Chuyên ngành

Trò Chuyện Với Con Về Tiền Bạc

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Scott & Bethany Palmer

Download sách Trò Chuyện Với Con Về Tiền Bạc ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Nuôi dạy con

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

PHẦN I

Tiền bạc và các mối quan hệ

1

Tiền bạc và các mối quan hệ

Hãy giơ tay điểm danh nếu cha mẹ đã “trò chuyện” với bạn. Không, không phải chuyện đó. Chúng tôi muốn nói đến cuộc trò chuyện về cách cân đối sổ chi tiêu, quản lý những khoản tiết kiệm và lập kế hoạch cho tương lai. Dự đoán của chúng tôi là không có nhiều cánh tay giơ lên.

Mỗi năm, chúng tôi gặp gỡ hàng nghìn cặp vợ chồng để giúp họ giải quyết các vấn đề tài chính. Và trong một thập kỷ qua, chúng tôi đã phát hiện ra rằng những kỹ năng mọi người cần để giải quyết các vấn đề về tiền bạc gần như không phải là việc tính toán các con số hay hiểu biết về thị trường toàn cầu. Thay vào đó, những gì mà họ thực sự cần là khả năng giao tiếp tốt, hiểu lẫn nhau, và cam kết đặt mối quan hệ của họ lên trên vấn đề ngân sách.

Điều này cũng đúng khi đến thời điểm bạn giúp con học về tiền bạc. Chúng tôi thường nghe các bậc cha mẹ nói rằng:

“Con trai tôi chẳng có chút trách nhiệm gì với tiền bạc cả.”

“Con tôi thường dùng tiền tiêu vặt vào những thứ vô ích.”

“Tôi cảm thấy mệt mỏi với bọn trẻ vì chúng cứ đòi đồ chơi mỗi lần vào cửa hàng.”

“Bọn trẻ mong ngóng chúng tôi mua những thứ đắt tiền cho chúng vào dịp lễ Giáng sinh.”

“Con trai tôi cần bắt đầu tiết kiệm tiền để trang trải cho việc học trên đại học, nhưng dường như cháu không thể làm được điều đó.”

Các bậc cha mẹ chia sẻ với chúng tôi về những vấn đề này, vì họ muốn con mình tránh được những căng thẳng về tiền bạc. Họ sợ rằng nếu không trang bị cho con những kỹ năng quản lý tiền bạc ngay từ bây giờ, bọn trẻ sẽ không có đủ tiền, rồi các khoản nợ sẽ chồng chất trong thẻ tín dụng và chúng không bao giờ có lấy một xu trong tài khoản tiết kiệm. Phần lớn thì họ đúng.

Trẻ em cần được dạy về tiền bạc. Những kỹ năng cần thiết để quản lý tài chính không tự nhiên mà có. Do vậy, trong những kỹ năng sống chúng ta cần dạy con, kỹ năng quản lý tiền bạc gần như đứng đầu danh sách. Nhưng cũng có những kỹ năng về tiền khác mà đa số các bậc cha mẹ không nghĩ đến, vì hầu hết chúng ta không có những kỹ năng đó.

Mỗi vấn đề, mỗi cuộc tranh luận hay trò chuyện về tiền bạc đều có hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất liên quan đến các vấn đề tài chính, ngân sách, tài khoản tiết kiệm, nợ nần, quỹ hưu trí, quỹ học đại học và các hóa đơn điện thoại, vé đỗ xe,… Đó là tất cả những yếu tố thiết yếu.

Nhưng có một khía cạnh khác, cơ bản hơn mà chúng tôi muốn đề cập đến trong cuốn sách này. Đó là mối quan hệ về tiền bạc của bạn – lý do và cách thức ẩn dưới những hạng mục tài chính đó. Đó là những giả định ngầm và lòng tin có trong những quyết định bạn đưa ra về tiền bạc. Mỗi quyết định của bạn đều là một vấn đề trong gia đình có liên quan đến tiền.

Bạn hãy suy nghĩ về điều đó một chút. Kiểu nhà bạn đang ở? Một quyết định về tiền. Loại công việc bạn đang làm? Một quyết định về tiền. Chiếc xe bạn lái, đôi giày bạn đi, loại cà phê bạn uống, chương trình ti vi bạn xem? Tất cả đều là những quyết định về tiền bạc.

Và khi có sự hiện diện của những đứa trẻ, yếu tố tiền bạc có trong những quyết định hàng ngày trở nên rõ ràng hơn. Sinh con ở viện hay ở nhà? Đi làm hay ở nhà? Dùng đồ vải hay đồ chỉ dùng được một lần? Nấu thức ăn ở nhà cho trẻ hay mua sẵn ngoài cửa hàng? Học trường công hay trường tư? Mua quần áo mới hay mặc lại? Tiền tiêu vặt, quà sinh nhật, tiền bánh kẹo, chi phí chuyến đi thực tế, mua thêm giầy mới, trại hè, học piano, ba lô bị rách, đồ phát sinh trong mùa đông này, và còn nhiều thứ khác nữa.

Hàng năm, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tổng hợp báo cáo “Tiêu dùng cho trẻ của các gia đình”. Báo cáo năm 2013 tính đến mọi khoản chi từ nhà cửa, thực phẩm đến chăm sóc sức khỏe và chi phí học tập, đưa chi phí trung bình hàng năm của một trẻ tăng từ 13.000 đô la lên 15.000 đô la. Mỗi trẻ. Mỗi năm. Thật đáng lo ngại!

Tất cả những quyết định về tiền bạc đó có nghĩa là các gia đình quan tâm và dùng tiền giải quyết vấn đề ít nhất một lần một ngày, nếu không muốn nói là nhiều hơn. Chúng tôi không chỉ đề cập đến các quyết định này, mà còn muốn nói đến cảm xúc và sự mong đợi phía sau. Đứa con chưa đến tuổi đi học của bạn muốn có 25 xu mua chiếc kẹo que ở cửa hàng. Đứa con ở tuổi thiếu niên lại cần một khoản tiền 80 đô la để hỗ trợ cho nhóm tennis. Đứa con học lớp sáu của bạn muốn dùng tiền tiêu vặt mua một trò chơi mới. Không có quyết định nào trong số các quyết định trên phá vỡ được ngân sách của bạn, nhưng tất cả đều có hàm ý về quan hệ của bạn với trẻ.

Khi đứa con chưa đến tuổi đi học của bạn đòi một cây kẹo que, bạn không nghĩ đến 25 xu. Nhưng bạn đang nghĩ sẽ có bao nhiêu lần nữa trẻ đòi một thứ gì đó và liệu bạn có tạo ra một gã khổng lồ tham ăn nếu luôn đáp ứng đòi hỏi của chúng. Tiền cho nhóm tennis không chỉ là khoản hỗ trợ, nó còn là dấu hiệu thể hiện rằng bạn ủng hộ sở thích của con, hoặc đó là thời điểm chuyển giao một số trách nhiệm tài chính cho con, hoặc là lúc trò chuyện với con rằng thời khóa biểu của con có thể trở lên kín mít. Và DS không chỉ là một trò chơi. Đó là cơ hội cho con bạn thấy rằng bạn tin vào phán đoán của chúng, hoặc đó là thời điểm dập tắt một thói quen nằm ngoài tầm kiểm soát, hay cơ hội dạy con một số bài học tuyệt vời về kìm nén sự hài lòng.

Mỗi quyết định trực tiếp liên quan đến tiền bạc đó là lời khuyên cho “tảng băng” quan hệ tiền bạc. Nếu bạn biết cách tìm ra hướng đi thông qua mối quan hệ của những quyết định này, bạn sẽ thấy mình không chỉ giúp con cái đưa ra quyết định thông minh về tiền bạc, mà còn tăng cường mối quan hệ tình cảm với chúng. Ngược lại, nếu hiểu sai các dấu hiệu, có thể gây ra mối bất hòa trong gia đình.

Khi Bethany còn là một thiếu niên, cô được xếp hạng là vận động viên bơi cấp quốc gia. Huấn luyện viên muốn cô tham gia trại huấn luyện quan trọng cùng với đội huấn luyện Olympic. Đó là cơ hội lớn cho Bethany, và cô cảm thấy rất vinh dự khi được mời đến trại. Khi Bethany đã sẵn sàng cho chuyến đi, huấn luyện viên gọi cho mẹ của Bethany và báo cho bà biết họ phải mua bộ đồ bơi đặc biệt cho đội. Là người rất ghét phải tiêu tiền, mẹ của Bethany cho rằng điều đó thật tức cười. Theo bà, Bethany đã có đủ đồ bơi và tất nhiên chẳng cần đến một bộ khác với giá 35 đô la. Bethany nghe được cuộc nói chuyện giữa mẹ và huấn luyện viên cũng như việc mẹ từ chối mua đồ bơi cho cô. Cô vô cùng thất vọng.

Với mẹ của Bethany, đây là một quyết định tài chính. Còn với Bethany, việc mẹ không bằng lòng mua bộ đồ bơi khiến cô có cảm giác thiếu đi sự ủng hộ cho giấc mơ của mình. Trong suy nghĩ của Bethany, trại huấn luyện lần này là cơ hội ngàn năm có một, và giờ đây mẹ không thể chi 35 đô la cho việc đó? Cô không đáng giá như vậy sao?

Quyết định đó đã làm tổn thương Bethany và tạo ra khoảng cách giữa cô và mẹ. Mẹ của Bethany chắc chắn không cố ý làm tổn thương con gái. Bây giờ, khi đã là mộtngười trưởng thành, Bethany hiểu ra cách mẹ cô nghĩ về tiền bạc.

ĐỌC THỬ

Khi các bậc cha mẹ nói chuyện về trải nghiệm thời thơ ấu của chính mình với việc kiếm tiền tiêu vặt hoặc đi nghỉ mát hoặc tìm được công việc đầu tiên, họ luôn có những chuyện giống Bethany, thời điểm khi một quyết định tài chính trở thành mối bất hòa giữa họ và cha mẹ.

Henry kể lại chuyện anh đã lên kế hoạch tiết kiệm tiền giao báo của mình như thế nào để có thể mua được chiếc xe đạp mới, vì bố mẹ anh đã mong đợi con trai dùng thu nhập của mình để mua quần áo và đồ dùng học tập.

Peter nhớ lại cuộc tranh cãi với bố khi anh mua chiếc xe con đầu tiên. Bố nhất định muốn anh mua thứ gì đó kinh tế và an toàn, trong khi Peter lại quyết định mua một chiếc xe sành điệu để dùng theo ý mình.

Mẹ của Rachelle rất tiết kiệm, hiếm khi thấy bà mua quần áo mới và đồ chơi cho con. Ngay cả khi Rachelle năn nỉ bố mẹ mua cho món đồ chơi mới vào dịp Giáng sinh, thì thứ cô nhận được mỗi buổi sáng Giáng sinh vẫn là búp bê và quần áo cũ. “Nếu gia đình chúng tôi nghèo thực sự, tôi còn có thể hiểu được,” Rachelle nói, “đằng này chúng tôi có tiền. Mẹ chỉ không muốn chi vào những thứ mà bà biết sẽ nhanh bỏ đi vì chúng tôi đang tuổi lớn hoặc có thể làm hỏng. Tôi nghĩ bà đã cố gắng chi tiêu thật khéo léo, nhưng tôi chỉ thấy bà quan tâm đến việc tiết kiệm còn hơn việc cho con một thứ đặc biệt.”

Chắc bạn cũng có những câu chuyện tương tự. Hầu hết chúng ta có thể nghĩ về một khoảng thời gian khi đối đầu với cha mẹ về một quyết định tiền bạc. Và nếu bạn vẫn nhớ đến nó, nghĩa là bạn đã có phản ứng cảm xúc trước xung đột đó, một sự phản kháng tạo ra tình trạng căng thẳng giữa bạn và cha mẹ. Sự đối đầu đó có thể xảy ra ở tuổi lên bảy hoặc thậm chí ở tuổi 70; thực tế là… nó sẽ xảy ra.

Đó là mối quan hệ tiền bạc trên thực tế.

Mối quan hệ tiền bạc không liên quan gì đến việc bạn chi bao nhiêu cho con cái. Nó cũng không liên quan đến việc bạn đã tiết kiệm bao nhiêu cho con cái học đại học hoặc cho chúng bao nhiêu tiền tiêu vặt. Nó không liên quan đến việc bạn nợ bao nhiêu tiền hoặc đầu tư bao nhiêu. Tất cả đều là những vấn đề tài chính, và chúng tôi sẽ không dành thời gian bàn cãi những vấn đề đó ở đây.

Thay vào đó, chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu điều gì thực sự tạo nên hoặc làm tan vỡ một gia đình – chính là các mối quan hệ của bạn. Có thể bạn có một ngân sách tốt, một quỹ dành cho việc học đại học dồi dào, và nguồn tiền tiêu vặt tuyện vời, nhưng nếu bạn thường xuyên tranh luận với con cái về việc chi tiêu của chúng, bỏ lỡ việc tạo dựng những kỉ niệm trong hiện tại nhằm mục đích dành tiền cho tương lai của chúng, hoặc dồn toàn bộ năng lượng để đảm bảo mỗi đứa trẻ đang kiếm từng xu tiền tiêu vặt của chúng, thì chắc chắn bạn đang có mục tiêu sai lầm. Có thể bạn sẽ có một tương lai vững vàng về tài chính, nhưng bạn cũng sẽ có một gia đình luôn tranh luận với nhau khi ở cùng nhau.

Đó là lý do chúng tôi sẽ tập trung vào mối quan hệ tiền bạc giữa cha mẹ và con cái. Tất cả những bảng kê việc vặt và kế hoạch tiết kiệm trên thế gian này sẽ chẳng có giá trị gì một khi các mối quan hệ bị phá vỡ. Do chúng tôi chú trọng vào quan hệ tiền bạc, nên bạn sẽ thấy chúng tôi hướng đến người làm cha mẹ thay vì vợ chồng. Việc cố ý sử dụng ngôn từ đó là cách thừa nhận rằng trong gia đình không phải lúc nào cũng chỉ có bố mẹ và con cái. Chúng tôi muốn đảm bảo những người làm bố, mẹ đơn thân và những gia đình có bố dượng, mẹ kế cũng nhận thấy họ được khích lệ tham gia những cuộc trò truyện này. Điều quan trọng là tất cả chúng ta, những người trưởng thành trong cuộc đời của những đứa trẻ đang làm việc cùng nhau để giúp xây dựng nên những kỹ năng về tiền bạc.

Trong hai chương tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày nền tảng cho việc xây dựng mối quan hệ tiền bạc vững chắc và lành mạnh giữa cha mẹ với con cái. Sau đó, chúng tôi sẽ đi đến vấn đề khác sâu hơn và tập trung vào những thách thức cha mẹ phải đối mặt khi giúp con cái học cách nghĩ và quản lý tiền bạc cùng các mối quan hệ. Đây là một lý thuyết tổng hợp và tư vấn mang tính thực tiễn, được cho là điểm khởi đầu, đảm bảo tiền bạc không phải là vấn đề của sự mâu thuẫn trong gia đình bạn và trên thực tế nó có thể trở thành một thứ giúp gia đình bạn được gắn kết mạnh mẽ hơn nữa.

2

Khám phá các đặc tính dùng tiền của bạn

Khi nói chuyện với những người khác về mối quan hệ tiền bạc của họ, dường như chúng tôi quan tâm đến “mối quan hệ” hơn là khía cạnh “tiền bạc”. Tiền bạc là một phương tiện giúp đạt được mục đích cuối cùng. Và mục đích cuối cùng luôn là mối quan hệ.

Bạn dành tiền cho người bạn đời của mình để chứng tỏ tình yêu bạn dành cho người đó. Bạn tiết kiệm tiền cho các hoạt động giáo dục của con cái, giúp chúng bước vào tuổi trưởng thành. Bạn trích lập quỹ hưu trí vì bạn muốn được nghỉ ngơi và dành thời gian thư giãn cùng bạn bè và người thân. Bạn đầu tư để chắc chắn rằng tương lai của mình được đảm bảo.

Thậm chí khi bạn tranh luận về tiền bạc, thực ra đó chính là tranh luận về mối quan hệ. Sẽ có một người cảm thấy người kia không tôn trọng mình. Hoặc bạn sợ người bạn đời không để ý đến kế hoạch tài chính của bạn và khiến bạn chẳng dành dụm được khoản nào cho tương lai. Bạn tranh luận vì thấy mình bị hiểu lầm hoặc phớt lờ. Bạn nổi cơn thịnh nộ với người bạn đời vì đã mua đôi giày có giá 100 đô la, dù đã thống nhất rằng chỉ có thể chi 50 đô la. Vấn đề ở chỗ, người mà bạn yêu thương và tin tưởng đã làm trái thỏa thuận.

Điều đó có nghĩa là mối quan hệ quan trọng hơn cả tiền bạc là vấn đề trọng tâm được đề cập trong cuốn sách này. Bạn có mối quan hệ về tiền bạc với người bạn đời, nhưng bạn cũng có mối quan hệ tiền bạc với những đứa con của mình. Và chúng tôi hiểu rằng bạn muốn tạo dựng mối quan hệ đó càng mạnh mẽ và vững chắc càng tốt, không phải vì bạn hy vọng các con sẽ tiết kiệm được 30% tiền tiêu vặt của chúng hoặc chúng biết cách tính lãi suất, mà vì bạn coi trọng sự gắn bó với con cái.

Nhưng chúng tôi thường xuyên gặp những gia đình đang phải vật lộn để giữ cho sự gắn kết đó vững chắc mà nguyên nhân là vì tiền bạc. Bố mẹ không thống nhất được khoản tiền tiêu vặt họ phải cho Zack là bao nhiêu và cậu bé phải làm gì để có được số tiền đó. Dù đã có việc làm, Candace không giữ được một xu trong túi, và tính thiếu trách nhiệm của cô đã khiến bố mẹ phiền lòng. Ben là sinh viên đại học năm thứ hai và cậu không kiểm soát được các khoản nợ trong thẻ tín dụng, bất kể bố mẹ đã nói đi nói lại về chuyện đó. Trong tất cả những tình huống trên, các mối quan hệ tiền bạc giữa cha mẹ và con cái đang bắt đầu rạn nứt. Và chẳng ai vui vẻ về điều đó.

Điều đó giải thích tại sao ngoài những cách để cha mẹ trò chuyện về bản chất của việc quản lý tiền bạc với các con, thì điều quan trọng là những cách giúp họ gìn giữ sự gần gũi và gắn bó với con cái.

Và một cách tốt nhất trong số đó chính là sự am hiểu về điều mà chúng tôi gọi là các đặc tính dùng tiền.

Chúng ta biết mọi người đều có những suy nghĩ khác nhau về tiền bạc. Không mất nhiều thời gian để bạn liếc qua danh sách – một người bạn háo hức muốn cho bạn xem thứ họ mới mua, một người bạn sưu tầm phiếu giảm giá và săn lùng cửa hàng thời trang trẻ em, một đồng nghiệp luôn chơi chứng khoán và lúc nào cũng căng thẳng khi thị trường chứng khoán tụt dốc. Và chúng ta biết có những người dường như chẳng hề quan tâm đến tiền bạc. Tiêu tiền, không tiêu – họ chẳng hề suy nghĩ đến lần thứ hai.

Qua nhiều năm làm việc với vai trò tư vấn tài chính, chúng tôi nhận thấy mỗi người đều có cách nghĩ và cách xử lý riêng về tiền bạc. Và chính những suy nghĩ riêng biệt đó tạo nên hai đặc tính sử dụng tiền bạc của mỗi người.

Thật ngẫu nhiên, chúng tôi (Scott và Bethany) có nhiều suy nghĩ tương tự nhau về tiền bạc. Chúng tôi đều thích tiêu, tiêu và tiêu. Những kỳ nghỉ của gia đình là một vụ nổ! Thậm chí chúng tôi còn không quan tâm mình có tiêu hết nhiều tiền không. Lúc mới cưới, vợ chồng tôi làm việc chăm chỉ để có nền tảng tài chính, và chúng tôi vẫn tìm cách tự xoay xở trong chi tiêu. Chúng tôi có thể dừng lại trên đường đi làm về, ăn một que kem, đi chơi vào dịp cuối tuần, tìm món quà thích hợp cho một người bạn hoặc thậm chí tặng một khoản tiền cho một tổ chức mà chúng tôi quan tâm. Những điều đó chưa bao giờ là những món đồ cho bản thân chúng tôi, mà đó là niềm vui từ việc chi tiêu.

Vì vậy, khi gặp những người thích tiết kiệm tiền, những người thà mặc bộ quần áo đã mua hàng chục năm nay còn hơn là tiêu tiền vào đồ mới hoặc người sẽ mua bánh mì qua ngày chỉ để tiết kiệm một hoặc hai đô la, chúng tôi không hiểu được điều đó. Và những người chẳng mảy may bận tâm về tiền bạc? Họ rơi từ hành tinh nào xuống vậy?

Bạn có hai đặc tính sử dụng tiền bạc, vợ hoặc chồng, và mỗi đứa con của bạn cũng có hai đặc tính đó. Trong khi các bạn có thể có một số ý tưởng chung về tiền bạc, thì khả năng cao là bạn cũng có nhiều sự khác biệt trong đặc tính sử dụng tiền của mình. Chính những khác biệt đó tạo nên sự căng thẳng trong quan hệ tiền bạc của bạn.

Bạn nên lưu ý rằng, hầu hết quyết định bạn đưa ra đều có yếu tố tiền học trong đó, do vậy cách bạn suy nghĩ và xử lý về tiền bạc ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của chính bạn và sự tương tác với người khác. Đó là lý do tại sao việc hiểu các đặc tính sử dụng tiền của bạn và xác định các đặc tính sử dụng tiền của con cái là vô cùng quan trọng.

Chúng ta cùng xem nhé!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button