Khoa học - viễn tưởng

Bí Ẩn Mãi Mãi Là Bí Ẩn Tập 1

bi an mai mai la bi an sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Bí Ẩn Mãi Mãi Là Bí Ẩn Tập 1 ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KHOC HỌC – VIỄN TƯỞNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

KIM TỰ THÁP AI CẬP

Kim Tự Tháp Ai Cập là những mộ thất nơi các vua chúa Ai Cập yên nghỉ ngàn thu. Đến nay đã phát hiện có khoảng 80 ngôi mộ, trong đó kim tự tháp nổi tiếng nhất chính là Kim Tự Tháp của Khufu (Cheops). Đáy các cạnh dài 230m (nay còn 227m), nguyên chiều cao của tháp là 146,5m (nay còn 137m), góc đáy của tháp là 51o51’, chiếm diện tích khoảng 52.900m2. Tháp này được xây bằng 2.300.000 tảng đá.

Cách thiết kế và kiến tạo của kim tự tháp có liên quan rất nhiều đến số học, hình học, địa lý học và thiên văn học, thậm chí chúng ta phải công nhận rằng nền văn minh khoa học thời đó đã vượt hẳn trình độ chúng ta hiện nay. Các kim tự tháp được xây nên từ thế kỷ 27 TCN xa xưa, lúc đó người Ai Cập chỉ mới biết phương trình Thales và họ hoàn toàn không biết tính chất góc vuông trong tam giác vuông, nói chi đến giản lược của các phân số. Và hơn thế nữa, vào thời đó, các công cụ bằng sắt, thuốc nổ, bánh xe, trục quay tời vẫn chưa được phát minh. Trong điều kiện thiếu thốn và kém phát triển như vậy, lẽ ra họ không thể nào có các công trình kỹ thuật tuyệt đỉnh hoặc tinh xảo được, thế mà họ đã tính toán chính xác đến mức sai số ở chiều dài cạnh các kim tự tháp chưa đến 20cm, còn sai số của chiều cao góc đông nam với góc tây bắc chỉ dao động 1,27cm. Nếu căn cứ trên điều kiện làm việc lúc bấy giờ, các nhà khoa học đã tính ra rằng ít nhất phải có khoảng 10 triệu người làm việc cật lực trong 10 năm. Cũng nên biết rằng dân số toàn thế giới lúc đó chỉ có 20 triệu mà thôi. Ngoài ra, kết cấu của các kim tự tháp hết sức hợp lý, chính vì vậy mà dù trải qua hàng trăm n gàn năm với biết bao biến cố: lũ lụt, động đất, thiên tai mà các kim tự tháp vẫn đúng uy nghi sừng sững, không hề bị biến dạng.

Mỗi kim tự tháp đều được sắp xếp theo vị trí của một ngôi sao nào đó; chẳng hạn như kim tự tháp Khufu có bình phương chiều cao vừa bằng diện tích tam giác của mỗi mặt tháp; nếu ta lấy chiều dài tổng cộng của 4 cạnh đáy chia cho 2 lần chiều cao sẽ được 3,14 tương đương giá trị của số pi, và nếu lấy chiều cao nhân với 1 tỷ thì tương đương khoảng cách từ mặt trời đến trái đất thành 2 phần đồng đều nhau: đại dương và lục địa. Nói tóm lại, kim tự tháp là một công trình kiến trúc thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật tuyệt vời và cực kỳ tinh túy, đấy cũng là kết tinh của trí tuệ phi thường. Các nhà khoa học ngành kiến trúc đến nay vẫn không khỏi bàng hoàng vì họ cho rằng ngày nay dù qui tụ hết mọi kiến trúc sư ưu tú nhất trên thế giới và sử dụng những thiết bị tối tân nhất, chúng ta vẫn khó lòng hoàn thành được một công trình uy nghiêm và thần bí đến vậy.

Vài dòng nhận xét :

VỤ NỔ Ở TUNGUSKA

7 giờ 17 phút sang ngày 30/6/1908, ở vùng Tunguska, thuộc Sibia, Nga. Xảy ra 1 vụ nổ kinh hoàng trên không, cách mặt đất 8000m. Năm giờ sau vụ nổ, những  đợt chấn động mạnh dưới lòng đất ảnh hưởng đến vùng Bắc Hải, và  làm chấn động tất cả đài khí tượng ở nước Anh. Thậm chí trung tâm đo đạc ở Úc cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Hậu quả sau vụ nổ khủng khiếp đó là toàn bộ cây xanh trong chu vi 18km tại nơi xảy ra vụ nổ bị thiêu rụi hoàn toàn; ngoài ra số cây cối khác trong phạm vi 60km2 đều bị gãy đôi. Người ta còn phát hiện các tòa nhà cách nơi xảy ra vụ nổ đến 900km xuất hiện vết nứt, có rất nhiều nhà xưởng bị sụp đổ. Toàn bộ số động vật sinh sống trong vòng đai “Đông thổ” (vùng bị đóng băng vĩnh cửu) cách nơi xảy ra vụ nổ 100km đều bị hủy diệt. Theo ước tính, sức công phá của vụ nổ này tương đương sức công phá của 28.000.000 tấn bom nguyên tử, hơn nữa tốc độ di chuyển của nó lên đến 4.000m/giây. Chúng ta hẳn còn nhớ quả  bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật, vào năm 1945, quả bom lúc bấy giờ nặng 20.000 tấn; và tốc độ bay hỏa tiễn mạnh nhất mãi tính đến những năm đầu thập niên 80 của Mỹ chỉ đạt 25.000m/giây. Điều này cho thấy, vụ nổ ở Tunguska ghê gớm biết chừng nào.

19 năm sau vụ nổ, khoa học gia Liên Xô Siulik đã dẫn đầu một đoàn  khảo sát lần đầu tiên đến tìm hiểu vùng đất Tunguska, khi phát hiện vùng đầm lầy ở đây bị lỗ chỗ những hố đất to đến rợn người, họ cứ ngỡ rằng đã có một thiên thạch rơi xuống đây mới phải. Nhưng, cho đến nay, khi mà chúng ta đã áp dụng rất nhiều biện pháp dò tìm tiên tiến nhất, kể cả việc dùng đến loại máy thăm dò lòng đất khổng lồ nhất, thậm chí sử dụng đến cả những thiết bị tinh vi và chính xác nhất cũng vẫn không tài nào tìm thấy bất cứ một mảnh vỡ của thiên thạch, hoặc mảnh vỡ của các kim loại… để chứng minh giả thiết của đoàn khảo sát người Liên Xô trên là đúng.

Từ năm 1961 đến năm 1963, một nhà khoa học Liên Xô khác tên là Zolormotov đã dẫn đầu 2 nhóm đi khảo sát, cuối cùng ông đưa ra một giả thuyết rằng: Có lẽ đây là vết tích của một vụ va chạm giữa một sao chổi hạng trung vào Trái Đất. Tuy nhiên, khi sao chổi nổ tung thì nhân của sao chổi phải bị đốt hoàn toàn ở độ cao khoảng hơn 100 mét, nặng khoảng 5.000.000 tấn vì vậy không có lí do gì chúng ta không tìm thấy được bất kỳ một mảnh vỡ nào của sao chổi.

Ngoài ra cũng có rất nhiều người cho rằng đây là vụ nổ hạt nhân. Từ năm 1957, một nhóm  khảo sát nhỏ đã kiểm tra mẫu đất và thực vật ở Tunguska và phát hiện ra rằng độ phát xạ của vùng đất này cao hơn một lần rưỡi so với nơi cách Tunguska 30 – 40 ngàn mét. Còn các loài thực vật sau khi qua khâu hóa nghiệm đã cho kết luận: Vòng sinh trưởng của chúng xuất hiện dấu vết bức xạ của một lớp bụi đất mang tính phát xạ cao. Thế nhưng, vào thời điểm 1908 chưa có một quốc gia nào có nguồn năng lượng hạt nhân khổng lồ như thế. Vậy thì loại năng lượng hạt nhân này đến từ đâu?

Sau này, chúng ta có khá nhiều giả thiết giải thích cho hiện tượng này. Giả thiết quả cầu tuyết; giả thiết các mảnh vụn của đối vật chất (anti-material) va nhau; giả thuyết lỗ đen va nhau; giả thuyết về văn minh của một loài người ngoài Trái Đất…

Cho đến cuối những năm 90 của thế kỷ 20, ít nhất các nhà khoa học đã lần lượt đưa ra hàng loạt giả thuyết. Nhưng chưa có một giả thiết nào có thể hoàn toàn thuyết phục được chúng ta.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button