Chuyên ngành

Ươm Mầm Hạnh Phúc

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Kamata Hiroshi

Download sách Ươm Mầm Hạnh Phúc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KIẾN THỨC TỔNG HỢP

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Lời giới thiệu


Vẫn lấy bối cảnh là công viên Disneyland tại Tokyo, Kamata Hiroshi tiếp tục kể ta nghe những câu chuyện nhỏ mà tại đó, những du khách, dù là người lớn hay trẻ con, đều có thể tìm được vật báu quan trọng của cuộc đời: Niềm hạnh phúc.

Niềm hạnh phúc ấy hiện hữu ở khắp mọi nơi tại Disneyland. Nếu như trong cuốn “Hạnh phúc từ những điều giản dị”, Kamata thể hiện sự vui sướng trong những câu chuyện chan chứa tình người mà “vị thần Cảm ơn” luôn hiện hữu; thì ở “Ươm mầm hạnh phúc”, tác giả lại lấy “vị thần Hiếu khách” làm trung tâm.

“Khách đến thăm khu vui chơi, dù là cùng bạn bè, gia đình, người thương hay thậm chí đến một mình, họ đều bỏ qua mục đích dịch vụ và chạm đến lòng hiếu khách, đối với bất kỳ ai bằng một trái tim không toan tính gì.

Nếu không phải như vậy, hẳn những người khách sẽ không vẫy tay đáp lại khuôn mặt tươi cười của những vị khách khác đang chơi trò chơi. Trong hành động vẫy tay đáp lại ấy, không mảy may một chút suy nghĩ ‘muốn được người khác nghĩ đến mình’ hay để ý đến việc ‘không biết đối phương nghĩ gì về mình nhỉ’.

Chỉ có duy nhất ở đó cảm giác hết sức thuần khiết muốn chia sẻ cảm giác hạnh phúc với mọi người xung quanh.”

Vào năm 2013, khi Nhật Bản chính thức giành quyền đăng cai Thế vận hội Olympic 2020, một đại diện nước Nhật đã nói trong bài phát biểu của mình câu chào: “Omotenashi”. Đó là cách chào hỏi chỉ có tại đất nước Mặt trời mọc, với nghĩa đen là “không có mặt trước, mặt sau, nghĩa là sự không toan tính thiệt hơn”, dịch thoát ý, sẽ thành “lòng hiếu khách”.

Chỉ một từ đơn giản ấy đã lay động trái tim của hàng triệu người. Dù bạn là ai, khi đến Nhật Bản, đến Tokyo, hay cụ thể hơn nữa là vùng đất Disney ngập tràn tiếng cười, bạn sẽ luôn được nồng ấm đón chào. “Omotenashi” là tinh thần hiếu khách không toan tính, không đòi hỏi sự đáp lại. Dù đối phương là ai cũng cư xử bằng tấm lòng tự nhiên, chân thật của mình.

ĐỌC THỬ

MỞ ĐẦU

“Lòng mến khách” không dừng lại ở “dịch vụ” của Disney

Năm 2020, Olympic Tokyo sẽ khai mạc.

Khoảnh khắc Hội nghị uỷ ban Olympic quốc tế tổ chức tại Buenos Aires, Nam Mỹ tuyên bố kết quả bốc thăm thi đấu, tôi đã có cảm giác vô cùng kỳ lạ. Lý do là trong bài diễn văn cuối cùng cho Olympic “Ngũ luân”, người diễn viên nổi tiếng ấy đã nói “O – mo – te – na – shi”1, cách chào hỏi chỉ có duy nhất ở Nhật, làm rung động hàng triệu trái tim.

1 Nghĩa đen là không có mặt trước, mặt sau, nghĩa là sự không toan tính thiệt hơn. Dịch là “lòng hiếu khách”.

“Omotenashi” là tinh thần hiếu khách không toan tính, không đòi hỏi sự đáp lại. Dù đối phương là ai cũng cư xử bằng tấm lòng tự nhiên, chân thật của mình.

Tinh thần ấy không chỉ có ở những nơi mà nét văn hoá truyền thống của Nhật Bản còn vương lại. Những nơi hoàn toàn mới mẻ như trung tâm mua sắm hay quần thể khu vui chơi cũng vậy. Disney resort cũng mang trong mình tinh thần ấy.

Thực chất, lòng hiếu khách được cả thế giới khen ngợi đó đã được Tokyo Disney đặt cao hơn dịch vụ, cẩn thận nuôi dưỡng và tiếp nối qua hơn 30 năm. Nói như vậy hẳn nhiều người sẽ thấy thắc mắc?

“Sao có thể chứ? Disney được sinh ra ở Mỹ lại nuôi dưỡng tinh thần hiếu khách vượt lên khỏi dịch vụ thông thường à?”

Có thể nhiều người chưa biết nhưng những người hiểu về Disney thậm chí còn nói rằng Tokyo Disney – nơi thể hiện tinh thần hiếu khách omotenashi là nơi “đẹp và lung linh nhất trên thế giới”.

Ngay cả những góc nhỏ khách tham quan không để mắt tới, hằng ngày cũng được săn sóc thật đẹp để gửi đến khách tham quan lòng hiếu khách chân thành.

Như bức tranh được vẽ ra trong ba câu chuyện của chúng tôi, ở Tokyo Disney, mọi người vừa được bảo vệ bởi “vị thần hiếu khách”, vừa thể hiện với nhau lòng hiếu khách chân thành. Tấm lòng ấy được truyền từ diễn viên đến khách tham quan, từ khách tham quan đến bạn bè, người thân của họ, rồi từ các diễn viên sang các diễn viên, thậm chí là từ khách tham quan đến các diễn viên nữa.

Lòng hiếu khách ấy cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn, người ta nói rằng, nó làm quan hệ người với người trở nên mỏng manh hơn. Thế nhưng, không phải vậy, nó làm cho người ta trân trọng tình cảm với nhau hơn.

Đúng vậy, khách đến thăm khu vui chơi, dù là cùng bạn bè, gia đình, người thương hay thậm chí đến một mình, họ đều bỏ qua mục đích dịch vụ và chạm đến lòng hiếu khách, đối đãi với bất kỳ ai bằng một trái tim không toan tính gì.

Nếu không phải như vậy, hẳn những người khách sẽ không vẫy tay đáp lại khuôn mặt tươi cười của những vị khách khác đang chơi trò chơi. Trong hành động vẫy tay đáp lại ấy, không mảy may một chút suy nghĩ “muốn được người khác nghĩ đến mình” hay để ý đến việc “không biết đối phương nghĩ gì về mình nhỉ”.

Chỉ có duy nhất ở đó cảm giác hết sức thuần khiết muốn chia sẻ cảm giác hạnh phúc với mọi người xung quanh.

“Hạnh phúc là trạng thái của trái tim. Nó phụ thuộc vào cách nhìn mọi vật của con người. Tôi nghĩ hạnh phúc là sự mãn nguyện. Thế nhưng nó lại không có ý nghĩa để chỉ cảm giác”.

– Walt Disney – Người sáng lập ra Disney, Walt Disney đã nói: những người nghĩ rằng khu vui chơi Disney là nơi người ta vừa muốn tìm kiếm cảm giác hạnh phúc vừa ngẫm nghĩ về hoạt động cũng như năng suất kinh tế thực chất cũng cảm thấy “có thứ gì đó” chưa được thoả mãn.

Trong câu chuyện lần này sẽ có sự xuất hiện của các diễn viên đã tốt nghiệp Disney Lander (những vị chủ nhân như gia đình của Disney).

Cho dù không phải là các diễn viên làm việc lâu năm ở Disney nhưng cái tôi muốn truyền đạt là những trải nghiệm ở Disney, họ hiểu được tầm quan trọng của hạnh phúc, và trong các hoạt động thực tế, họ truyền đạt và mở rộng vòng tròn tinh thần hiếu khách ấy cho nhiều người hơn nữa.

Có thể nói, Tokyo Disney là nông trại nơi sinh ra và nuôi dưỡng niềm hạnh phúc trong sáng, thuần khiết.

Trái tim con người không thêu dệt trước sau. Không yêu cầu xem lại, cảm giác trái tim luôn suy nghĩ, hành động vì một ai đó. Mỗi lòng hiếu khách lại có một hình trạng khác nhau, và trong đó hẳn có cái vẫn còn chưa khéo léo.

Thế nhưng, chính sự đa dạng ấy tạo nên con người.

Vị thần hiếu khách của Disney luôn luôn động viên chúng ta rằng. Người lớn cũng nên hành động bằng trái tim không toan tính. Cho dù lúc đó, đối phương có không hiểu cho chúng ta đi chăng nữa.

Và bây giờ, tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc thế giới của lòng hiếu khách Disney.

Tháng 3/2014

Câu chuyện số 1LƯNG CHỪNG GIẤC MƠ

Đó là một buổi chiều gió mơn man thổi. Phần lớn những diễn viên Disney đều cho rằng điều tuyệt vời nhất là đem đến nụ cười cho khách tham quan, và nhiều người trong số họ ước mơ trở thành diễn viên từ khi còn rất nhỏ.

Không phải ở đây trả lương cao, cũng không phải công việc dễ dàng, mà vì khi họ trao đi lòng hiếu khách không được ghi trong bất kỳ cuốn sách hướng dẫn nào, họ cảm nhận thấy niềm hạnh phúc mà tiền bạc không thể mua được.

Thế nhưng, cũng không phải toàn những người theo đuổi nghề diễn viên và bắt đầu vào đây làm. Trong đó cũng có những người chỉ làm việc tạm thời trước khi tìm được công việc mới.

Ví dụ như người đàn ông ấy, anh ta cũng vậy.

Từng là giáo viên cấp ba trong thành phố, nhưng do có vấn đề nảy sinh, anh rơi vào một cuộc xung đột, “Tại sao mình lại làm nghề giáo viên nhỉ?”, “Làm sao xác định được ranh giới kiến thức cần truyền đạt cho học sinh?”.

Mặt khác, trong số những diễn viên làm việc ở Disney, cũng có người có trăn trở giống như vậy. Tại sao bản thân lại làm công việc dịch vụ này, giới hạn của tinh thần hiếu khách cần trao cho khách tham quan là đâu…

Rời bến ở lưng chừng giấc mơ về nghề giáo viên, sau khoá đào tạo, người đàn ông ấy lại một lần nữa đứng trước bức tường không thể vượt qua…

Ngày trước khoá đào tạo.

– Anh Kanata, anh có biết sự khác nhau giữa “dịch vụ” và “lòng hiếu khách” là gì không?

Trong hội trường huấn luyện đặc biệt của các diễn viên được tuyển chọn từ các bộ phận khác nhau, Hirose – người nhân viên an ninh đặt câu hỏi.

Tôi, lúc đó đang làm ở bộ phận đào tạo với vai trò giáo viên đã trả lời câu hỏi của Hirose như sau:

– Anh Hirose thì nghĩ sao ạ?

– Tôi ấy hả? Thế nào nhỉ… cảm giác là hai từ ấy giống nhau, nhưng đâu đó vẫn có sự khác nhau… Nhưng mà khi được hỏi chi tiết về sự khác nhau ấy thì quả là tôi không hiểu được.

– Đúng vậy, tôi đã từng có cùng cảm giác với anh Hirose. “Lòng hiếu khách” chỉ là từ được dịch từ từ “dịch vụ” sang tiếng Nhật, chẳng phải nghĩa của chúng giống nhau hay sao. Thế nhưng, bây giờ thì tôi lại không nghĩ như vậy. Bởi trong từ “lòng hiếu khách” có gắn thêm kính ngữ O, hơn thế nữa có một giả thiết nữa, lòng hiếu khách trong tiếng Nhật nghĩa là “không thể hiện”2.

2 Nguyên văn: Omotenashi, chữ Hán của từ omote là biểu hiện.

– Không thể hiện… à?”

– Đúng thế, lòng hiếu khách nghĩa là không suy tính trước sau, không đòi hỏi sự báo đáp. Chính vì từ ngữ này được sinh ra ở Nhật, nên ý nghĩa, biểu hiện của nó cũng mang tinh thần Nhật “Omotenashi”. Thế nên tôi nghĩ, “Omotenashi” không mang ý nghĩa đơn giản như dịch từ “dịch vụ” từ tiếng Anh sang.

– Hoá ra là vậy, là tấm lòng không suy tính trước sau, không đòi hỏi báo đáp à. Ví dụ như là hành động nào được gọi là Omotenashi?

– Ừm… nó là cách cư xử không toan tính, không làm tổn thương khách tham quan. Ví dụ như khi đưa đồ ăn cho vị khách thuận tay trái, cố gắng đặt đũa về phía bên trái cho khách vậy? Trong Disney ví dụ như ở khu Adventureland (vùng đất mạo hiểm) có nhà hàng tên China Voyager. Món mì của nhà hàng này được chế biến một cách đặc biệt, khó nở. Đó cũng chính là một cách quan tâm khách hàng.

– Ồ, mì khó nở là mì như thế nào?

– Bình thường, sau khi pha mì, để một lúc nó sẽ hút nước và nở ra có phải không? Thế nhưng ở Disney rất đông người nên khách tham quan tìm chỗ ngồi ăn cũng đã rất tốn thời gian. Mì khó nở không phải là khi pha giảm bớt thời gian đi mà ngay khi làm mì đã suy nghĩ đến khách mà làm khéo léo hơn một chút.

– Vậy à anh? Bây giờ tôi mới biết, tôi chưa bao giờ để ý mì ở China Voyager có khó nở hay không.

– Anh không để ý nhưng anh đã ăn rất ngon miệng đúng không? Khi anh cảm thấy vô cùng dễ chịu mà không để ý gì thì chắc hẳn có người đang để ý giúp anh có cảm giác đó đấy. Tiện đây tôi nói thêm, cách cư xử, quan tâm theo từ “dịch vụ” thì ngược lại, làm cho khách chú ý đến việc mình quan tâm khách như thế nào là hành động được ưu tiên trước hết.

– Làm cho khách để ý là hành động được ưu tiên á…?

2

– Đúng vậy, tôi nghĩ làm “dịch vụ” là hạ giá thành, tặng kèm sản phẩm khi bán, hướng dẫn khách đến tận nơi khách muốn đến, đồng thời để phía tiếp nhận sự quan tâm ấy ý thức rằng mình được “lợi”.

– À, đúng là như vậy nhỉ. “Hiếu khách” là cách cư xử không phô trương, không đòi hỏi báo đáp, còn “dịch vụ” là cách cư xử ưu tiên hàng đầu việc để khách lưu ý đến cách cư xử ấy. Anh Kanata, tôi đã thông suốt rồi.

– Anh Hirose hiểu rất nhanh đấy.

– Là nhờ anh giải thích tỉ mỉ đó. Vậy, buổi đào tạo hôm nay là thời gian quý báu để học thật sâu về “hiếu khách” đấy.

– Có lẽ là vậy đó. Anh Kinoshita hôm nay cũng tham gia buổi đào tạo có phải không?

– À, anh chàng trước đây làm thầy giáo…

– Nếu anh Kinoshita tham gia khoá đào tạo này chắc chắn cũng sẽ học hỏi được rất nhiều đấy.

Một tuần trước khoá đào tạo

Tôi làm việc ở Disney đã được tròn một năm. Dù nói là làm việc ở đây nhưng tôi cũng chỉ hướng dẫn các show và việc diễu hành. Thế nhưng, ở đây, không quan tâm là nhân viên chính thức hay nhân viên làm thêm, tất cả đều được gọi là “diễn viên”, và người đến vui chơi được gọi là “khách tham quan”. Toàn khu vực được coi như một sân khấu.

Bốn năm trước là lần đầu tiên tôi đến đây với tư cách một khách tham quan. Khi ấy tôi vẫn đang làm giáo viên trong thành phố, dẫn học sinh đến thăm nơi này trong buổi ngoại khoá.

Đến vì mục đích công việc nên tôi không hề có thời gian vui đùa, thế nhưng khi nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của tất cả mọi người ở đây, tôi cũng thấy vô cùng hạnh phúc.

Tôi đã nghĩ giá mà ở trường học, tất cả học sinh nở nụ cười thì tốt biết bao. Nhưng đó không phải là suy nghĩ đã đưa tôi tới công việc ở Disney hiện tại.

3

Thuở đó, chỉ mong muốn mình trở thành người giáo viên giỏi, tôi đã không thể tưởng tượng rằng đến một ngày mình lại trở thành diễn viên của Disneyland.

Một sự việc bất chợt xảy đến khiến bánh răng của lý tưởng và hiện thực cuộc đời tôi chệch khớp nhau, thời giáo viên của tôi kết thúc cùng với những âm thanh cót két cuối cùng.

Và rồi, giữa những ngày trôi qua vô vị như xác rắn, tôi thấy trên tivi có chiếu về Disneyland, nó làm tôi nhớ lại buổi ngoại khoá cùng học sinh ở đó. Và tôi chợt nghĩ nếu đến một không gian tràn ngập tiếng cười, biết đâu tôi sẽ ít nhiều cơ duyên thoát ra khỏi vòng xoáy tuyệt vọng hiện tại. Tôi – kẻ đang tự nhốt mình trong căn phòng nhỏ, ngày hôm sau đã đặt chân đến Disney. Và rồi, chuỗi cảm xúc mà tôi đã không hề cảm nhận được hôm ngoại khoá liên tục tràn đến khiến trái tim tôi xốn xang. Khuôn mặt cười hay tiếng gọi hiền hoà của các diễn viên, khuôn mặt hạnh phúc của du khách, hay cả những hành động vui vẻ của các nhân vật trong khu vui chơi… Tất cả khiến trái tim tôi như thốt lên, đây chính là không gian trao niềm hạnh phúc bình đẳng cho tất cả mọi người.

Tôi đã chợt nghĩ, nơi mà con người có thể tự nhiên nở nụ cười này hẳn sẽ là nơi kẻ không thể thoát khỏi nỗi tuyệt vọng như tôi cũng có thể làm việc. Và khi có đợt tuyển nhân viên làm thêm, tôi đã không ngần ngại ứng tuyển.

Thấm thoát một năm đã trôi qua, bây giờ tôi đã trở thành trưởng nhóm ở khu nhà ga. Tuần sau, tôi được tham gia khoá đào tạo đặc biệt dành cho các diễn viên được tuyển chọn ở các bộ phận, dù chỉ là công việc làm thêm nó cũng khiến tôi cảm thấy niềm hứng khởi lớn khi làm việc.

Phải chăng đây mới chính là “nơi trú ngụ” của tôi. Không phải nghề thầy giáo, công việc diễn viên ở khu vui chơi này mới phù hợp với tôi.

Vừa suy nghĩ vậy dạo quanh xem xét tình hình, tôi chợt nhìn thấy một cậu bé đứng giữa con đường diễu hành. Nhìn từ phía sau, cậu bé này khoảng năm tuổi. Đánh mắt xung quanh, tôi không thấy bố mẹ hay người lớn nào có vẻ đang đi cùng cậu bé.

Tôi tiến lại gần và hỏi cậu bé từ phía sau:

– Cu cậu bị lạc đường phải không?

Nhưng cậu bé đó không quay lại nhìn tôi mà cứ nhìn chăm chăm về phía trước.

Tôi lại gọi thêm lần nữa “Này nhóc?”, nhưng dù những người xung quanh khác có để ý thấy và quay lại nhìn thì cậu bé vẫn không phản ứng và nhìn hướng về phía trước.

Tôi vòng qua phía trước cậu bé, nhìn về hướng cậu bé đang nhìn và bắt chuyện thêm một lần nữa:

– Mẹ cháu đâu rồi? Buổi diễu hành sắp bắt đầu rồi, ở đây nguy hiểm lắm đó.

Dù vậy, cậu bé cũng không gật đầu, không biểu hiện, cứ im lặng như vậy.

Một lát sau, có một người phụ nữ hẳn là mẹ cậu bé vội vàng chạy lại.

– Humihiko!

4

Chạy đến gần cậu bé, người phụ nữ ngồi xuống, ra hiệu bằng tay và bắt đầu truyền đạt điều gì đó.

“Nói chuyện bằng tay… Hoá ra đứa trẻ này không nghe được. Vậy nên nó không thể nghe thấy những gì mình đã nói.”

Tôi nhớ lại thời tôi vẫn còn là thầy giáo.

Tôi đã thảo luận cùng một học sinh thính giác không tốt giống như cậu bé này. Ngày hôm đó…

Và tôi, kẻ đã không thể vượt qua bức tường được dựng lên lúc đó, cho đến hôm nay, giữa khu vui chơi này lại một lần nữa đối diện với bức tường ấy, và đang bị cảm giác sợ hãi ấy đe doạ.

Một năm trước

Kết thúc tiết học thứ ba, tôi đặt quyển giáo trình xuống và trở về phòng giáo viên, bỗng thấy trên máy tính của tôi có dán một mẩu giấy nhắn.

“Thầy Kinoshita. Em muốn nói chuyện với thầy về việc học của em. Sau giờ học thầy có thể cho em chút thời gian không ạ?”

*******

Chỉ vỏn vẹn một dòng trình bày sự việc nhưng tôi có thể đọc được sự chân thành của người viết lời nhắn đó.

Học sinh để lời nhắn đó là Takanashi, một học sinh ưu tú có thành tích học tập tốt, chưa bao giờ có vấn đề gì xảy ra với trò ấy.

Từ cấp một, cấp hai đã ở trong câu lạc bộ nhạc khí bộ dây và chơi đàn violin, là một học trò nữ có khí chất tốt.

Thế nhưng, đến năm học lớp 9, cô bé mắc bệnh và thính giác gần như không còn nghe được.

Ngay cả khi không còn khả năng chơi violin theo trí nhớ, cô bé vẫn tiến về phía trước, không gục ngã trước bệnh tật và cố gắng học tập hết mình.

Cô bé cũng là thành viên trong hội đồng thư viện mà tôi phụ trách nên giữa tôi và Takanashi có mối quan hệ tin tưởng khá sâu sắc với nhau.

Giả sử cô bé có đang suy nghĩ về kỳ thi đại học thì vẫn còn quá sớm với một học sinh lớp 10. Nhưng dù vậy, nếu cô bé đã định trước con đường đi cho mình thì cũng không có gì là sớm hết.

Dù thế nào đi chăng nữa, tôi cũng sẽ thận trọng đưa ra lời khuyên, dẫn lối cho cô bé đến một tương lai tốt đẹp nhất…

Sau giờ học, tôi đã chuẩn bị sẵn một chút tài liệu về danh sách trường đại học, việc vào đại học và quay trở lại phòng học. Lúc quay lại, tôi đã thấy Takanashi ngồi đợi ở chiếc ghế phía gần cửa sổ.

– Xin lỗi đã để em phải chờ.

Khi tôi chắp hai tay ra dấu xin lỗi, Takanashi mỉm cười đánh mắt sang ngang.

Cuộc hội thoại với Takanashi là cuộc hội thoại trên giấy, chủ yếu dùng bút và sổ tay, nhưng dường như cô bé hiểu được những gì tôi nói thông qua việc đoán khẩu hình của tôi.

Cô bé dùng cây bút bi ngòi nhỏ viết nhoay nhoáy thật nhanh trên cuốn sổ tay.

Viết xong, cô bé đưa cuốn sổ sang phía tôi, nhưng trong khoảnh khắc ấy, tôi đã không thể lý giải được cô bé đang viết cái gì.

– Em… sẽ thôi học.

…!

Tôi không thể giấu nổi sự bất ngờ, viết câu trả lời vào trang tiếp theo của cuốn sổ.

– Em làm sao vậy? Có chuyện gì xảy ra à?

Cô bé hiểu ý, đưa tay lên trước mặt lắc sang trái phải tỏ ý không phải, và viết tiếp vào trang tiếp theo.

– Không, không phải vậy, em muốn nghỉ học để thực hiện ước mơ của mình.

Tôi không biết phải tóm tắt và viết tuần tự những thứ đang rối bời trong đầu ra sao, buột miệng nói:

– Em không thể đợi được đến lúc tốt nghiệp rồi thực hiện à?

– Có lẽ như vậy là quá muộn ạ.

– Thầy nghĩ sẽ không muộn đâu em. Em nói thật đi, có phải có ai đó bắt nạt em không?

– Không có chuyện đó đâu ạ. Các bạn trong lớp đều rất hiền và hoà đồng với em.

– Vậy thì em không cần vội vàng vậy đâu… Từ giờ, trường học sẽ có rất nhiều điều thú vị đó, như du lịch, phong trào thể thao…

– Em xin lỗi thầy… Nhưng em đã quyết định rồi ạ.

– Em đã quyết định? Thầy muốn biết ước mơ em muốn thực hiện là gì?

Đôi tay đang viết nhoay nhoáy của cô bé bỗng dừng lại, gật đầu như xác nhận lại một lần nữa quyết tâm của mình, cô bé lại đặt bút viết.

– Em muốn trở thành một nghệ sĩ Violin chuyên nghiệp.

Đầu tôi rỗng không, miệng cũng không thốt nên lời.

Một cô bé thính giác kém lại muốn trở thành một nghệ sĩ Violin chuyên nghiệp, suy nghĩ thực tế trên thế giới này, nó gần như là việc “bất khả thi”. Thế nhưng, người thầy giáo như tôi dù có bị xé miệng cũng không thể nói ra điều đó.

Không, nếu suy nghĩ cho cô bé thì nói rõ ra có lẽ tốt hơn.

Không thể tìm được câu trả lời cho phù hợp, tôi chỉ có thể nghĩ trước hết phải ngăn ý nghĩ bỏ học của cô bé lại.

– Takanashi, em đã nói chuyện với bố mẹ em chưa? Nếu biết em muốn nghỉ học, bố mẹ em sẽ buồn lắm đó.

– Em vẫn chưa nói với bố mẹ. Nhưng bố mẹ em chắc chắn sẽ không phản đối.

– Tại sao em lại dám chắc như vậy?

– Vì bố mẹ hiểu rõ nhất em rất yêu Violin.

– Có lẽ là như vậy, nhưng họ sẽ không thể giả vờ không biết mà nhìn em vất vả…

– Thầy nói vậy là do thầy nghĩ em không thể thực hiện được ước mơ của mình.

– …! Không… không phải vậy đâu, thầy chỉ đang nói em cần phải lựa chọn điều gì tốt nhất cho tương lai.

“…”

– Bỏ học em sẽ thấy đáng tiếc đó… Ý thầy không phải là em không được phép theo đuổi ước mơ mà là em không cần phải gấp gáp đến vậy cũng được.

Cuộc nói chuyện tiếp tục như vậy thêm một lát.

Lý do của cô bé là căn bệnh có thể tái phát bất cứ khi nào, trong lúc thính giác vẫn còn lại một chút, cô bé muốn học thêm về Violin. Sau đó, cô bé sẽ ra nước ngoài du học, và trực tiếp học đàn từ những nghệ sĩ hàng đầu.

Để “ngay lúc này” không phải hối hận, cô bé muốn chọn con đường âm nhạc thay vì trường học.

Thế nhưng, nếu giấc mơ ấy không thể thành hiện thực, chắc hẳn cô bé rồi sẽ rất hối hận về việc nghỉ học. Tôi không hề muốn cô bé từ bỏ ước mơ của mình, nhưng cũng không muốn cô bé nếm trải nỗi đau khi thất bại. Và tôi cứ thế tiếp tục thuyết phục cô bé tốt nghiệp cấp ba vì chính cô bé.

Bỗng nhiên, cô bé viết một câu rất ý nghĩa lên trang giấy.

– Âm nhạc không phải chỉ nghe bằng tai. Nó phải dùng cả cơ thể và trái tim để cảm nhận.

Tôi lặng đi không biết phải trả lời cô bé thế nào.

Im lặng một lát, cô bé cất sổ tay và bút vào cặp, cúi chào tôi rồi rời khỏi trường.

Ước mơ của cô bé quá lớn. Nếu thực hiện được cô bé chắc hẳn rất hạnh phúc, nhưng khả năng thực hiện được nó lại không hề cao. Để định hướng cho học sinh đến một tương lai hạnh phúc, tôi cần phải làm những gì đây?

Tôi nghĩ trước hết cần ngồi nói chuyện cùng với phụ huynh của cô bé nên đã liên lạc tới gia đình. Tôi giải thích sự việc và quyết định ngày đến thăm nhà Takanashi.

5

Bố mẹ Takanashi chưa hề biết chuyện cô bé muốn nghỉ học, nhưng tôi cảm thấy cần phải nói chuyện này cho họ biết.

Ngày tới thăm gia đình, tôi đã chuẩn bị sẵn tài liệu của một số trường đại học dành cho người khiếm thính, và một số cuốn sách giới thiệu về các trường đào tạo Violin và hướng tới nhà cô bé. Nếu có thể trình bày những mục tiêu mà cô bé có khả năng thực hiện được, cô bé sẽ suy nghĩ lại về việc có nghỉ học hay không, tôi nghĩ vậy.

Nhà của Takanashi là một căn nhà nằm ở ngoại thành Tokyo, được xây dựng theo kiểu phương Tây.

Nó rất thích hợp với Violin, tường ngoài được sơn chủ yếu là màu trắng, ở phòng khách đặt một chiếc đàn Piano lớn.

Sau khi uống chén hồng trà vị cam mẹ cô bé chuẩn bị, chúng tôi nói chuyện vào chủ đề chính.

Nhưng càng nói chuyện, nụ cười trên môi của Takanashi càng tắt dần. Bố mẹ của cô bé cũng như tôi, phản đối việc Takanashi bỏ học nhưng cũng không phải “kịch liệt phản đối”.

Nếu có thể, họ mong muốn cô bé tốt nghiệp, nhưng cũng muốn trân trọng “hiện tại” của cô bé.

Tôi vẫn không hề thay đổi, hoàn toàn phản đối việc cô bé muốn thôi học. Thế nhưng, ý chí của cô bé vẫn không hề lung lay, ngược lại còn tỏ ra khó chịu về việc tôi gọi điện cho bố mẹ cô bé, cũng như hướng cô bé đến con đường cô bé không mong muốn, và trở về giam mình trong phòng.

Sau đó, tôi đến nhà Takanashi nhiều lần nữa, nhưng buổi nói chuyện sau buổi học đó là lần cuối cùng tôi thấy nụ cười của Takanashi.

Mối quan hệ tin cậy với cô học trò đã luôn mở lòng với mình bị phá vỡ, mục tiêu trở thành “một thầy giáo đĩnh đạc” mờ đi trước mắt tôi, bánh răng của nghề giáo viên trong cuộc sống của tôi xuất hiện âm thanh lạ, và muốn dừng lại. Trong lúc ấy, Takanashi nộp đơn xin nghỉ học khi chưa kết thúc kỳ học thứ ba, đặt dấu kết thúc cho việc học cấp ba của cô bé.

Đó là cuộc chia tay mà trong trái tim hai thầy trò đều còn lại một vết thương không thể xóa mờ.

Tôi không hiểu mình đã sai trong việc gì, trong lời nói hay hành động. Ranh giới được chỉ dẫn cho học sinh phải xác định như thế nào.

Có lẽ ước mơ trở thành thầy giáo của bản thân tôi cũng đã quá to lớn. Cảm giác bắt buộc phải suy nghĩ như vậy đã làm lòng tôi dậy sóng.

Hơn nữa, sau khi Takanashi nộp đơn nghỉ học, trong trường xuất hiện những lời đồn không căn cứ. Như lý do Takanashi bỏ học là do bị tôi dồn đẩy vào những suy nghĩ cá nhân của riêng mình, hay tôi phân biệt đối xử vì cô bé có vấn đề về thính giác tự ý quyết định tương lai của cô bé…, mỗi lần đi qua hành lang đều bị chỉ trỏ, tôi rơi vào tuyệt vọng hoàn toàn.

Tại sao tôi lại muốn trở thành một giáo viên, có phải thật sự tôi bắt buộc phải trở thành một giáo viên, tôi mất luôn cả dũng khí bước tiếp đến tương lai mờ mịt của mình, không quan tâm việc đang là giáo viên chủ nhiệm, tôi liên tục không đến trường.

Thôi chỉ nghỉ một ngày duy nhất nữa thôi… một ngày nữa thôi…. Những ngày nghỉ như vậy được lặp lại, tôi mất cả niềm tin của những giáo viên khác và phụ huynh, cuối cùng bắt buộc phải viết đơn xin nghỉ việc.

Một tuần trước khoá đào tạo

Cuộc họp thường lệ của bộ phận đào tạo kết thúc, tôi đi quanh khu vui chơi như thường lệ, với tôi, đây là động lực cho hoạt động buổi chiều.

Vừa suy nghĩ về buổi đào tạo vừa đi bộ, tôi nhìn thấy Kinoshita, người từng làm giáo viên đang làm diễn viên chỉ đạo khách tham quan.

Diễn viên chỉ đạo khách tham quan là công việc giúp quan khách thoải mái xem show diễn, kiểm tra sự an toàn và hướng dẫn khách đến chỗ có thể xem.

Có đôi lúc được khách đặt câu hỏi, nhờ chụp ảnh, có nhiều cơ hội được nói chuyện với khách, tôi nghĩ đây là công việc hợp với anh ta, người từng hằng ngày tiếp xúc với rất nhiều học sinh.

Tôi không biết vì sao một người thầy giáo như anh ấy lại muốn làm việc ở Disney nhưng hẳn mỗi người đều có những sự tình khó nói, tôi cũng không định cố gặng hỏi.

Anh ấy của “hiện tại” là người đồng nghiệp của chúng tôi, đó là sự thực, anh ấy làm việc nghiêm túc và được đánh giá cao, cũng đã trở thành trưởng nhóm của khu vực này.

Từ việc anh ấy có thể hướng dẫn rất tốt khách tham quan lần đầu có thể nhận thấy hẳn anh ấy cũng từng là một giáo viên rất tốt được học trò yêu quý.

Vừa suy nghĩ vừa nhìn Kinoshita, tôi thấy anh chạm tay vào một cậu bé đang đứng giữa lối đi, và bắt đầu nói chuyện với cậu bé.

Tôi tiến từng bước lại gần theo dõi, có lẽ anh ấy đang không tiến hành cuộc hội thoại tốt lắm với cậu bé kia.

(“Lạ nhỉ… Anh Kinoshita lúc nào cũng có thể thân thiết ngay với trẻ em cơ mà…”)

Ngay lúc đó, một người phụ nữ có vẻ như là mẹ cậu bé vừa vội vàng chạy đến, vừa ra dấu bằng tay nói chuyện với con mình.

(“À, hoá ra cậu bé đó bị khiếm thính… Vậy nên cậu bé không thể hiểu được những lời Kinoshita đã nói…”)

Người mẹ cúi đầu chào Kinoshita và bế cậu bé rời khỏi con đường.

Và rồi, Kinoshita một lần nữa nhẹ nhàng chạm tay vào vai gọi cậu bé, và rút trong túi ra một cuốn sổ tay, một cây bút. Để Kinoshita không chú ý đến tôi và có thể thoải mái nói chuyện, tôi nhẹ nhàng đi ra phía sau và lén nhìn vào cuốn sổ tay của anh ấy.

Cuốn sổ tay có vẽ sẵn hình vịt Donal rất đáng yêu, nội dung anh ấy viết lên giấy có câu “Cháu vui chơi đi nhé”.

Cậu bé tỏ ra rất vui mừng, ghi vào cạnh hình vịt Donal “Cháu cảm ơn chú”.

6

Hơn nữa cậu bé còn dùng cử chỉ tay cố gắng truyền đạt với Kinoshita điều gì đó.

Người mẹ truyền đạt lại với Kinoshita lời cậu bé nói “Chú cố lên nhé” và nắm bàn tay nhỏ dắt đi. Cậu bé vừa cười rạng rỡ vừa quay lại vẫy tay với Kinoshita.

Tôi cất tiếng gọi Kinoshita.

– Thầy giáo, được đấy…

– Anh Kanata à…

– Ngay lập tức có thể dùng bút với sổ tay giao tiếp với đứa trẻ, đúng là tấm lòng “hiếu khách” của người đã tiếp xúc nhiều với học sinh.

– Anh quá khen ạ. Thỉnh thoảng trong số những học sinh tôi dạy cũng có đứa khiếm thính nên tôi cũng quen với việc nói chuyện trên giấy bút rồi. Thế nhưng, việc như này cũng được gọi là “hiếu khách” ạ?

– Sao lại không. Trao cho khách cảm giác thoả mãn cũng là “hiếu khách”, nhưng khiến họ nở nụ cười còn là lòng “hiếu khách” tuyệt vời hơn.

– Lòng “hiếu khách” khiến người khác nở nụ cười ạ…?

– Đúng vậy, lòng “hiếu khách” còn được viết là “không thể hiện”. Trái tim không toan tính trước sau, không đòi báo đáp, một hành động tự phát tự nhiên, đó cũng chính là “hiếu khách”. Anh Kinoshita khiến đứa bé lúc nãy cười vui vẻ mà không vì mục đích gì, chỉ muốn mang niềm vui đến với cậu bé đó chính là lòng “hiếu khách” tuyệt vời.

– Hoá ra là vậy. Tôi chưa bao giờ suy nghĩ về lòng “hiếu khách” một cách có ý thức cả. Cảm ơn anh đã giải thích rõ ràng cho tôi.

– Tiện đây tôi nói thêm, cả “hiếu khách” và “dịch vụ” đều là sự quan tâm, chăm sóc đối phương, nhưng “dịch vụ” là những hành động cố gắng để đối phương để ý tới, nhưng khi đưa mục đích để khách hàng chú ý tới lên đầu thì có khi nó lại tạo ra cảm giác biết ơn phiền phức.

– Đúng rồi, ở các cửa hàng quần áo, khi bị hỏi nhiều hơn mức cần thiết sẽ không còn cảm thấy hứng thú mua đồ nữa. Tôi cũng phải chú ý để không làm mất lòng khách mới được…

7

– Anh Kinoshita hoàn toàn OK đấy chứ!

Hành động lúc nãy đã chứng tỏ anh là người không hề toan tính trước sau rồi. Anh đã dùng lòng “hiếu khách” không đòi hỏi sự đáp lại để làm đứa trẻ lúc nãy cười đấy.

– Tôi làm đứa trẻ đó cười à…

– Đúng vậy đó. Anh Kinoshita đã dẫn đường cho đứa trẻ đến niềm vui nhỏ bé, mong muốn nó “vui vẻ chơi”, chính điều đó đã khiến đứa trẻ cười. Và khi đứa trẻ cười, anh Kinoshita cũng nở nụ cười, đó chính là sự nối tiếp nụ cười đó.

– Thật là hay. Tôi vẫn cứ nghĩ người ta cười là do ảnh hưởng của môi trường… Nhưng khiến người khác nở nụ cười bằng lòng hiếu khách của mình quả là một điều vô cùng tuyệt vời. Hiểu được điều ấy, cách làm việc của tôi cũng sẽ thay đổi theo một ý nghĩ tuyệt vời.

– Thế thì tốt quá, tôi rất kỳ vọng vào anh, thầy Kinoshita.

– Xin anh đừng gọi tôi là thầy nữa, tôi đã từ bỏ giấc mơ làm thầy giáo rồi… Nhưng mà anh Kanata thì khác, anh rất giỏi. Là người đào tạo cho nhân viên toàn công ty, chắc chắn anh rất hợp với nghề nhà giáo.

– Không đâu, tôi không dạy điều gì đặc biệt hết.

– Anh không dạy gì ạ… nghĩa là sao hả anh?

– Những người “muốn trở thành diễn viên” và vào công ty hầu hết đều được đào tạo trước khi vào rồi.

– Ý anh là sao? Sao lại được đào tạo trước khi vào rồi?

– Đúng vậy đó. Những diễn viên đều đến Disney từ nhỏ, nên họ đã hiểu được niềm hạnh phúc của khách tham quan khi nhận được lòng hiếu khách từ người ở đây. Lòng hiếu khách ấy tự nhiên ngấm vào trong họ, trước khi vào công ty họ đã biết “làm thế nào để khiến khách tham quan hạnh phúc” rồi.

– Cho dù vậy nhưng những quy tắc hay hướng dẫn chi tiết, nếu không dạy thì làm sao họ biết được ạ?

– Thực ra, có những tiêu chuẩn hành động được ưu tiên tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho khách nhưng cũng không có những hướng dẫn cụ thể đâu. Về bản chất, lòng hiếu khách là không có quy tắc. Bởi vì mỗi người đều có cảm nhận về niềm hạnh phúc khác nhau, nên không có quy tắc nào là chuẩn mực hết.

“…”

– Tôi nghĩ anh Kinoshita vẫn nhớ, người hướng dẫn ở các khoá đào tạo không phải chỉ toàn những người tài giỏi, nhiều kinh nghiệm mà có rất nhiều diễn viên trẻ tham gia. Công việc của tôi, một phần tư là đào tạo, còn lại là suy nghĩ về kế hoạch vui chơi. À, nói về khóa đào tạo, tôi đã đăng ký cho anh tham gia khoá đào tạo tuần sau rồi đó, anh hãy tham gia nhé!

– À, khoá đào tạo gậy chỉ đường đúng không3? Tôi rất vui vì được tham gia.

3 Hakujou: Gậy chỉ đường màu trắng dùng cho người khiếm thị.

8

Ngày diễn ra khoá đào tạo

Đây là khoá đào tạo đặc biệt dành cho các diễn viên được tuyển chọn ở các bộ phận của Disney.

Nó được gọi là “khoá đào tạo gậy chỉ đường”, đặt mình trong vị thế người khiếm thị, hiểu được cơ thể của người khiếm thị cũng như hiểu được tầm quan trọng của xã hội không rào cản.

Lý do tổ chức khoá đào tạo này là để tạo ra “không gian bình đẳng cho tất cả mọi người đến khu vui chơi”, trong khả năng có thể giúp cho người khuyết tật cũng không cảm thấy khó khăn, có thể vui chơi thoải mái.

Tôi, trưởng nhóm “chỉ đạo khách”, hướng dẫn khách xem diễu hành và show diễn cùng được lựa chọn tham gia.

Nội dung đào tạo chủ yếu là: bịt mắt đi bộ, rót nước nóng vào cốc cà phê, nắm tay và chỉ đường cho người bị bịt mắt xuống cầu thang hay bậc thềm,… trải nghiệm thực tiễn cảm giác của người khiếm thị, đồng thời suy nghĩ xem làm thế nào người khiếm thị cảm thấy an toàn khi được chỉ đường.

Chúng tôi hợp thành từng nhóm hai người, người này bịt mắt người kia thật chặt.

Trước hết, tôi được hướng dẫn xuống cầu thang trong trạng thái bịt mắt.

Người diễn viên hướng dẫn tôi chỉ cho tôi vị trí của tay vịn cầu thang, đếm số bậc thềm còn lại, cảm giác đáng sợ hơn tôi tưởng tượng rất nhiều.

Hơn nữa, trải nghiệm rót nước nóng vào cốc cà phê trong bóng tối còn cần cả sự can đảm.

Bởi sử dụng nước nóng, hơi nước nóng phả vào mặt càng làm cho tôi thấy hồi hộp hơn, nếu làm người đứng bên cạnh bỏng thì phải làm sao… chần chừ mãi tôi vẫn không dám rót.

Khi còn làm việc ở trường cấp ba, được pha trà cho, tôi rất vui nếu được đối phương dặn “nóng đấy nhé”, nghĩa là tôi đã được trải nghiệm việc “nhắc trước một câu” rồi.

Hơn nữa, lần này có một người khiếm thị, là bạn của một diễn viên cùng hợp tác trong khoá đào tạo này, thảo luận cùng chúng tôi khi kết thúc.

Đó là một người đàn ông tên Yoshida, 55 tuổi, bị mắc bệnh di truyền nên từ lúc sinh ra mắt đã không thể nhìn thấy gì.

Vậy nên tất cả mọi thứ từ cảnh sắc tự nhiên như bầu trời hay mặt biển, độ lớn hay màu sắc của pháo hoa, hình dạng của lá, khuôn mặt của muôn loài đều được vẽ lên trong đầu người đàn ông thông qua tưởng tượng.

Ông ấy đã hỏi chúng tôi:

– Ví dụ như trong buổi tối mùa hè, có một con muỗi bay quanh quẩn bên tai anh, và đập cánh vo ve… Lúc ấy, nếu anh ở một nơi tối om không có điện, anh sẽ làm gì?

Ngay lập tức, một diễn viên của bộ phận dọn vệ sinh trả lời.

– Ừm… Trước hết, tôi sẽ tập trung vào âm thanh vo ve ấy. Đoán được con muỗi đang bay ở vị trí nào và xác định thời điểm hợp lý để đưa tay đập nó.

– Hoá ra là vậy. Thế lúc đó mắt anh có mở không?

– Mắt lúc đó… nhắm lại.

– Các anh hãy nhớ tới cảm giác đó. Những người như chúng tôi thường sử dụng sự tinh tường của thính giác và khứu giác để xác nhận trạng thái xung quanh.

Chúng tôi đều gật đầu lia lịa sau câu chuyện ấy. Tiếp đó chúng tôi còn được nghe câu chuyện gây đồng cảm hơn nữa.

– Trong âm nhạc cũng vậy. Chúng tôi không nhìn được hình dạng của nhạc khí hay khuôn mặt của người nghệ sĩ nhưng có lẽ chúng tôi còn nhạy cảm hơn các bạn khi cảm nhận âm thanh bằng cơ thể. Những chấn động của âm thanh hay tiếng reo hò của khán giả… không chỉ bằng mắt hay tai, thông qua “cảm nhận bằng cơ thể”, chúng tôi tưởng tượng được rất nhiều khoảnh khắc.

Không chỉ là cảm nhận bằng mắt, bằng tai, mà còn là cảm nhận bằng cơ thể…?

Sau câu nói ấy của ông Yoshino, tôi chợt nhớ tới Takanashi Kumiko.

“Âm nhạc không phải là thứ chỉ nghe bằng tai. Nó là thứ được cảm nhận bằng trái tim và cơ thể.”

Chắc hẳn cô bé cũng như ông Yoshino, rất nhạy cảm với chấn động âm thanh và tiếng reo hò của quan khách.

Chính tôi mới là người đáng ra không chỉ nghe bằng tai mà phải cảm nhận bằng cả trái tim và cơ thể những lời cô bé nói.

Tôi đã chỉ nghĩ đến việc cố gắng giải thích để cô bé không rời trường cấp ba mà không cố gắng để hiểu ý nghĩ những lời của trò ấy.

Những điều tôi đã làm để chỉ đường cho học trò đến một tương lai tốt nhất thực chất chỉ như anh Kanata nói, là “sự quan tâm phiền hà”. Việc tôi đang làm với học trò của mình giống như người bán hàng dồn ép khách để bán được hàng vậy.

Nếu tôi có thể cư xử không suy nghĩ trước sau, không đòi hỏi báo đáp thì đáng lẽ tôi phải giúp học trò phát triển chính “khả năng” của chúng.

Khi tôi nhớ lại bức tường dựng lên một năm trước đây, ông Yoshino đã nói:

– Chúng tôi có rất nhiều thứ bất tiện nhưng đó không phải là bất hạnh. Bởi vì chúng tôi còn có thể cảm nhận mùa xuân trước cả dự báo thời tiết cơ mà.

Ông Yoshida ngẩng cao đầu, khuôn mặt cười hiền dịu, tôi cảm thấy niềm hạnh phúc đang ngập tràn trong ông.

Một tuần sau

Khoá đào tạo gậy chỉ đường vô cùng bổ ích đối với mỗi người chúng tôi.

Thế nhưng, tôi lại một lần nữa đối diện với bức tường mình đã không vượt qua nổi một năm về trước nên trong tôi nảy sinh những cảm giác vô cùng hỗn độn.

Việc tôi thật sự muốn làm là gì? Những điều học được từ lòng hiếu khách chân thành là vô cùng to lớn nhưng tôi lại càng không hiểu phương hướng thật sự hợp với mình.

Tôi vẫn sẽ tiếp tục công việc ở Disney nhưng nó thực sự có hợp với tôi hay không?

Lúc tôi đang vừa đi bộ trên con đường hướng về phòng thay đồ vừa suy nghĩ thì nghe tiếng anh Kanata, người ở bộ phận đào tạo gọi tôi.

– Anh Kinoshita, anh vất vả rồi4.

4 Cách chào hỏi của đồng nghiệp người Nhật khi gặp gỡ nhau.

– Anh cũng vất vả rồi, anh Kanata.

– Hôm nay, tôi có vật muốn trao cho anh Kinoshita…

Rồi anh Kanata đưa cho tôi một tấm thẻ.

– Anh Kanata, cái này chẳng phải là…

– Đúng thế, đây là thẻ năm sao.

Thẻ năm sao là vật mà người quản lý hay người giám sát dùng để tặng và khen diễn viên tương ứng với việc họ đã làm, trên đó có viết lời khen thưởng cho việc làm xuất sắc của diễn viên.

Người diễn viên nhận được năm tấm thẻ năm sao sẽ được mời đến bữa tiệc năm sao và có vinh hạnh được Micky hay Minie chúc mừng.

Tôi biết công ty có chế độ đó nhưng đây là lần đầu tiên tôi được nhận tấm thẻ năm sao này.

Tôi vừa hồi hộp vừa liếc nhìn không biết trên tấm thẻ được ghi điều gì.

– Rất cảm ơn anh, người luôn ước mơ hướng dẫn mọi người tới phương hướng hạnh phúc.

Tôi thấy ngực mình nóng lên.

Không chỉ trong công việc, tôi còn nhận ra hướng đi của cuộc đời mình, và tự nhiên, nước mắt tôi cứ thế tuôn rơi.

Được người nào đó xem xét bản thân hoá ra là việc vui mừng đến vậy.

9

Gửi: Anh Kinoshita

~ Vì hạnh phúc của khách tham quan và đồng nghiệp đã ~

Safety (An toàn)

Courtesy (Tác phong lịch sự)

Show (Show diễn)

Efficiency (Hiệu quả)

Lời nhắn: Gửi lời cảm ơn từ trái tim đến anh, người luôn mong ước hướng mọi người tới niềm hạnh phúc.

Hoá ra tôi lại có sở trường trong việc quan sát giúp đỡ mọi người đến vậy.

Nhưng ngày ấy tại sao tôi lại không quan sát để bảo vệ Takanashi?

Tôi đã đẩy cô bé đến chân tường, kẻ muốn hướng học trò đến tương lai an toàn không bị tổn thương này dù có hối hận cũng không thể thay đổi được.

Nếu ước mơ của cô bé không thành hiện thực chỉ cần khóc cùng cô bé.

Nếu ước mơ của cô bé thành hiện thực sẽ cùng nhảy cẫng lên vui mừng cùng cô bé.

Nếu có thể cùng san sẻ niềm vui nỗi buồn sẽ có thể vượt qua được ranh giới tưởng như không thể thực hiện.

Cùng với học trò “giác ngộ” có lẽ mới chính là đích của người giáo viên hướng tới.

Thấy tôi vừa nhìn tấm thẻ vừa khóc, Kanata liền hỏi tôi:

– Anh Kinoshita, thực sự anh muốn làm cho ai nở nụ cười?

– …!?

– Khuôn mặt mà anh đang tưởng tượng lúc này có phải là khuôn mặt cười của khách tới đây tham quan không? Hay là khuôn mặt cười của những học sinh anh đã dạy ở trường cấp ba?

– …

– Nếu anh không thể tìm thấy câu trả lời, sao không tự hỏi “vị thần hiếu khách” bên trong anh thử xem?

“Vị thần… hiếu khách?”

– Đúng vậy. Ai cũng có một vị thần hiếu khách trong trái tim mình. Khi anh nhắm mắt lại, để trái tim thư thái, không suy tính, vị thần hiếu khách sẽ chỉ cho anh những điều thật sự quan trọng.

– Bằng trái tim không toan tính trước sau, không đòi báo đáp…

– Hành động anh dùng bút và sổ tay hội thoại với đứa trẻ hôm trước được thực hiện bởi tấm lòng không suy tính gì hết, rất tự nhiên đúng không? Không phải chỉ vì trách nhiệm công việc, anh không còn cách nào khác nên làm vậy, mà thông qua hành động không tính toán, dựa trên việc anh muốn làm thế nào với tư cách là một con người, anh muốn làm gì cho mọi người, tự nhiên anh sẽ có thể làm cho đứa bé nở nụ cười.

Khoảnh khắc nghe câu ấy, tôi cảm thấy cuối cùng mình đã vượt qua bức tường mà bấy lâu nay tôi đã không thể nào vượt qua.

Trong đáy mắt đang nhắm lại hiện lên khuôn mặt cười của những học sinh vô cùng quan trọng, vô cùng quan trọng…

Một tháng sau

Sau khi được vị thần không toan tính bên trong chính mình chỉ cho con đường thật sự cần tiến bước trong tương lai, tôi quyết định thêm một lần nữa bước lên chuyến tàu thực hiện ước mơ nghề thầy giáo.

May mắn thay, lúc đó ở trường cấp ba mà một người quen của tôi đang làm việc đang cần tìm giáo viên dạy hợp đồng, tôi đã ngay lập tức ứng tuyển mà không suy nghĩ gì thêm. Hình thức công việc không được ổn định lắm, nhưng tôi không quan tâm. Tôi sẽ tiến về phía trước bằng một trái tim không toan tính, đem đến nụ cười cho những học sinh yêu quý của mình. Đó chính là tương lai tôi thật sự mong ước đã được Disney chỉ bảo cho.

Kẻ đã tìm ra con đường đi của riêng mình này liệu có còn tư cách để ủng hộ Takanashi? Tôi muốn ủng hộ mơ ước trở thành nghệ sĩ violin chuyên nghiệp của Takanashi từ sâu thẳm trái tim mình. Và tôi cũng muốn xin lỗi vì ngày đó đã không nở nụ cười ủng hộ…

Nghĩ rằng cần phải bày tỏ hết vô số những cảm xúc hiện tại, tôi đút bút bi và sổ tay vào cặp và hướng đến nhà của Takanashi.

Con đường quen thuộc từ ga đến ngôi nhà ấy tôi đã từng qua vẫn nguyên vẹn như ngày nào.

Càng đến gần ngôi nhà, một cảm giác hồi hộp khác hẳn ngày ấy trào dâng trong tôi. Thế nhưng, nó là cảm giác hồi hộp thoả mãn.

Bức tường màu trắng hiện ra trước mắt, tôi từ từ bấm chuông.

Thế nhưng tôi đợi một lúc cũng không thấy dấu hiệu sẽ có ai đó ra mở cửa.

Tôi thử bấm chuông thêm một lần nữa, nhưng quả là vẫn không có ai ra mở cửa thật.

Hối hận vì đáng ra phải liên lạc từ trước, tôi bỗng thấy từ phía sau có tiếng hỏi:

– Anh có việc gì ở nhà Takanashi à?”

Khi quay đầu lại, một người phụ nữ có vẻ là hàng xóm nhìn tôi với ánh mắt đầy lạ lẫm.

– Vâng, tôi là giáo viên chủ nhiệm cũ ở trường cấp 3 Kumiko đã học, tôi có chuyện muốn nói với cô bé nên ghé thăm nhà, nhưng có vẻ là gia đình đang đi vắng.

– Ôi vậy hả, anh đến hơi muộn rồi.

– Tại sao lại muộn ạ…?

– Hôm nay Kumiko lên đường đó.

– Lên đường á?

– Vâng, lên đường đi du học đó… Dù có vấn đề về thính giác nhưng cô bé vẫn không từ bỏ ước mơ trở thành một nghệ sĩ violin, cô bé kiên cường thật đấy.

Đầu óc tôi trở nên trống rỗng.

Tôi không ngờ là ngày ấy lại đến như vậy. Thế nhưng điều này không có nghĩa là tôi và cô bé sẽ không thể gặp nhau.

– Chị có biết máy bay của Takanashi là chuyến mấy giờ không?

Sau khi được người hàng xóm hướng dẫn tỉ mỉ về chuyến bay của Takanashi, tôi lao ra đường thật nhanh bằng đôi chân của mình.

Thời gian lúc đó rất khó có thể đoán trước có kịp hay không.

Thế nhưng, nếu hôm nay không gặp được thì không biết bao giờ mới được gặp cô bé… Có thể, vết thương chưa xoá mờ sẽ còn trong tim của cả hai thầy trò và suốt đời chúng tôi sẽ không còn gặp lại nữa…

Tôi muốn được đến tận nơi tiễn cô bé, học sinh đã mở lòng nói chuyện với tôi về ước mơ của mình. Vừa lẩm bẩm trong đầu ước gì mình sẽ đến kịp, tôi vừa chạy hết sức đến con đường lớn và lao vào trong chiếc taxi.

Tôi đã đến sân bay trước giờ Takanashi cất cánh 2 tiếng.

Trong trường hợp đi nước ngoài việc check in chắc chắn sẽ hoàn thành trước khi cất cánh 2 tiếng… thời gian quá gấp, không biết có kịp hay không, tôi vừa phải rẽ đám người đông đúc vừa phải tìm kiếm bóng dáng của cô bé, có lẽ đã không kịp mất rồi…

Nhưng đã đến tận đây rồi, chỉ còn cách không bỏ cuộc và tiếp tục tìm.

(“Đúng rồi, có lẽ nên tìm những người không quay đầu lại”)

Tôi nhớ ra đứa trẻ mình đã gặp ở Disney.

Khi gọi đứa trẻ đó từ phía sau, chỉ có những người khác nhìn lại, còn đứa trẻ bị khiếm thính cứ nhìn chăm chăm về phía trước.

Lúc này nếu tôi gọi thật to thì chắc chắn mọi người sẽ dừng lại và quay lại nhìn. Và người không dừng lại tiếp tục bước đi sẽ là Takanashi. Trong lúc sân bay hỗn độn như thế này, tôi nghĩ đó là cách duy nhất để tìm cô bé.

Và thế là, tôi hít một hơi thật sâu rồi hét lên hết sức.

– Takanashi!

10

Như tiếng gọi của đoàn cổ vũ, giọng của tôi vang khắp tầng.

Như đã đoán trước, tất cả mọi người hướng mắt vào tôi. Tôi tập trung đưa mắt nhìn xung quanh, bắt gặp bóng dáng một cô gái cầm violin đang hướng mắt về phía trước tại quầy check in.

Tôi lại thét lên một lần nữa.

– Takanashi!

Và dường như cảm thấy kỳ lạ khi người xung quanh quay đầu lại, Takanashi dừng bước và quay đầu nhìn về phía tôi.

Dù là từ xa nhưng tôi vẫn nhận thấy nét mặt bất ngờ của Takanashi đang nhìn tôi so với một năm về trước không thay đổi chút nào.

Tôi di chuyển thật nhanh tới gần cô bé, vội vàng lấy sổ tay và bút từ trong cặp ra, nhưng có vẻ thời gian máy bay đang gấp, sẽ không có thời gian cho cuộc hội thoại trên giấy.

Phải làm sao bây giờ… những thứ muốn truyền đạt hỗn loạn trong đầu tôi, chỉ có thời gian là trôi đi không chờ đợi.

Tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh, nhớ lại động tác tay của đứa bé lúc ở Disney. Đôi tay bé nhỏ lúc đó đã truyền đạt hết thảy lời muốn nói…

Tôi cũng gượng gạo dùng ký hiệu tay truyền đạt với Takanashi.

“C-ố-l-ê-n”

Nhìn thấy hành động tay của tôi, từ đáy mắt của Takanashi, nước mắt dâng tràn và rơi xuống.

Vừa dùng tay truyền đạt câu “cảm ơn” đến tôi, cô bé lập tức tiến đến lối vào giấc mơ của chính mình.

Đôi vai nhỏ khoác cây đàn violin của Takanashi ngập tràn kỳ vọng.

***

Mùa xuân đã về Disney, khắp khu vui chơi dần nhuộm màu sắc của những sự kiện mới.

Anh Kinoshita, người giáo viên cũ từng làm trưởng nhóm chỉ đạo quan khách đã tốt nghiệp và một lần nữa muốn theo đuổi ước mơ thầy giáo của mình.

Có không ít người giống như Kinoshita, đến Disney khi đang ở lưng chừng giấc mơ.

Họ vừa làm diễn viên, vừa tìm được những người bạn, khen ngợi lẫn nhau, lấy lại được “tâm thế vốn có của con người”, nhìn thấy con đường mình cần phải đi, và tốt nghiệp để theo đuổi giấc mơ đó.

Khi bạn bè lần lượt tốt nghiệp, tôi thấy một chút cô đơn, nhưng tinh thần hiếu khách họ còn để lại ở Disney vẫn còn đang giúp ích ở đây, khiến vòng tròn hạnh phúc ngày càng mở rộng. Từ phía sau lưng những người anh em tốt nghiệp, chúng tôi vẫn cổ vũ âm thầm.

Lòng hiếu khách không toan tính không phải chỉ thực hiện được ở Disney. Hơn nữa cũng không phải chỉ sử dụng được ở những nơi làm dịch vụ.

Trong mọi hoàn cảnh, nếu có thể tiếp xúc với người trước mặt với tư cách một con người, không bị bó buộc bởi giới hạn của lập trường hay quy tắc, thì có thể có được lòng hiếu khách tự nhiên, hơn cả sự chỉ dẫn.

Có không ít người giống như anh Kinoshita trăn trở về giới hạn công việc. Nhưng Walt Disney, người sáng lập ra Disneyland đã nói như sau:

“Cần phải làm sáng rõ điều này. Tôi không phải đang chỉ đạo ai đó, mà chỉ đơn giản làm sao cho mọi người được vui thích thôi”.

Tấm lòng muốn mọi người vui vẻ không cần được đào tạo qua bất kỳ khoá huấn luyện nghiêm khắc nào.

Chính vì có những diễn viên cùng chung suy nghĩ như vậy làm việc ở đây mà Disneyland có thể được duy trì là “không gian bình đẳng dành cho mọi người”.

Bằng trái tim chân thành, không đòi hỏi báo đáp, bằng lòng hiếu khách cư xử không làm tổn thương mọi người, “muốn mọi người vui vẻ”, “muốn mọi người nở nụ cười”, họ tạo ra bầu không khí vô cùng dễ chịu.

Lúc vừa suy nghĩ như vậy vừa đi đến cuộc họp liên quan đến tổ chức sự kiện mới, tôi thấy anh Hirose vội vàng chạy tới.

– Anh Kanata, có chuyện khẩn cấp! Lá trúc chuẩn bị cho lễ hội Tanabata đã…

Trấn tĩnh Hirose đang thở hắt lại để hỏi rõ mọi việc, tôi được biết lá trúc được chuẩn bị để sử dụng trong sự kiện Tanabata được bảo quản trong kho đang toả ánh vàng lấp lánh.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button