Khoa học - viễn tưởng

Những điều kỳ lạ trong thế giới vi sinh vật

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Vũ Kim Dũng

Download sách Những điều kỳ lạ trong thế giới vi sinh vật ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KHOA HỌC


2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Người ta thường nói trí tưởng tượng là món quà ở tặng vĩ đại của thiên nhiên dành riêng cho loài người. Trước khi người anh hùng Ga-ga-rin bay vào vũ trụ hàng ngàn năm, trí tưởng tượng của con người đã bay lên tới mặt trăng, sao Hỏa, sao Kim và những ngôi sao ở cách chúng ta hàng triệu năm ánh sáng. Thậm chí, có người còn hình dung ra cả một thế giới những người lùn kỳ dị và thông minh ở một hành tinh xa xôi nào đó.

Ấy vậy mà không ai có thể tưởng tượng nổi ngay trong không khí chúng ta thở, trong đất đai chúng ta trồng trọt và trong những giọt nước ở ao, hồ, sông, biển có một thế giới những sinh vật “vô hình” vô cùng phong phú và sống động.

Vậy làm thế nào mà người ta lại nhìn thấy được những sinh vật không nhìn thấy này và “mặt ngang mũi dọc” của chúng ra sao?

Trong các chuyện hoang đường cũng có kể về những con yêu tinh độc ác, có phép tàng hình. Chỉ những người có kính chiếu của thần thánh thì mới làm nó hiện nguyên hình được.

Người đầu tiên có được kính “chiếu yêu” trong tay là An-tôn van Lơ-ven-húc. Chiếc kính này không phải do một vị thần tốt bụng nào ban cho mà do chính khối óc thông minh và bàn tay khéo léo của ông làm ra.

Lơ-ven-húc vốn quê ở Đên-tơ, một đô thị sầm uất thuộc vương quốc hợp nhất Hà-lan. Vào những năm thế kỷ 17, nghề buôn bán vải vóc, len, dạ ở đây phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Khi Lơ-ven-húc đến tuổi trưởng thành, anh đến học nghề ở một hiệu buôn lớn. Hàng ngày anh luôn luôn phải cầm trong tay chiếc kính lúp, một dụng cụ phóng đại vật thể lên vải chục lần, soi lên mặt vải để kiểm tra từng thớ sợi. Có như vậy thì mới tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc khi mua bán vải thường xảy ra nếu như chỉ nhìn qua bằng mắt thường.

Lơ-ven-húc mơ ước có trong tay chiếc kính phóng đại không chỉ vài chục lần mà vài trăm lần. Ngoài giờ làm việc, anh đã chịu khó đi học thêm nghề mài kính ở các cửa hiệu đồng hồ trong thị trấn. Với bàn tay vô cùng khéo léo và lòng kiên nhẫn hiếm có, chẳng bao lâu, chàng thanh niên Lơ-ven-húc đã mài được những thấu kính rất tinh xảo. Có những cái chỉ nhỉnh hơn đầu mũi kim một chút. Một ưu điểm nổi bật của những thấu kính của Lơ-ven-húc là không hề có một vết nứt nhỏ mà lại rất nhẵn. Điều này ngay cả những người thợ mài kính lành nghề cũng khó đạt nổi.

Có thấu kính tốt rồi, thế mà Lơ-ven-húc vẫn không thấy vật to hơn so với khi dùng kính lúc cũ là bao nhiêu. Qua hàng chục năm kiên trì, mày mò chế thử, cuối cùng Lơ-ven-húc đã tìm ra bí quyết chế tạo kính. Anh đặt thấu kính vào trong một ống hình trụ. Ống này gắn vào một giá hình trụ có thể nâng lên hạ xuống để dễ dàng điều chỉnh vật rơi đúng vào tiêu điểm. Kính đạt độ phóng đại đến 200 lần, phá kỷ lục phóng đại của tất cả các loại kính phòng đại tốt nhất thời đó.

Với chiếc kính “chiếu yêu” mới chế tạo. Lơ-ven-húc không chỉ dùng để soi những sợi vải quen thuộc mà ông “chiếu” vào tất cả những vật gì ở xung quanh ông: giọt máu, giọt nước, tinh dịch, xỉ răng… Cả một thế giới các “yêu tinh” vô hình đã phải hiện nguyên hình dưới mắt kính kỳ diệu.

Một giọt nước dưới ống kính biến thành cả một cái ao trong veo. Lũ “yêu quái” đủ loại tung tăng bơi lội trong ao như những đàn cá. Có con nom hệt như chiếc giày. Một số khác lại giống như quả dưa chuột hay quả đu đủ. Rất nhiều tên có tấm thân béo tròn như quả bóng hoặc dài và gầy như que tăm. Lác đác cũng có cả những gã có thân hình kéo dài thành những chuỗi như hạt cườm. Đặc biệt, có bọn lại có thể biến đổi hình dạng rất nhanh. Không ít tên có dạng loa kèn hay bông hoa tai nom rất đẹp và duyên dáng. Ngay cả kiểu di chuyển của chúng trong nước cũng rất khác nhau. Có tên bơi chậm như rùa. Có kẻ lại lao nhanh như một mũi tên. Cũng có những gã bơi ngoằn ngoèo như hình chữ chi. Thậm chí có cả bọn bơi lùi hoặc chỉ đứng yên một chỗ, nom buồn như cú rũ.

Lơ-ven-húc đã gọi lũ “yêu quái” này là những “dã thú sống”.

Một lần, Lơ-ven-húc nhìn lọ ớt ngâm để trên bàn. Ông chợt nảy ra ý nghĩ ớt dĩ cay là vì có những gai nhọn nhỏ li ti trong đó đâm vào lưỡi. Và ông tự nhủ: “sẵn có kính phóng đại trong tay, tội gì không kiểm tra phỏng đoán của mình”. Thế là ông lấy một giọt nước ớt soi thử dưới kính. Lơ-ven-húc bàng hoàng sửng sốt khi thấy trước mắt mình không phải là gai ớt mà là hàng đàn, hàng lũ những con vật nhỏ li ti lao đi rất nhanh hệt như những con “cá măng” trong nước vậy.

Lần khác, Lơ-ven-húc quan sát thấy trong một chút xỉ răng có hàng hà sa số những con “dã thú” hình xoắn giống nhau như đúc. Điều này khiến cho ông ngạc nhiên đến mức phải thốt lên một câu nghe hơi có vẻ hài hước nhưng cũng không có gì quá với sự thực: “trong miệng tôi, chúng còn đông đúng hơn cả số dân của vương quốc Hà Lan”.

Lũ “yêu quái” có hình thù kỳ dị mà Lơ-ven-húc gọi là “cá măng” hay “dã thú sống” chính là các vi sinh vật. Sau này chúng được xếp riêng vào một thế giới mới khác hẳn động và thực vật mà ta đã quen biết từ lâu. Còn chiếc kính “chiếu yêu” mà Lơ-ven-húc sử dụng để phát hiện ra chúng (ngày nay được gọi là chiếc kính hiển vi) hiện vẫn còn được đặt ở một vị trí trang trọng trong viện Bảo tàng khoa học Luân Đôn.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button