Chuyên ngành

Vô Cùng Tàn Nhẫn, Vô Cùng Yêu Thương 2

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Sara Imas

Download sách Vô Cùng Tàn Nhẫn, Vô Cùng Yêu Thương 2 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : NUÔI DẠY CON

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Vì trái tim có hình ngọn lửa, nên dù yêu con đến mấy, cha mẹ cũng cần phải biết “tàn nhẫn”, cần phải đẩy con ra khỏi vòng tay ấm áp của mình, dằn lòng tập cho con quen với nghịch cảnh và cố giữ một ánh nhìn lạnh nhạt để con tự chống chọi với khó khăn. Cha mẹ chỉ nên đứng từ xa, dùng tình yêu thương của mình để thắp lên ngọn lửa nghị lực, giúp con trưởng thành với một trái tim quả cảm, nhiệt thành và mạnh mẽ. Và như vậy, “tàn nhẫn” cũng là “yêu thương”, một dạng thức yêu thương có trách nhiệm để đem lại cho gia đình một đứa con ngoan, và trao cho xã hội một công dân tốt.

Sara Imas là một bà mẹ Trung Quốc mang trong mình dòng máu Do Thái. Sau khi quan hệ Trung Quốc – Israel được thiết lập, trước tiếng gọi trở về cố hương, Sara đã từ bỏ cuộc sống an yên ở Thượng Hải, mang theo ba đứa con thơ để trở về Israel, nơi đồng bào của bà đang phải ngày ngày chịu đựng khói lửa chiến tranh, bắt đầu một trải nghiệm giáo dục đặc biệt của mình. Khác với tập 1, Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương 2 đã đối chiếu một cách biệt lập giữa phương thức nuôi dạy con của người Trung Quốc và người Israel. Tác giả không ngần ngại phơi bày những bất cập vốn tồn tại đã lâu trong cách nuôi dạy con của người Trung Quốc, đồng thời nêu bật những quan điểm về tình mẫu tử, những giá trị thiết thực trong nền giáo dục gia đình của người Do Thái.

Với những trải nghiệm trong môi trường sống mới này, Sara đã quyết tâm rũ bỏ hình tượng của một “bà mẹ trực thăng” luôn nuông chiều, quán xuyến mọi việc cho con để trở thành một bà mẹ lý trí, biết gửi gắm tình yêu con cái của mình dưới một vỏ bọc sắt đá, kiên trì và đầy tính cương quyết. Hình ảnh của “bà mẹ Do Thái” này khiến không ít người cho rằng đó là một phương thức quá lạnh lùng, thế nhưng những gì mà bà mang lại cho ba đứa con của mình đã thực sự khiến chúng ta vỡ ra nhiều điều về tình mẫu tử, như chính lời Sara đã đúc kết: “Giấu đi một nửa tình yêu không có nghĩa là mất đi tình yêu đó, mà chỉ là yêu một cách sâu sắc hơn, khoa học hơn và nghệ thuật hơn; giữ khoảng cách 20% không có nghĩa là bỏ mặc con, mà ngược lại, dù cách chúng trăm núi vạn đèo tôi vẫn luôn chia sẻ tâm sự cùng chúng… Tôi không bao giờ tạo ra những thử thách khi các con chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Khả năng chịu áp lực của con phải được nuôi dưỡng ngay từ nhỏ. Nếu thường ngày tôi không tạo ra một chút ‘mưa’, thì sau này làm sao chúng có thể vượt qua được bão tố phong ba?”

Làm mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng, đôi khi chúng ta phải mất cả đời để tìm ra con đường trở thành một người mẹ tốt. Mẹ không chỉ là một thiên chức, mà đó còn là một tấm gương về cách ứng xử. Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ đem đến những phút giây trải nghiệm thú vị, những bài học quý giá và một góc nhìn khác về tình yêu thương cho các bậc cha mẹ Việt Nam trong quá trình nuôi dưỡng những mầm xanh của mình.

TÌNH YÊU THƯƠNG, BẢN THÂN NÓ ĐÃ CHÍNH LÀ GIÁO DỤC

Tôi đã từng là một bà mẹ Trung Quốc điển hình, chăm lo cho con cái đến từng chân tơ kẽ tóc, cặm cụi vất vả chỉ vì muốn trở thành một “người mẹ điểm 10”. Bọn trẻ lúc đó chỉ cần làm một việc duy nhất, đó là học. Tất cả mọi việc, từ rửa bát, giặt giũ, nấu cơm, hay thậm chí là gấp chăn, chúng đều không phải nhúng tay vào, bởi tôi chính là “máy rửa bát”, “máy giặt”, “nồi cơm điện” và “cần cẩu” dọn dẹp chướng ngại vật của chúng. Tôi đã từng rất tự hào về khả năng của mình, một mình nuôi nấng ba đứa con, không để chúng thua thiệt so với các bạn khác và cũng không để chúng phải lo lắng gì về gia đình, mãi cho đến khi di cư đến Israel, một câu nói của chị hàng xóm đã làm tôi thức tỉnh. Thấy tôi việc gì cũng làm thay con, chị ấy đã thẳng thừng nói với tôi rằng: “Đừng mang phương pháp giáo dục lạc hậu của em đến Israel, đừng cho rằng em đẻ ra con thì biết cách nuôi con, gà mái còn biết đẻ con nữa là, nuôi con lại là việc khác!” Câu nói có vẻ rất vô tình này của chị hàng xóm đã làm tôi thức tỉnh, thôi thúc tôi suy nghĩ về sự khác biệt trong tình yêu thương đối với con cái giữa những người mẹ Trung Quốc và những người mẹ Israel, thôi thúc tôi tìm kiếm bí mật của tình mẫu tử và phương pháp giáo dục con cái một cách đúng đắn và khoa học nhất.

Trong cuốn Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương 1, tôi đã tập trung nhấn mạnh đến sự “tàn nhẫn” trong việc giáo dục con cái: thực hiện cơ chế giáo dục “có làm có hưởng” trong gia đình, “trì hoãn thỏa mãn” những đòi hỏi của con, “lùi về sau một bước” và “không làm quản gia mà làm quân sư của con”, để con tự mình xông pha bươn trải.

Phải chăng tôi đã quá tàn nhẫn với các con của mình? Không! Trên đời này làm gì có bà mẹ nào không yêu thương con cái. Chỉ là tình yêu của tôi lý trí hơn, khoa học hơn mà thôi. Ở đây, tôi muốn nói với tất cả các bậc làm cha làm mẹ rằng: Thực ra, bản thân tình yêu thương đã là giáo dục, vấn đề là chúng ta yêu thương như thế nào mà thôi.

Đối với người Trung Quốc, yêu là yêu, giáo dục là giáo dục, hai thứ đó tách rời nhau và thường rất dễ dẫn đến những hệ quả tiêu cực. Khi yêu thì chỉ muốn đem cả thế giới bày trước mắt con, răm rắp chiều theo ý muốn của chúng, thậm chí thỏa mãn con ngay cả khi chúng chưa đòi hỏi và thỏa mãn vượt quá những gì mà chúng đòi hỏi chỉ để thể hiện tình yêu của mình với con cái. Nhưng đến khi cần giáo dục, dạy bảo chúng thì họ lại thường tự ý đánh mắng với lý lẽ rất tốt đẹp rằng: vì muốn tốt cho con nên mới nghiêm khắc như vậy. Trên thực tế, đó là vì các bậc phụ huynh không chịu học hỏi nâng cao, không tìm ra được phương pháp giáo dục đúng đắn nên mới đành phải dạy bảo chúng bằng hành động đánh mắng thô bạo. Sự “nghiêm khắc” này không những không thể tạo ra những đứa trẻ xuất sắc, mà ngược lại còn gây ra những tổn thương rất lớn đến tâm hồn con trẻ. Rất nhiều phụ huynh hỏi tôi: “Tôi luôn hết mực yêu thương con cái, dạy bảo chúng cũng rất nghiêm khắc, nhưng tại sao chúng vẫn không chịu nghe lời?” Lúc đó, tôi đã nghiêm túc nói với họ rằng: “Vấn đề chính là ở chỗ phương pháp giáo dục của bạn không đúng. Yêu thương và dạy dỗ, hai thứ đó không nên tách rời nhau. Chúng ta nên dạy dỗ con cái trong tình yêu thương, đồng thời dạy chúng cần phải yêu thương như thế nào. Hơn nữa, mục đích của những bậc làm cha làm mẹ như chúng ta không phải là biến chúng thành những con rối biết nghe lời, mà là giúp chúng trở thành những đứa trẻ có tính độc lập, có khả năng tự chủ trong cuộc sống và có tình yêu thương.” Cha mẹ nào cũng yêu thương con, nhưng yêu con không phải là điều đơn giản. Nếu chỉ dựa vào tình yêu đơn thuần và bản năng thôi thì chưa đủ, chúng ta còn cần nắm bắt những quan niệm khoa học. Nếu như quan niệm giáo dục và phương pháp giáo dục không thống nhất sẽ đem lại hiệu quả ngược lại với những gì ta mong muốn. Yêu mà dạy, đó có thể coi là một thử thách trí tuệ. Vượt qua được thử thách này, ta mới có tư cách để nói rằng: “Tôi yêu con, và yêu một cách không hề nông cạn.”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button