Khoa học - viễn tưởng

Loài Tinh Tinh Thứ Ba

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jared Diamond

Download sách Loài Tinh Tinh Thứ Ba – Sự Tiến Hóa Và Tương Lai Của Loài Người ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KHOA HỌC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Rõ ràng con người không giống như các động vật khác. Nhưng cũng hiển nhiên chúng ta là một loài thú lớn nếu xét trên những đặc điểm chi tiết nhất về giải phẫu và phân tử. Mâu thuẫn này là đặc tính kỳ diệu nhất của con người. Điều đó cũng chẳng có gì lạ, nhưng chúng ta vẫn khó lòng hiểu được nó sẽ tiếp tục thế nào và mang ý nghĩa gì.

Một mặt, giữa chúng ta và tất cả các loài khác tồn tại một hố sâu ngăn cách không thể lấp bằng, đó là chúng ta tự cho mình tách ra khỏi cái gọi là “loài vật”. Điều này có nghĩa chúng ta thừa nhận rằng rết, tinh tinh và trai cùng có chung một số đặc tính quyết định, song ấy là chung giữa chúng với nhau chứ không phải với chúng ta, đồng thời chúng thiếu một số đặc tính chỉ có ở con người. Một số đặc tính riêng biệt đó mà chỉ con người mới có là ngôn ngữ, chữ viết và biết chế tạo các máy móc phức tạp. Chúng ta sử dụng công cụ chứ không chỉ sử dụng đôi tay để kiếm ăn. Hầu hết loài người đều mặc quần áo, yêu thích nghệ thuật, và nhiều người có tín ngưỡng. Chúng ta sinh sống trên khắp Trái Đất, tiêu thụ một lượng lớn năng lượng và sản phẩm của Trái Đất, giờ đây chúng ta bắt đầu bành trướng xuống cả biển sâu và tiến vào vũ trụ. Cũng chỉ chúng ta mới có các hành vi đặc thù mang tính tiêu cực hơn như tội ác diệt chủng, ham thích bạo lực, nghiện ngập và hủy diệt hàng nghìn loài khác. Cho dù một số ít loài khác cũng có một hay hai đặc tính này ở dạng sơ khai (chẳng hạn như việc sử dụng công cụ) thì ngay cả ở những khía cạnh ấy, chúng ta vẫn khác xa động vật.

Do đó, vì mục đích thực tiễn cũng như để tiện về mặt pháp luật, chúng ta không coi con người là động vật. Năm 1859, khi Darwin giả thiết rằng loài người tiến hóa từ khỉ không đuôi, chẳng lạ gì khi ban đầu hầu hết mọi người coi thuyết của ông là vớ vẩn mà vẫn khăng khăng cho rằng chúng ta được Thượng Đế tạo ra một cách riêng biệt. Rất nhiều người, trong đó có cả một phần tư các cử nhân Mỹ ngày nay vẫn còn tin như vậy.

Nhưng mặt khác, chúng ta lại rõ ràng là động vật với các bộ phận cơ thể, các phân tử và các gen thường thấy của động vật, thậm chí còn thuộc về một nhóm động vật đặc thù. Xét bề ngoài, chúng ta giống tinh tinh đến nỗi các nhà giải phẫu học thế kỷ XVIII theo Sáng tạo luận cũng có thể nhận ra quan hệ của chúng ta với loài này. Hãy hình dung nếu ta tước bỏ quần áo và tài sản của một vài người bình thường, không cho họ giao tiếp bằng ngôn ngữ mà chỉ được kêu nhưng vẫn không thay đổi bất kỳ đặc điểm giải phẫu nào của họ, đem nhốt những người này vào một chuồng thú cạnh chuồng của loài tinh tinh, rồi để những người khác, vẫn mặc quần áo và được nói chuyện, tới tham quan “sở thú” này. Lúc ấy, những con người không ngôn ngữ và bị giam cầm kia sẽ trông đúng như bản chất của tất cả chúng ta: những con tinh tinh ít lông và có thể đi thẳng lưng. Một nhà động vật học ngoài hành tinh có thể lập tức xếp chúng ta vào loài tinh tinh thứ ba, cùng với tinh tinh lùn Zaire và một loài tinh tinh phổ biến khác sống ở phần còn lại của châu Phi nhiệt đới.

Các nghiên cứu di truyền phân tử trong sáu năm qua đã cho thấy rằng bộ mã di truyền của con người giống bộ mã di truyền của hai loài tinh tinh kia tới 98%. Tổng khoảng cách di truyền giữa chúng ta và tinh tinh thậm chí còn nhỏ hơn khoảng cách giữa hai loài chim gần gũi là sẻ mắt đỏ và sẻ mắt trắng. Do đó, chúng ta vẫn mang hầu hết các đặc điểm sinh học đã tồn tại từ xa xưa. Kể từ thời Darwin đến nay, người ta đã tìm thấy những hóa thạch cho thấy hàng trăm điểm chung giữa động vật nhân hình(1) với con người, bằng chứng vững chắc đó khiến những người có cách nghĩ khác khó lòng phủ nhận. Việc loài người chúng ta tiến hóa từ động vật nhân hình – điều từng bị coi là vô lý – thực tế đã xảy ra.

Thế nhưng, những phát kiến về các mắt xích còn thiếu chỉ khiến cho vấn đề thêm hấp dẫn mà không hoàn toàn giải đáp được nó. Số ít các phát hiện mới mà chúng ta có được – 2% khác biệt giữa hệ gen của con người với loài tinh tinh – hẳn đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tất cả các đặc tính dường như chỉ có ở loài người. Loài người đã chỉ trải qua một vài thay đổi nhỏ, song các thay đổi đó lại có hệ quả nhanh chóng và chỉ mới xảy đến gần đây trong lịch sử tiến hóa của chúng ta. Trên thực tế, tại thời điểm khoảng 10.000 năm trước đây, một nhà động vật học ngoài vũ trụ ắt sẽ chỉ coi con người như một loài động vật có vú cỡ lớn mà thôi. Cứ cho là như vậy, nhưng chúng ta còn có một số hành vi thú vị khác, đáng chú ý là khả năng kiểm soát lửa và sử dụng công cụ. Nhưng đối với các vị khách ngoài hành tinh thì những hành vi này chẳng có gì đáng chú ý hơn so với hành vi của loài hải ly hay chim bower. Dù sao thì trong vòng vài vạn năm – một khoảng thời gian dài vô tận so với trí nhớ của một con người song chỉ là một quãng ngắn ngủi trong lịch sử tiến hóa của nhân loại – chúng ta đã bắt đầu tỏ ra có những đặc tính khiến con người trở nên đặc biệt, duy nhất và dễ tổn thương.

Vậy những nhân tố ít ỏi khiến con người trở nên khác biệt so với các loài khác là gì? Do những đặc tính đó chỉ mới hình thành gần đây và chỉ liên quan tới một số thay đổi rất ít ỏi ở con người nên những đặc tính này, hoặc ít nhất là tiền thân của chúng, ắt hẳn phải từng xuất hiện ở động vật. Vậy đâu là những tiền thân xuất phát từ động vật của nghệ thuật, ngôn ngữ, tội diệt chủng và hay thói nghiện ngập?

Các đặc tính riêng biệt của loài người đã giúp chúng ta thành công về mặt sinh học với tư cách một loài. Không một loài động vật cỡ lớn nào khác ngoài con người có thể phân bố ở mọi lục địa hay sinh sản ở mọi hệ sinh thái từ sa mạc hay Bắc cực đến rừng mưa nhiệt đới. Không một động vật cỡ lớn nào trong tự nhiên lại có thể cạnh tranh với chúng ta về số lượng. Nhưng trong số các đặc tính riêng biệt đó có hai đặc tính đe dọa sự tồn tại của con người, đó là xu hướng giết hại lẫn nhau và hủy hoại môi trường của chúng ta. Dĩ nhiên, cả hai xu hướng này cũng có ở các loài khác: sư tử và nhiều loài vật khác cũng giết đồng loại, còn voi và các loài khác thì làm hại môi trường sống của chính mình. Tuy nhiên, những xu hướng này đe dọa chính con người nhiều hơn đe dọa các động vật khác vì sức mạnh kỹ thuật cũng như sự bùng nổ dân số của loài người.

Không có gì mới trong lời tiên đoán rằng ngày tận thế của Trái Đất tới rất gần nếu con người không ăn năn hối cải. Có chăng là lời tiên đoán này, giờ đây, ngày càng trở thành hiện thực vì hai lý do rõ ràng. Thứ nhất, vũ khí hạt nhân mang lại công cụ để chúng ta hủy diệt chính mình một cách nhanh chóng; trước đây, con người chưa hề sở hữu thứ phương tiện này. Thứ hai, chúng ta hiện đang chiếm dụng khoảng 40% năng suất ròng của Trái Đất (nghĩa là năng lượng ròng hấp thụ từ mặt trời). Với dân số thế giới cứ 40 năm lại tăng gấp đôi như hiện nay, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ đạt tới giới hạn tăng trưởng sinh học, lúc đó, con người sẽ buộc phải cạnh tranh với nhau quyết liệt để giành phần trong chiếc bánh tài nguyên có hạn của thế giới. Thêm vào đó, cứ với tốc độ con người hủy diệt các loài như hiện nay, thì hầu hết các loài trên thế giới sẽ bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa nghiêm trọng trong thế kỷ tới, thế nhưng chúng ta lại phụ thuộc vào rất nhiều loài để đảm bảo nguồn sống cho chính mình.

Tại sao chúng ta phải nhắc lại những sự kiện quen thuộc đáng buồn đó? Và tại sao phải cố công truy tìm nguồn gốc động vật của các đặc tính mang tính phá hoại đó ở con người? Nếu đó thật sự là một phần trong di sản tiến hóa của loài người, hẳn chúng ta sẽ phải thừa nhận rằng những đặc tính đó đã cố định theo di truyền và do đó, không bao giờ thay đổi được.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button