Chuyên ngành

Vật Tổ Và Cấm Kỵ

vat to va cam ky1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Sigmund Freud

Download sách Vật Tổ Và Cấm Kỵ ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :                  Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tên tuổi của Sigmund Freud (1856 – 1939) thật ra không xa lạ với giới nghiên cứu Việt Nam trên các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn như triết học, văn học, tâm lý học, nghệ thuật học v.v… từ mấy chục năm nay. Tuy nhiên, dấu ấn để lại khi đề cập đến Freud thường là mang tính phê phán, đôi khi là sự áp đặt khiên cưỡng ý kiến của người khác. Phải đến mấy năm gần đây, một số nghiên cứu tương đối có hệ thống về các công trình phân tâm học của ông mới được giới thiệu trên báo chí, và thậm chí đã có một vài bản dịch của các học giả nghiên cứu về Freud. Có thể kể đến công trình của Trần Đức Thảo Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức (1996, do Đoàn Văn Chúc dịch từ tiếng Pháp, Đỗ Lai Thúy giới thiệu), cuốn Freud đã thực sự nói gì của nhà phân tâm học Anh David Stafforf-Clark (1998, Nguyễn Khắc Viện viết lời giới thiệu, Huyền Giang dịch). Tuy nhiên, các tác phẩm quan trọng của Freud rất tiếc vẫn chưa có điều kiện ra mắt độc giả Việt Nam, ví dụ Giải mộng Traumdeutung) xuất bản năm 1899 cách đây vừa tròn 100 năm – công trình nền tảng thể hiện tài năng xuất chúng của ông trong giải thuyết về thế giới vô thức của con người.

Cống hiến của Freud thật đa dạng, hay nói cho đúng hơn, học thuyết của ông có khả năng vận dụng thật sự rộng lớn, trước hết là trên các lĩnh vực văn hoá và nghiên cứu thế giới tinh thần của con người, và nó có sức hấp dẫn kì lạ. Dù còn có nhiều ý kiến khác nhau về tầm cỡ cống hiến của ông, nhưng không thể không thừa nhận rằng, với tư cách một trong những học thuyết khoa học tinh thần lớn nhất của nhân loại, quả thật nó đã làm đảo lộn những quan niệm truyền thống về thế giới văn hoá tinh thần của con người, trước hết là văn hoá khu vực Âu-Mỹ, “tới mức trở thành một bộ phận cấu thành thiết yếu của nền văn hoá thế kỉ hai mươi” (M. Fragonas: Văn hoá thế kỷ XX, nxb Văn hoá thông tin, 1999, tr. 895).

Cũng với tinh thần như vậy, trên lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết phổ quát về nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo, ông đã có một cống hiến quan trọng với các tác phẩm Vật tổ và cấm kị (ở đây được dịch giả chuyển tên theo nội dung thành Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo), Tâm lý học đại chúng và phân tích cái Tôi, Moise và tôn giáo nhất thần, trong đó Vật tổ và cấm kị là tác phẩm ít được biết đến nhất nhưng lại đặc sắc và quan trọng nhất. Đó chính là lý thuyết phân tâm học về nguồn gốc của tôn giáo và văn hoá của loài ngưòi. Các tác phẩm sau này của Freud về văn hoá cũng chủ yếu dựa trên công trình xuất bản năm 1913 này.

Trong tác phẩm đặc sắc này, Freud đã trình bày những quan điểm cơ bản của ông về cội nguồn của tôn giáo và văn hoá, một quan điểm mang nhiều luận điểm duy vật lịch sử hết sức lí thú. Hạt nhân của học thuyết này chính là các khái niệm như Vật tổ (Totem), Cấm kị (Tabu) và khái niệm mặc cảm Oedipe về tính dục, mà theo Nguyễn Khắc Viện (trong Lời giới thiệu cuốn Freud đã thực sự nói gì) thì “Những gì Freud nói về mặc cảm Oedipe ngày nay còn đứng vững” (tr. 23).


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button