Khoa học - viễn tưởng

Khoa học với những giấc mơ

Khoa hoc voi nhung giac mo - Le Giang1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lê Giảng

Download sách Khoa học với những giấc mơ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KHOA HỌC


2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

KHOA HỌC HAY MÊ TÍN

Có người vừa thức giấc đã nói với người xung quanh:

– Tôi vừa qua một cơn ác mộng.

Hoặc:

– Tôi hên quá, có lẽ vận may đã đến. Tôi mơ thấy cháy nhà.

Người nằm mơ tỉnh dậy sẽ sợ hãi hoặc vui vẻ, có thể cảm giác này kéo dài cho đến khi họ đem ra kể lại hoặc hỏi bạn bè, người thân. Đương nhiên, ai cũng muốn mọi người nói những lời tốt đẹp về giấc mơ mà mình đã trải qua.

Vậy nên chăng hãy dùng phương pháp khoa học để vén bức màn bí mật, khám phá những bí ẩn về các giấc mơ, chủ định nhận xét, phân tích, làm chủ cuộc sống? Những giấc mơ phải được ánh sáng của khoa học soi rọi để con người sống thoải mái, vui vẻ.

Tuy chưa được phân tích hệ thống dưới ánh sáng khoa học nhưng từ lâu các nhà tâm lý, văn học và triết học đã đề cập đến vấn đề này. Các nhà nghiên cứu cũng đã dùng các loại lý luận chủ quan hoặc trí tưởng tượng để phân tích các giấc mơ và đáp ứng được phần nào nhu cầu tinh thần của con người.

Giải mộng đã có từ lâu trong xã hội phương Đông cũng như phương Tây. Lịch sử về các giấc mơ cũng khá phong phú.

Những nước có truyền thống văn hóa lâu đời như Hy Lạp ở phương Tây, Trung Hoa ở phương Đông thì chuyện giải thích các giấc mơ đã có từ lâu.

Thần thoại Hy Lạp có câu chuyện: Một nhân sư mặt người thân sư tử chiếm giữ một tòa thành cổ, mê hoặc nhiều khách qua lại vùng đó. Nếu người nào không qua được cơn mê do nhân sư gây ra sẽ bị con thú độc ác đó ăn thịt. Từ đó người ta cho rằng trong giấc ngủ, nếu ai thấy bóng dáng con nhân sư thì đó là ác mộng.

Trong quá trình phát triển văn hóa, những giấc mơ là hiện tượng văn hóa có sớm nhất.

I. CƠ SỞ TƯ TƯỞNG

“Vạn vật có linh nghiệm” là câu nói của người đời xưa, là một quan niệm được kế thừa. Các nhà khoa học đời sau quan tâm nghiên cứu về vũ trụ, nhân sinh, về sinh vật đều đề cập đến quan niệm này.

Thales – nhà hiền triết cổ đại Hy Lạp sinh ra ở thành phố Miletos, một thành phố cổ trên bờ biển gần cửa sông Maeander của Thổ Nhĩ Kỳ, sống vào những năm 624 đến 547 trước Công nguyên, là tài năng toán học, thiên văn học, đã tiên đoán được nhiều hiện tượng tự nhiên. Tương truyền, Thales tìm ra chùm sao Bắc Đẩu (Đại hùng tinh), tiên đoán được nhật thực vào năm 585-584 trước Công nguyên.

Thales là người sáng lập ra trường phái duy vật tự phát, lấy quan điểm duy vật để giải thích hiện tượng tự nhiên. Thales đề cập đến thuyết “vạn vật linh nghiệm”, đứng trên quan điểm duy vật, dùng nhãn quan khoa học để phân tích khá sâu sắc vấn đề này.

Các loại tôn sùng như: tôn sùng thiên nhiên, tôn sùng các loài động vật, cây cỏ; tôn sùng những hình tượng trừu tượng như ma quỷ, thần thánh; mê tín tiền thân, phận kiếp, các loại tế lễ cúng bái bói toán đều là những hình thái ý thức ban đầu của con người mà cơ sở của nó là “vạn vật có linh nghiệm”, tưởng như vô hình mà là hữu hình, tưởng trừu tượng mà vẫn có cái cụ thể con người chưa tiếp cận được. Đối tượng của sự sùng bái, mê tín là thần linh, sức mạnh siêu nhiên.

Có người còn cho rằng thần linh nếu được ánh sáng khoa học chiếu rọi thì cũng là những lực lượng hữu hình, có tác động đến thế giới vật chất mà con người đang sống.

Đặc biệt, họ còn cho rằng: Trong đời sống hàng ngày vẫn có những người có thể thông tường và có mối liên hệ đặc biệt đa dạng với thần linh.

Một trong những biểu hiện mê tín của con người là tin vào điềm báo. Có câu chuyện như sau:

Một chính khách phương Tây sắp dự một buổi gặp gỡ để bàn về quan hệ hai nước trong cuộc chiến có thể xảy ra. Đêm trước cuộc gặp ông nằm mơ thấy mình đi giữa hoang mạc cô đơn, có một người không rõ mặt níu áo ông lại và lắc đầu mãi. Sáng sớm hôm sau vị chính khách kể chuyện lại cho người bạn thân nghe, ông này nêu thuyết “vạn vật có linh nghiệm”, phân tích:

– Anh đi giữa hoang mạc là anh ngồi vào bàn đàm phán tay đôi, ngoài hai chính khách do hai nước ủy nhiệm, không được bất cứ một ai có mặt tại đó. Điều đó có lợi cho anh. Anh đơn độc trơ trụi vì anh cần thương lượng hơn đối phương. Còn như có người níu áo lại mà không rõ mặt, theo tôi có lẽ là người của chúng ta đang ở trong hàng ngũ đối phương, hiểu rõ được nội tình của đối phương trong cuộc đàm phán này muốn anh nên trì hoãn cuộc đàm phán và chuẩn bị để đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.

Quả nhiên, sự việc thực tế đã xảy ra đúng như thế. Nếu hôm đó nhà chính khách đến bàn đàm phán thì sẽ bị đối phương gây khó khăn, tình hình diễn ra xấu, ông còn có thể bị bắt làm con tin, cuộc đàm phán sẽ không thành, sau đó đối phương sẽ tấn công quy mô vào đất nước của ông.

Nghe theo lời người bạn, nhà chính khách không dự đàm phán nên bảo toàn được tính mạng, quân đội của nước ông được chuẩn bị nên không hoang mang bị động trước cuộc tiến công như vũ bão của đối phương.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button