Kinh điển

Chiếc cầu trên sông Drina

CHIEC-CAU-TREN-SONG-DRINA1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK CHIẾC CẦU TRÊN SÔNG DRINA

Tác giả : Ivo Andritch

Download sách Chiếc cầu trên sông Drina ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH ĐIỂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB             Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tựa Ivo Andritch là một trong những nhà văn lớn nhất của Nam Tư và một số tác phẩm cửa ông – đặc biệt là truyện CHIẾC CẦU TRÊN SÔNG DRINA… đã được coi là mẫu mực trong nước ông. Nhiều cuốn của ông đã hoặc đang được dịch ra tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý và nhiều ngôn ngữ Slave: ông là một trong số rất ít nhà văn Nam Tư nổi tiếng khắp thế giới.

Gốc gác ở Bosnie, ông đã dành già nửa số tác phẩm của ông để viết về tổ quốc. Sinh năm 1892 trong một gia đình Ki tô giáo làm nghề thủ công và thương mại. Ông mới hai tuổi thì thân phụ thình lình qui tiên. Thân mẫu ông góa chồng hồi hai mươi mốt tuổi, về sống với cha mẹ Ờ Vichégrad, một thị trấn đẹp trên bờ sông Drina. Cậu Ivo sống hết tuổi thơ và học hết ban tiểu học ở đó, rồi lại Sarajevo học ban trung học tới khi đậu tú tài.

Trích dẫn :

Ivo Andritch là một trong những nhà văn lớn nhất của Nam Tư và một số tác phẩm cửa ông – đặc biệt là truyện CHIẾC CẦU TRÊN SÔNG DRINA … đã được coi là mẫu mực trong nước ông. Nhiều cuốn của ông đã hoặc đang được dịch ra tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý và nhiều ngôn ngữ Slave: ông là một trong số rất ít nhà văn Nam Tư nổi tiếng khắp thế giới.
Gốc gác ở Bosnie, ông đã dành già nửa số tác phẩm của ông để viết về tổ quốc.
Sinh năm 1892 trong một gia đình Ki tô giáo làm nghề thủ công và thương mại. Ông mới hai tuổi thì thân phụ thình lình qui tiên. Thân mẫu ông góa chồng hồi hai mươi mốt tuổi, về sống với cha mẹ Ờ Vichégrad, một thị trấn đẹp trên bờ sông Drina. Cậu Ivo sống hết tuổi thơ và học hết ban tiểu học ở đó, rồi lại Sarajevo học ban trung học tới khi đậu tú tài.
Ông suốt đời quyến luyến với ba thị trấn Travnik, Vichégrad, Sarajevo của xứ Bosnie và sau này lấy ba nơi đó làm bối cảnh cho ba cuốn tiểu thuyết lớn: Cố sự Travnik, Chiếc cầu trên sông Drina, Cô gái già, cả ba đều xuất bản năm 1945, khi thế chiến thứ nhì mới chấm dứt.
Đậu tú tài rồi, Ivo Andritch học môn sử và các ngôn ngữ Slave ở các đại học Zagreb, Vienne và Cracovie.
Nhưng năm 1914, ông bị nhà cầm quyền Áo bắt ở Split vì ông là nhà ái quốc Nam Tư chống lại họ, nhốt ông một năm trong các khám Chibenik và Maribor, sau an trí ông ở gần Zenitsa. Năm 1917, nhân lễ đăng quang cửa Hoàng đế Charles, ông được ân xá và năm sau ông tiếp tục học lại. Ông trình ở Đại học Gratz một luận án tiến sĩ về đời sống tinh thần ở Bosnie – Herzégovine dưới thời Thổ Nhĩ Kỳ thống trị, và sáng lập tạp chí văn học Zagreb.
Ông vô ngành ngoại giao, từ cuối thế chiến thứ nhất tới đầu thế chiến thứ nhì lưu trú trong nhiều kinh đô hoặc thị trấn lớn cửa châu Âu: Rome, Bucarest, Madrid, Trieste, Genève, Bruxelles, chỗ ở lâu, chỗ chi ở trong một thời gian ngắn. Sau cùng, từ 1939 đến 1941 ông làm đặc sứ cửa Nam Tư ở Bá Linh.
Nhưng ông vừa là nhà ngoại giao vừa là nhà văn, cũng như Claudel và Giraudoux ở Pháp, như Rakitch và Doutchitch ở Nam Tư.
Ông bắt đầu vô làng văn năm 1918 khi ông xuất bản tập nhật ký tự tình trong những năm bị nhốt khám, mà nhan đề Ex Ponto mượn của Ovide[1]. Năm 1919 ông cho ra tập Ưu tư, cũng là một tập văn xuôi tự tình, và năm 1920, ông cho ra truyện đầu tiên: Con đường Alia Djerzelez.
Từ đó, ông bắt đầu nổi danh là nhà viết truyện ngắn. Trong thời gian giữa hai thế chiến, ông cho ra ba tập truyện ngắn (1924, 1931, 1936), tiếp theo là một tập truyện mới (1948).
Andritch là một nghệ sĩ có tài, một tâm lý gia sâu sắc. Đa số tác phẩm của ông đều lấy xứ Bosnie làm đề tài và khung cảnh, chép lại lịch sử Bosnie từ khi bị Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm cho đến thời đại chúng ta, tả những thị trấn, làng mạc, dân chúng ở Bosnie – Thổ, Slave theo Hồi giáo, Serbie theo Ki tô giáo chính thống, Croatie theo Công giáo, thầy tu theo dòng thánh François ở Assise, Do Thái, sĩ quan Áo, bọn hảo hán lục lâm, vân vân – và cổ tục, truyền kỳ của họ, chiến tranh, nguyện vọng, những mối căm thù tàn bạo cùng những đam mê ghê gớm của họ …
Tập Cố sự Travnik kể truyện một lãnh sự Pháp do Napoléon phái tới một thị trấn nhỏ ở Bosnie, miêu tả những hoạt động chính trị và thương mại của ông ta, những nỗi khó khăn và nguy hiểm ông gặp trong miền lạc hậu gần như dã man đó, sự kình địch giữa ông ta và viên lãnh sự Áo (cả hai đều mưu mô quỉ quyệt để được lòng các nhà cầm quyền Thổ, và các thầy tu theo dòng thánh François ở Assise), cái không khí nặng nề cô quạnh ngu dốt và tàn nhẫn của phương Đông trong đó họ và gia đình họ phải sống, không phải khi đó khiến họ đôi khi gần gũi với nhau mặc dầu vẫn nghi kỵ nhau. Những xáo trộn lớn lao trong thời Napoléon vang dội tới cả thị trấn nhỏ hẻo lánh của đế quốc Thổ này, xen với những nỗi vui buồn trong gia đình, những truyện tình cảm và những biến cố trong miền.
Cô gái già, là một tiểu thuyết theo kiểu Balzac, về vài khía cạnh, không giống các tác phẩm khác của Andritch, nhưng vẫn sâu sắc về tâm lý. Một thiếu nữ gốc ở Sarajevo biến đổi hẳn sau một cơn gia biến khiến sản nghiệp của cha nàng tiêu tan hết. Nàng hóa ra keo kiệt, ghét đời, cho vay nặng lãi và càng ngày càng sống một cuộc đời cô độc. Cho tới cuối truyện mà cái chết của nàng vẫn còn là một bí mật.
Tác phẩm lớn nhất của Ivo Andritch hiển nhiên là truyện Chiếc cầu trên sông Drina … đã được một giải thưởng lớn về văn chương ở Nam Tư, và đã tái bản tới lần thứ mười hai.
Chiếc cầu danh tiếng xây trên sông Drina ở Vichégrad để nối xứ Bosnie với xứ Serbie, cả hai thời đó đều là những tỉnh trong đế quốc Thổ, mới là nhân vật chính trong bộ cố sự chép từ thế kỷ XVI tới năm 1914 đó. “Công trình kiến trúc quí báu, đẹp tuyệt vời” kia trong xứ hẻo lánh ấy làm cho người ta ngạc nhiên và giúp cho tác phẩm có tính cách nhất trí: Chương nào cũng chép một cố sự liên quan tới “Chiếc cầu trên sông Drina”.
Chiếc cầu đó[2] được xây cất năm 1571, theo lệnh của quan tể tướng Mehmed Pacha Sokolovitch. Ông sinh trong một làng nhỏ ở Bosnie, gần Vichégrad, hồi mười tuổi đã bị triều đình Thổ bắt rời cha mẹ, theo cái tục dã man gọi là huyết cống (thuế máu), đưa tới Constantinople, rồi nhập tịch Thổ, theo Hồi giáo, sau thành một sĩ quan Thổ, hoạn đồ rất rực rỡ (chương II).
Chương III và IV chép việc xây cất cầu, những khổ dịch, và đau khổ ghê gớm mà tên hiểm ác Abidaga, người tin cẩn của quan tề tướng, bắt dân chúng chịu, âm mưu phá cầu do Radislav tổ chức bị phát giác, Radislav bị bắt giam rồi bị xử tử xóc xiên (cuộc hành hình này thật rùng rợn, bút pháp tả chân tàn nhẫn).
Nhưng mọi thứ biến cố – hết thảy đều liên quan tới chiếc cầu trên sông Drina – nối tiếp nhau xảy ra trong những thế kỷ sau nạn lụt, loạn lạc, bệnh dịch, và trên cầu đặt lính canh gác, kiểm tra mọi người qua cầu; vụ tự tử cửa thiếu nữ diễm lệ Fata, để tránh khỏi một cuộc ép duyên, nàng từ trên cầu đâm đầu xuống sông; vụ quân đội Áo-Hung xâm chiếm Bosnie năm 1878, hậu quả là những biến chuyển về kinh tế, đặc biệt là việc xây một đường xe lửa làm cho cầu mất phần quan trọng đi, rồi tới phong trào xã hội, chiến tranh Balkan, những thế hệ mới vươn lên, sau cùng là ám sát thân vương Áo năm 1914, chiến tranh giữa Serbie – Áo-Hung, và cầu bị bắn phá …
Bộ cố sự dài này xen lẫn nhiều truyện tình cảm hoặc khôi hài, hấp dẫn từ đầu tới cuối. Như trong tập Cố sự Travnik, biến cố lịch sử ghép vào những biến cố gia đình. Tác giả là một học giả mà cũng là một nghệ sĩ, mô tả tâm lý rất tài. Chúng ta không sao quên được nhân vật Ali-Hodja một người Thổ bảo thủ tục lệ cổ truyền, ngơ ngác hoang mang vì những xáo trộn ở chung quanh.
Văn nghiệp của Andritch còn tiếp tục. Văn hào đó còn đương sáng tác mạnh, viết các bài báo, truyện ngắn và tiểu luận về nhiều vấn đề (về Bolivar, Goya, Pétrarque, v.v …). Năm 1944, ông đã cho ra một truyện ngắn giá trị: Triều đình xấu xa. Người ta có quyền chờ đợi ở ông nhiều tấc phẩm lớn nữa.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button