Khoa học - viễn tưởng

Ba Phút Đầu Tiên

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Steven Weinberg

Download sách Ba Phút Đầu Tiên ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  KHOA HỌC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

C uốn sách này nói về những phút đầu tiên của sự hình thành vũ trụ, theo thuyết vũ trụ học hiện đại nhất gọi là thuyết “mô hình chuẩn”. Nó xuất phát từ thuyết “Vụ nổ lớn” của các nhà bác học Lemaitre và Gamow, nhưng được hiện đại hóa, chính xác hóa sau sự khám phá ra phông bức xạ vũ trụ cực ngắn ở nhiệt độ 3 kenvin (khoảng âm 270 độ C) vào năm 1964 – 1965.
Đây là công lao trực tiếp của hai nhà bác học Mỹ Penzias và Wilson, và họ đã được giải thưởng Nobel năm 1978 về sự khám phá cực kỳ quan trọng này. Nhưng, như cuốn sách này nêu rõ, đó cũng là công lao của một tập thể khá lớn các nhà khoa học trong mấy chục năm trời, trong hàng trăm phòng thí nghiệm, đài quan sát thiên văn, nhóm nghiên cứu lý thuyết, đã đóng góp cho thuyết “Vụ nổ lớn” có được dạng “chuẩn” được nhiều người công nhận như hiện nay.
Bản thân tác giả, Steven Weinberg, một thành viên của Viện hàn lâm khoa học Mỹ, một nhà bác học nổi tiếng có nhiều cống hiến cho vật lý lý thuyết, vật lý hạt cơ bản, lý thuyết trường, dù không phải trực tiếp là một nhà vũ trụ học, nhưng gián tiếp đã tham gia vào cuộc đấu tranh cho “mô hình chuẩn” này. Năm 1979 Weinberg đã được giải Nobel về vật lý cùng với hai nhà bác học khác do sự đóng góp của ông vào việc tìm ra thuyết thống nhất hai tương tác: tương tác yếu và tương tác điện tử.
Cuốn sách này được xuất bản bằng tiếng Việt lần đầu năm 1981. Từ đó đến nay cuốn sách đã được tái bản nhiều lần ở nước ngoài, song vẫn không hề có sửa đổi gì do tính kinh điển của nó. Theo yêu cầu của đông đảo bạn đọc yêu thích khoa học, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bản in “Ba phút đầu tiên – Một cách nhìn hiện đại về nguồn gốc vũ trụ” của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Sách này được viết ra từ một cuộc nói chuyện của tôi trong lễ khánh thành Trung tâm khoa học của các sinh viên năm cuối ở Harvard tháng 11 năm 1973. Một người bạn chung, Daniel Bell, đã kể lại cho ông Erwin Glikes, chủ tịch và giám đốc công ty xuất bản “Sách cơ bản” nghe về cuộc nói chuyện đó, và Glikes đã giục tôi biến nó thành một cuốn sách.
Đầu tiên tôi không thật say mê với ý đó lắm. Tuy rằng thỉnh thoảng tôi có tiến hành những cuộc nghiên cứu nhỏ về vũ trụ học, công việc của tôi dính líu nhiều hơn đến vật lý của những cái rất bé nhỏ, lý thuyết hạt cơ bản. Ngoài ra, vật lý hạt cơ bản đã tỏ ra sinh động một cách lạ lùng trong những năm cuối đây, và tôi đã tốn quá nhiều thời gian không phục vụ nó, khi viết những bài báo không chuyên môn cho những tạp chí này nọ. Tôi đã rất muốn trở về làm việc toàn bộ thời giờ ở chỗ sinh sống tự nhiên của tôi, là Tạp chí vật lý.
Tuy nhiên, tôi đã thấy là không thể ngừng suy nghĩ về những cuốn sách kể về vũ trụ sơ khai. Có gì hấp dẫn hơn là vấn đề “Phát minh trời đất”? Ngoài ra, trong vũ trụ sơ khai, đặc biệt trong phần trăm giây đầu tiên, các vấn đề về lý thuyết hạt cơ bản gắn chặt với các vấn đề về vũ trụ học. Và trước hết, bây giờ là một thời điểm tốt để viết về vũ trụ sơ khai. Đúng trong thập niên vừa qua, một lý thuyết chi tiết về quá trình diễn biến của các sự kiện trong vũ trụ sơ khai đã được công nhận rộng rãi dưới tên “mô hình chuẩn”.
Thật là một điều tuyệt vời khi ta kể được về vũ trụ sau giây đầu tiên, hoặc năm đầu tiên. Đối với một nhà vật lý, điều đáng phấn khởi là có thể kể về các sự việc với những con số, là có thể nói rằng ở thời điểm nào đó nhiệt độ, mật độ hay hợp phần hóa học của vũ trụ đạt được những trị số này nọ. Thật ra ta không hoàn toàn thật chắc về mọi vấn đề này, nhưng cũng đáng phấn khởi là bây giờ ta có thể nói về các vấn đề này với một chút tin tưởng nào đó. Sự phấn khởi này là cái mà tôi muốn đưa đến cho bạn đọc.
Tốt hơn hết là tôi phải nói sách này dành cho những bạn đọc nào. Tôi đã viết cho bạn đọc sẵn sàng theo dõi vài lập luận chi tiết nhưng không phải thật am hiểu toán học hoặc vật lý. Mặc dầu tôi phải đưa vào một số ý tưởng khoa học khá phức tạp, song không có môn toán học nào được dùng trong sách này ngoài số học mà bạn đọc không cần biết nhiều, thậm chí biết trước gì về vật lý hoặc thiên văn. Tôi đã cố gắng thận trọng định nghĩa các danh từ khoa học khi dùng chúng lần đầu, thêm vào đấy tôi đã cung cấp một bảng từ vựng về các danh từ vật lý và thiên văn. Ở đâu có thể được, tôi đã viết các con số bằng chữ (như: một trăm nghìn triệu) mà không dùng cách ghi khoa học tiện lợi hơn: 10 mũ 11.
Tuy nhiên, như vậy không phải có nghĩa là tôi đã cố viết một cuốn sách dễ hiểu. Khi một nhà luật học viết cho những bạn đọc bình thường, ông ta giả thiết rằng họ không biết tiếng Pháp về luật hoặc đạo luật “chống thừa hưởng suốt đời”, nhưng ông ta, không phải vì vậy mà suy nghĩ tệ hơn về họ, và ông không “hạ cố” đến họ. Tôi muốn nói ngược lại: tôi hình dung bạn đọc như một luật sư già khá tinh khôn, ông ta không nói ngôn ngữ của tôi, nhưng dù sao cũng mong đợi nghe vài lập luận có tính thuyết phục trước khi có ý kiến cá nhân.
Đối với bạn đọc muốn thấy thực sự vài phép toán làm cơ sở cho các lập luận của cuốn sách này, tôi đã soạn “Phụ trương toán học” liền sau cuốn sách. Trình độ toán học dùng ở đây làm cho các chú thích này có thể hiểu được đối với bất cứ ai có trình độ năm cuối đại học về một khoa học vật lý hoặc toán học nào đó. May thay, các tính toán quan trọng nhất trong vũ trụ học lại có phần nào đơn giản: chỉ có ở chỗ này chỗ nọ các điểm tinh tế hơn của thuyết tương đối rộng hoặc của vật lý hạt nhân mới được dùng chút ít. Những bạn đọc muốn tiếp tục hiểu vấn đề này ở một trình độ cao hơn sẽ tìm được nhiều giáo trình trình độ cao (kể cả của tôi) ghi ở mục “Gợi ý đọc thêm”.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button