lo nghĩ gì”. Thoạt tiên, bác khắc mớ tóc, cái trán, rồi hai con mắt… Bỗng nhiên hai con mắt mở giương ra, trừng trừng nhìn bác… Bác Carlo chả tỏ vẻ gì sợ hãi cả, bác dịu dàng hỏi:

– Hai con mắt gỗ kia, sao nhìn ta chằm chằm thế?

Con búp bê chẳng nói chẳng rằng. Chắc là tại chưa có miệng đấy. Bác Carlo khắc đến đôi má, rồi cái mũi, một cái mũi bé nhỏ như cái mũi thường… Nhưng bỗng nhiên, cái mũi ấy cứ dài ra, dài mãi ra, đầu mũi thì nhọn hoắt. Bác không nhịn được, phải kêu lên:

– Không được, sao dài quá thế… Bác muốn cắt đi cái đầu mũi, nhưng cái mũi co rúm lại, tránh bàn tay của bác. Mũi cứ giữ nguyên hình, vừa dài vừa nhọn đầy vẻ hiếu kỳ. Bác Carlo khắc đến cái miệng. Hai cái môi vừa thành hình, miệng đã mở to tướng:

– Hì hì hì! Hà hà hà! Rồi một cái lưỡi đỏ, dài và nhọn, có vẻ láu lỉnh, thè luôn ra ngoài. Bác Carlo không chú ý đến những điệu bộ ấy nữa. Cứ thế, bác bào, bác đục, bác khoét. Bác gọt cho con búp bê cái cằm, cái cổ, hai vai, cái mình, hai cánh tay.

Nhưng vừa gọt xong ngón tay út thì Buratino đã giơ hai nắm tay cứ thế đấm vào cái trán hói của bác Carlo, cấu véo, cù bác. Bác ôn tồn bảo:

– Này, tao chưa gọt xong mà mày đã nghịch ngợm quá thế…

Thế rồi ra mày còn nghịch đến đâu hả con?

Bác nghiêm nghị nhìn Buratino. Buratino cũng tròn xoe hai mắt như mắt con chuột nhắt, nhìn lại bác Carlo. Bác Carlo lấy một miếng gỗ đẽo hai ống chân rõ dài và hai bàn chân rất to.

Xong đâu đấy, bác đặt thằng bé xuống đất cho nó tập đi. Buratino chập chững một lúc, bước một bước, hai bước, rồi đi ra phía cửa, bước qua ngưỡng cửa và… chạy một mạch ra ngoài đường. Bác Carlo lo lắm, liền chạy theo:

– Này, thằng ranh, có về ngay không? Ai ngờ Buratino chạy nhanh như thỏ, đôi giày gỗ cứ gõ “cách, cách” liên hồi trên mặt đường. Bác Carlo kêu to:

– Bắt lấy nó! Bắt lấy nó! Khách qua đường chỉ trỏ Buratino chạy trốn, phá lên cười. Một viên sen đầm to lớn, râu mép cong vút, đầu đội cái mũ ba sừng, đứng ngay ở giữa ngã tư đường. Thấy chú bé gỗ chạy, lão ta liền xoạc hai cẳng ra, chắn ngang cả phố.

Buratino định chui qua thì lão ta đã tóm lấy mũi nó, cứ thế giữ chặt cho đến khi bác Carlo chạy đến nơi. Bác thở hổn hà hổn hển bảo:

– Rồi mày xem, rồi mày biết tay tao! Nói rồi, bác định nhét Buratino vào túi áo…

Chẳng mấy khi được một ngày đẹp trời như hôm nay, lại trước mặt mọi người, đời nào Buratino chịu chui vào túi áo, đầu thì lộn xuống, chân chổng ngược ra ngoài. Nó liền quay ngoắt lại, ngã xuống mặt đường, giả vờ chết… Viên sen đầm thấy vậy bảo:

– Ái chà! Có chuyện rồi đây! Khách qua đường xúm đông chung quanh. Họ thấy Buratino nằm sóng soài dưới đất thì lắc đầu. Có người nói:

– Tội nghiệp thằng bé, chắc là nó đói quá… Người khác lại bảo:

– Bác Carlo đánh chết nó rồi. Cái lão chơi đàn ấy làm ra vẻ ta đây phúc hậu, nhưng thật ra ác bỏ mẹ, tàn nhẫn lắm… Thế là viên sen đầm râu xồm túm lấy áo bác Carlo, dẫn bác về sở Sen đầm. Bác Carlo cứ lê chân trên đường mà rền rĩ:

– Trời ơi… Tôi đẽo với đục cái thằng nhãi này, chỉ tổ mang khổ vào thân. Lúc ấy không còn ai ở ngoài phố nữa, Buratino mới ngóc cái mũi dậy, nhìn xung quanh và chạy tót về nhà, vừa chạy vừa nhảy…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button