Khoa học - viễn tưởng

Sự tiến hóa của vật lý

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Albert Einstein, Leopold Infeld

Download sách Sự tiến hóa của vật lý ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KHOA HỌC


2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Kể từ khi A. Einstein trình bày thuyết tương đối hẹp (thuyết tương đối đặc biệt) đến nay đã trên 100 năm. Vào năm 2005, cả thế giới không chỉ kỷ niệm sự kiện lớn lao này mà còn để nhớ đến nhiều công trình khác của Einstein đã đưa nền vật lý học cũng như nhận thức của con người về thế giới chung quanh vào một bước ngoặc mới, một tầm nhìn cao hơn.

Ra đời vào năm 1938, Sự Tiến Hóa của Vật Lý của A. Einstein và L. Infeld vẫn giữ nguyên giá trị theo thời gian và rất hữu ích cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về vật lý học, muốn tìm hiểu giá trị thực sự của bộ óc con người… Quả thực quyển sách có sức hấp dẫn từ đầu đến cuối, không chỉ như một quyển truyện trinh thám hay khoa học viễn tưởng mà còn hơn thế nữa.

Với cuốn sách này, không chỉ những kiến thức của chúng ta về vật lý học và về triết học được bổ sung mà còn một cái gì khác quan trọng hơn chúng ta có thể học hỏi: Chúng ta phải luôn suy nghĩ, luôn phải đặt câu hỏi tại sao thay vì cho mọi thứ là có sẵn, nó là như thế… và chỉ việc học thuộc lòng mọi thứ theo thói quen đã hình thành một cách vô ý thức.

Dịch giả có một vài lưu ý đối với độc giả như sau. Tất cả khoảng thời gian được nhắc đến trong sách cần được cộng thêm khoảng 70 năm. Và như lời khuyên của tác giả quyển sách, để có thể hiểu những gì tác giả viết, độc giả nên đọc kỹ từng trang một, liên tục và chỉ có thể hiểu những gì mình đang đọc nếu đã đọc thật cẩn thận những trang trước đó, nghiền ngẫm từng vấn đề và sự liên hệ của chúng.

Quyển sách được dịch từ nguyên bản tiếng Anh The Evolution of Physics. Dịch giả có tham khảo thêm bản dịch tiếng Đức Die Evolution der Physik do W. Preusser dịch. Sách được dịch từng câu một, không một ý, một câu nào bị bỏ sót. Khi dịch thuật dịch giả gặp nhiều khó khăn vì nhiều từ trong tiếng Việt chưa có, hay có nhưng không hàm chứa hết ý nghĩa của từ cần dịch, v.d. nếu dịch abstraction (Anh/Pháp) hay abstraktion (Đức) là sự trừu tượng hay sự trừu tượng hóa thì chưa thể diễn đạt hết ý nghĩa của từ này trong một số trường hợp. Dù có nhiều cố gắng của dịch giả và nhà xuất bản Trẻ, dù bản dịch đã được sửa chữa nhiều lần, chúng tôi vẫn mong nhận được góp ý của quí độc giả về những sai sót nếu có của bản dịch.

Nếu muốn tìm hiểu thêm tiểu sử của Albert Einstein, độc giả có thể tham khảo rất nhiều tài liệu trên các trang web hay sách. Einstein không chỉ là một nhà vật lý lý thuyết, mà còn là nhà phát minh thực nghiệm. Trong năm 1930, ông nhận được bằng sáng chế về một loại máy làm lạnh, một nguyên tắc mới cho tủ lạnh. Einstein được rất nhiều đại học trên thế giới trao tặng bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y khoa, triết học…

Sau đây người dịch chỉ muốn viết ngắn về những khía cạnh rất đặc biệt của Einstein. Ông không chỉ là một nhà khoa học mà còn là một con người khao khát một xã hội nhân bản, chống mọi thể chế chính trị độc tài, phát xít.

Einstein luôn có cái nhìn sáng suốt, rõ ràng về những vấn đề trong vật lý học và có quyết tâm kiên định để giải quyết chúng. Ông luôn tự vạch ra chiến lược và xác định rõ ràng các bước tiến để đến mục đích. Nhưng điều kỳ diệu mà Einstein đem đến cho loài người những công trình vĩ đại, những sản phẩm không có mặt trong tự nhiên chính là trí tuệ siêu việt của ông, một bộ óc hoạt động tự do và đầy sáng tạo. Einstein có câu nói rất nổi tiếng: “Sự tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức – Imagination is more important than the knowledge“. Kiến thức sẽ trở nên lạc hậu trong ánh sáng của những khám phá mới và con người luôn luôn cần có sức tưởng tượng đầy sáng tạo làm tiền đề cho những lao động gian khổ, không mệt mỏi để đạt đến những khám phá mới.

Einstein cũng thừa nhận rằng nối tiếp một thành công, một khám phá mới luôn làm nảy sinh ra những vấn đề khó khăn hơn nữa mà con người cần phải có những cố gắng to lớn hơn để có thể vượt qua với hy vọng đạt tới những điểm đột phá để nâng cao tầm nhìn và con người có một nhận thức càng lúc càng gần hơn với hiện thực.

Trong giờ rảnh rỗi Einstein chơi đàn vĩ cầm, đi thuyền buồm trên hồ nước ở Berlin…

Năm 1933 khi Hitler lên cầm quyền ở Đức, Einstein từ bỏ quốc tịch Phổ và xin ra khỏi Viện Hàn Lâm Phổ. Từ năm 1933 đến khi mất, Einstein giảng dạy và nghiên cứu tại đại học Princeton (Mỹ). Trong thời gian này, ông cố gắng thành lập lý thuyết trường thống nhất để thống nhất lý thuyết trường hấp dẫn và lý thuyết trường điện từ. Rất tiếc là ông đã không thành công và cho đến nay, chưa một ai thành công trong việc này.

Không chỉ là một nhà khoa học xuất sắc vĩ đại, ông còn là một chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình. Những chính trị gia ở phương Tây cũng như ở phương Đông đều không ưa thích những phát biểu, ý kiến của ông. Vào năm 1933 khi Hitler lên cầm quyền ở Đức, Einstein đã phát biểu như sau:

“Khi mà tôi vẫn còn khả năng để chọn lựa, tôi chỉ ở đất nước nào mà nơi đó có sự tự do về chính trị, sự khoan dung và sự bình đẳng giữa các công dân trước pháp luật. Tự do về chính trị là tự do phát biểu niềm tin chính trị bằng lời nói, bằng văn bản; khoan dung là sự tôn trọng cho từng niềm tin riêng biệt của mỗi cá thể. Những điều kiện này hiện nay không tồn tại ở nước Đức.”

Trong phần lớn cuộc đời, Einstein được coi như người theo chủ nghĩa xã hội, chống phát xít, chống chiến tranh. Tiểu luận Tại sao chủ nghĩa xã hội – Why Socialism là một trong những bài viết của Einstein mà ít người biết đến. Tạp chí Monthly Review công bố tiểu luận này lần đầu tiên vào năm 1949. Chúng ta hãy lắng nghe ý kiến của Einstein trong bài tiểu luận này về những vấn đề vô cùng bức xúc, đến ngày nay vẫn còn giá trị.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button