Khoa học - viễn tưởng

Câu Chuyện Phía Sau Giấy

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Barbara Somervill

Download sách Câu Chuyện Phía Sau Giấy ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KHOA HỌC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giấy ở khắp nơi quanh ta

Chúng ta có thể bắt gặp giấy ở mọi nơi xung quanh mình, Nhiều món ăn được gói trong giấy. Chúng ta sử dụng giấy để dán tường. Chúng ta đọc báo, sách, và tạp chí được in ấn trên giấy, và chúng ta lau chùi những thứ dơ bẩn bằng khăn giấy. Học sinh thì làm bài tập về nhà với những quyển vở bằng giấy.

Để giải trí, chúng ta đọc truyện tranh, thả diều giấy, và làm các tác phẩm thủ công với giấy màu. Chúng ta trang trí vách tường phòng ngủ bằng những tấm poster, và chúng ta lưu giữ những kỉ niệm trong quyển lưu bút. Khi ta nhận được bưu kiện, giấy xuất hiện trong hình dạng của những hóa đơn, thư từ, tờ rơi quảng cáo, và những tấm thiệp sinh nhật.

Hầu hết giấy được làm từ bột giấy, thứ được làm ra bằng cách nghiền nhỏ thân cây. Giấy còn có thể được làm từ bông, lanh, tơ, hay thậm chí là gạo và tre. Một số loại giấy được làm từ chất liệu tổng hợp (nhân tạo), chẳng hạn nhựa hoặc chất dẻo.

Những công dụng của giấy

Trên toàn thế giới, giấy được sử dụng với hàng trăm cách thức khác nhau. Người Canada đặt giấy chống thấm bên dưới những tấm ván lợp mái nhà. Người Đức bán nước trái cây trong những chiếc hộp bằng giấy sáp. Người Trung Quốc lại sử dụng giấy thông thảo (làm từ gạo) cho bộ môn nghệ thuật viết chữ gọi là thư pháp – và trong những cuốn chả giò, là món gồm có rau củ, thịt lợn hoặc thịt tôm được cuốn trong bánh tráng giấy và chiên ngập dầu. (Đúng thế, người ta ăn cả giấy!) Người Nhật Bản thì sử dụng một loại giấy đặc biệt, gọi là shoji gami, để làm những cánh cửa trượt ngăn cách các căn phòng.

Tiền giấy

Trên thế giới, tiền giấy được làm với sợi (thớ) vải, thứ rất bền và hữu ích. Một tờ £5 của Anh và một tờ $10 của Mĩ, bắt đầu bị mòn sau khoảng ba năm tồn tại.

Lịch sử của giấy

Từ giấy (paper) xuất phát từ từ papyrus (cây cói), một loại lau sậy. Người Ai Cập cổ đại ép dẹp cây papyrus thành những tấm phẳng và dùng nó làm bề mặt viết chữ từ cách đấy khoảng 5.000 năm. Tuy nhiên, papyrus giống với một tấm gỗ mỏng hơn là giấy.

Trung Quốc cổ đại

Những người đầu tiên làm ra loại giấy giống với loại giấy mà chúng ta sử dụng ngày nay là người Trung Quốc. Nhiều chứng cứ cho thấy người Trung Quốc đã viết trên giấy làm từ sợi lanh ngay từ năm thứ 8 trước Công nguyên.

Dưới triều đại nhà Hán (202 trước Công nguyên-220), giấy Trung Quốc được làm từ một hỗn hợp của các nguyên liệu, bao gồm cả vải vụn. Vào năm 105, một vị quan Trung Quốc có tên là Thái Luân đã nghiền vải vụn, lưới đánh cá, và vỏ cây dâu tằm thành bột nhão và ép mỏng nó. Khi nó khô, ông có được giấy viết.

Giấy Trung Quốc thuở ban đầu dày và dai hơn giấy ngày nay. Những thớ giấy chắc chắn tạo nên những bộ y phục tuyệt hảo và khi ráp chúng lại với nhau, nó thậm chí có thể trở thành áo giáp chiến đấu. Người Trung Quốc đã không dùng giấy làm vật liệu chính để viết chữ cho đến tận năm 200.

Kinh doanh giấy

Giấy, cũng giống như tơ lụa và gia vị, nhanh chóng được buôn bán đến các khu vực khác trên thế giới. Đến năm 610, nghề làm giấy đã lan rộng ra phương bắc đến Hàn Quốc và Nhật Bản, và theo hướng tây đến với các nền văn hóa Ấn Độ và Ả Rập. Đến những năm 700, người dân ở Baghdad, nơi mà hiện nay thuộc Iraq, đã học được cách làm giấy. Từ Baghdad, nghề làm giấy đã vươn đến Morocco, Bắc Phi, khoảng 200 năm sau đó. Những người thợ làm giấy Morocco đã sử dụng lanh và các loại xơ thực vật khác để làm bột giấy.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button