Khoa học - viễn tưởng

Vũ Trụ Và Hoa Sen

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Trịnh Xuân Thuận

Download sách Vũ Trụ Và Hoa Sen ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KHOA HỌC


2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

TÔI LÀ AI: SỰ HỢP LƯU CỦA BA NỀN VĂN HÓA

Tôi là sản phẩm của ba nền văn hóa. Sinh ra là người Việt Nam, được giáo dục theo kiểu Pháp, và được đào tạo khoa học hoàn toàn ở Mỹ. Hiện nay tôi vẫn sống, giảng dạy và làm việc tại Mỹ. Tôi là ai và tôi tìm kiếm gì là kết quả của sự pha trộn giữa cái bẩm sinh và cái đã lĩnh hội được. Các “bà tiên” đã cho tôi một số thiên tư – tôi là sản phẩm của các gen của mình – nhưng cuộc sống của tôi cũng bị ảnh hưởng bởi những may rủi và thăng trầm của lịch sử đất nước tôi. Tôi sinh ra trong một gia đình trí thức trung lưu vào năm 1948 tại Hà Nội, thủ đô hành chính của Bắc Kì. Sự chiếm đóng của quân Nhật đã vào thời kì cuối và quân Pháp đang cố gắng chiếm lại thuộc địa cũ của mình, bị chia cắt thành ba vùng hành chính, Bắc Kì ở phía bắc, Trung Kì ở miền Trung và Nam Kì ở phía nam. Cuộc kháng chiến giành độc lập của Hồ Chí Minh chống lại thực dân Pháp đang bùng nổ mạnh mẽ. Còn quá nhỏ để nhớ rõ giai đoạn này, nhưng tôi ý thức được sự sôi sục và sự nghiêm trọng của các sự kiện đang diễn ra xung quanh.

Tuy nhiên, tôi vẫn nhớ như in năm 1954 định mệnh, năm cha mẹ tôi quyết định rời bỏ tất cả – gia đình, công việc, nhà cửa và của cải – để di cư vào Nam. Quyết định này là kết quả của sự tan rã của quân đội Pháp trước quân Việt Minh ở Điện Biên Phủ ngày mồng 7 tháng 5 và sự chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17. Ở Hà Nội, trong khi tầng lớp nghèo khổ mong đợi chính quyền của Hồ Chí Minh thì sự tan rã bất ngờ của quân đội Pháp và sự chia đôi đất nước đã đẩy tầng lớp trung lưu vào trạng thái lo âu phấp phỏng. Với bố tôi, một viên chức cao cấp trong chính quyền cũ, thì không còn lựa chọn nào khác: nếu ông ở lại miền Bắc, chắc chắn sẽ bị truy hại, thậm chí bị hành quyết bởi chính quyền mới. Cần phải ra đi nhanh, vì quân Việt Minh sẽ nhanh chóng kiểm soát Hà Nội vào tháng 10. Cha mẹ tôi chỉ kịp mang theo vài chiếc vali, và vào một buổi sáng tháng 7, chúng tôi ra sân bay với tâm trạng nặng nề, bởi không biết bao giờ mới có thể quay lại Hà Nội, nhà cửa và gia đình, cô dì chú bác đều bỏ lại sau lưng.

Gia đình tôi không phải là gia đình duy nhất tham gia chuyến di cư lớn vào Nam này: tổng cộng có hơn 1 triệu người miền Bắc đã di cư. Sự chia cắt đất nước đã làm nhiều gia đình li tán, nhất là các gia đình tư sản: một số quyết định ở lại do cảm tình với Hồ Chí Minh và cuộc kháng chiến chống thực dân của ông, những người khác, như cha tôi, thì vào Nam, và còn những người khác nữa, như các chú tôi, công chức của chế độ thực dân cũ quyết định di cư sang Pháp. Thực ra sư li tán của các gia đình đã xảy ra từ năm 1945, khi Việt Minh bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: một số người trong các gia đình trung lưu bị thuyết phục bởi tư tưởng công bằng Cộng Sản và cả chủ nghĩa lí tưởng, chủ nghĩa quốc gia, đã quyết định từ bỏ tầng lớp tư sản đi theo Hồ Chí Minh và lực lượng cách mạng để đánh đuổi thực dân; một số khác trong cùng gia đình lại chống Cộng đến cùng. Đó là nguyên do của các cuộc tranh cãi và những thảm cảnh gia đình bất tận. Lịch sử sẽ lặp lại 21 năm sau, năm 1975, khi quân đội Bắc Việt Nam tiến vào Sài Gòn thống nhất Việt Nam. Những thăng trầm của đất nước đã làm cho nhiều gia đình phải li tán khắp nơi. Gia đình tôi cũng không phải ngoại lệ: mẹ và một trong số các chị của tôi sống ở Paris, tôi sống ở Mỹ với hai chị nữa, và người chị thứ tư sống ở Thụy Sĩ.

Vào Nam, gia đình tôi sống tại Đà Lạt, nơi nghĩ dưỡng tại một tỉnh cao nguyên, mà thời thuộc địa người Pháp thường tới để tránh những tháng gió mùa nóng ẩm ngột ngạt và tìm kiếm một chút mát mẻ. Đà Lạt được phát hiện vào năm 1920, bởi một người Pháp tên là Alexandre Yersin – người nổi tiếng vì đã tách được khuẩn que của bệnh dịch hạch – là nơi náu mình êm ả với khí hậu ôn đới quanh năm giữa cái nóng nhiệt đới oi nồng. Bố tôi, với tấm bằng luật của Đại học Hà Nội đã được bổ nhiệm làm quan tòa của tòa án địa phương.

Bố mẹ tôi, cũng như phần lớn các gia đình tư sản trung lưu khác ở Việt Nam, đã quyết định đưa tôi vào học ở trường Pháp rất sớm, nơi có tiếng là đào tạo nghiêm khắc và chất lượng. Và tôi đã vào học trường Yersin ở Đà Lạt. Vào năm 1956, khi bố tôi được thăng chức thẩm phán tại tòa thượng thẩm của Sài Gòn và thuyên chuyển về thủ đô của Nam Việt Nam, tôi học tiếp lớp 10 tại trường Saint-Exupéry, lớp 11 tại trường Jean-Jacques-Rousseau, tên cũ là trường Chasseloup-Laubat. Các chị của tôi cũng theo học tại các trường của Pháp. Người Pháp thấm nhuần “sứ mạng khai hóa của nước Pháp” và sự tỏa rạng của nền văn hóa Pháp, đã tiếp tục duy trì các trường học của mình cho tới tận cuối những năm 1960. Như vậy, tôi thuộc thế hệ trí thức Việt Nam cuối cùng được đào tạo theo kiểu Pháp.

Toàn bộ quá trình học phổ thông của tôi từ mẫu giáo tới tốt nghiệp trung học đều bằng tiếng Pháp. Trong suốt thời kì niên thiếu, tôi chỉ thu lượm được chút ít văn hóa Việt, được cung cấp đâu đó trong vài giờ học mỗi tuần về lịch sử và văn học Việt Nam. Tôi lớn lên tròng khung cảnh hậu thuộc địa. Các thầy giáo của tôi, đa số là các viên chức của Bộ Quốc gia Giáo dục được ủy nhiệm bởi nước Pháp, không còn nghĩa vụ phải đào tạo tôi thành một “chú bé Pháp xứ thuộc địa” nữa. Tôi không thuộc thế hệ trí thức Việt Nam trước đó, ngay khi còn ngồi trên ghế ở trường tiểu học đã phải đồng thanh trong giờ học lịch sử một câu vớ vẩn và buồn cười: “Tổ tiên tôi là người Gôloa…” Hơn nữa, trong trường hợp của tôi, nền giáo dục Pháp không phải nảy nở trên một mảnh đất còn hoàn toàn hoang sơ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button