Chuyên ngành

Trần Nhân Tông – Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Cư Sĩ Nguyên Giác

Download sách Trần Nhân Tông – Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KIẾN THỨC TỔNG HỢP

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Nguyên Mông xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền tông mà đến bây giờ vẫn còn phát triển, trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.

Ngài tên húy là Khâm, con trưởng Vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng thái hậu, sanh ngày mười một tháng Mười Một năm Mậu Ngọ (1258). Ngài tuy ở vị sang cả mà tâm hâm mộ Thiền tông từ thuở nhỏ. Năm mười sáu tuổi được lập làm Hoàng thái tử. Ngài cố từ để nhường lại cho em, mà Vua cha không chịu. Vua cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc mẫu cho Ngài, tức là Khâm Từ Thái hậu sau này. Sống trong cảnh vui hòa hạnh phúc ấy mà tâm Ngài vẫn thích đi tu.

Một hôm vào lúc giữa đêm, Ngài trèo thành trốn đi, định vào núi Yên Tử. Đến chùa Tháp ở núi Đông Cứu thì trời vừa sáng, trong người mệt nhọc quá, Ngài bèn vào nằm nghỉ trong tháp. Vị sư trụ trì ở đây thấy Ngài tướng mạo khác thường, liền làm cơm thết đãi. Vua cha hay tin, sai các quan tìm đến, Ngài bất đắc dĩ phải trở về.

Năm hai mươi mốt tuổi, Ngài lên ngôi Hoàng đế (1279). Tuy ở địa vị cửu trùng, mà Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh để tu tập. Thường ngày, Ngài đến chùa Tư Phước trong đại nội tu tập.

Một hôm nghỉ trưa, Ngài thấy trong rốn mọc lên một hoa sen vàng lớn bằng bánh xe, trên hoa sen có đức Phật vàng. Có người đứng bên cạnh chỉ Ngài nói: “Biết ông Phật này chăng? Là đức Phật Biến Chiếu.” Tỉnh giấc, Ngài đem việc đó tâu lên vua cha. Vua Thánh Tông khen là việc kỳ đặc.

Ngài thường ăn chay lạt nên thân thể gầy ốm. Thánh Tông thấy thế lấy làm lạ, nên hỏi nguyên do. Ngài trình thật với cha. Thánh Tông khóc bảo: “Nay ta đã già, chỉ trông cậy một mình con, con lại làm như thế, làm sao gánh vác được sự nghiệp của tổ tiên?” Ngài nghe dạy cũng rơi nước mắt.

Con người Ngài rất thông minh hiếu học, đọc hết các sách vở, suốt thông nội điển (kinh) và ngoại điển (sách đời). Những khi nhàn rỗi, Ngài mời các Thiền khách bàn giải về Tâm tông (thiền), tham học thiền với Thượng Sĩ Tuệ Trung, thâm đắc đến chỗ thiền tủy. Đối với Thượng Sĩ, Ngài kính lễ làm thầy.

Những khi giặc Nguyên Mông sang quấy rối, Ngài phải xếp việc kinh kệ để lo giữ gìn xã tắc. Nhờ tình đoàn kết quân dân, Ngài đã hai lần (1285, 1288) đuổi được quân Nguyên Mông, giữ gìn trọn vẹn đất nước. Dưới triều đại Ngài, hai cuộc hội nghị nổi tiếng được ghi vào sử sách là: Hội nghị các tướng lãnh ở Bình Than, hội nghị những bô lão trong cả nước ở Diên Hồng để bàn mưu kế, tỏ quyết tâm chống giặc.

Giặc thua và bỏ chạy; các cuộc chiến kết thúc với quá nhiều sinh mạng hy sinh và thị trấn bị phá hủy. Phải mất nhiều năm mới tái thiết lại đất nước.

Năm Quý Tỵ (1293), Ngài nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Ở ngôi Thái thượng hoàng để chỉ dạy cho con được sáu năm, Ngài sắp đặt việc xuất gia.

Đến tháng Mười năm Kỷ Hợi (1299) Ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. Ở đây, Ngài chuyên cần tu tập theo Hạnh đầu đà (khổ hạnh) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà.

Đến năm Giáp Thìn (1304), Ngài đi khắp nơi khuyên dân dẹp bỏ những dâm từ (miếu thờ thần không chánh đáng), và dạy họ tu hành thập thiện. Vào mùa đông năm ấy, vua Anh Tông dâng biểu thỉnh Ngài về đại nội để truyền giới Bồ Tát tại gia. Sau đó, Ngài chống gậy đến chùa Sùng Nghiêm ở núi Linh Sơn để truyền bá Thiền tông.

Ngày mùng một tháng Giêng năm Mậu Thân (1308), Ngài sai Pháp Loa đến huyện Siêu Loại tại Báo Ân Thiền Tự khai giảng trụ trì. Tháng Tư năm ấy, Ngài đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lượng Giang kiết hạ và sai Pháp Loa khai giảng trụ trì. Chính Ngài giảng Truyền Đăng Lục, bảo Quốc sư Đạo Nhất vì chúng giảng kinh Pháp Hoa. Bãi hạ, Ngài vào núi Yên Tử, đuổi hết những người cư sĩ theo hầu hạ và những kẻ nô dịch trong chùa, không được chực hầu như trước. Chỉ để lại mười vị thị giả thường theo Ngài. Ngài lên ở am Tử Tiêu, vì Pháp Loa giảng Truyền Đăng Lục. Thị giả xuống núi gần hết, duy có đệ tử thượng túc là Pháp Loa còn ở lại.

Từ đây, Ngài leo khắp các núi, tìm kiếm các hang động, ở tại thạch thất. Pháp Loa thấy thế bạch: “Tôn đức tuổi đã già yếu, mà xông pha trong sương tuyết, lỡ có bề gì thì mạng mạch Phật pháp trông cậy vào ai?” Ngài bảo: “Ta thời tiết đã đến, muốn tạo cái kế lâu dài vậy.”

Ngày mùng năm tháng Mười năm ấy, người nhà của Công chúa Thiên Đoan lên núi bạch Ngài: “Công chúa Thiên Đoan bệnh nặng mong được thấy Tôn đức rồi chết.” Ngài bùi ngùi bảo: “Thời tiết đã đến vậy.” Ngài bèn chống gậy xuống núi, chỉ cho theo một người thị giả.

Mùng mười Ngài về đến kinh, gặp người thân, chia sẻ các giây phút cảm xúc, và nói về pháp môn lìa sinh tử.

Ngày rằm Ngài trở về núi. Ngài dừng nghỉ ở chùa Siêu Loại. Hôm sau vừa rạng đông, Ngài đi bộ đến chùa làng Cổ Châu, tự đề bài kệ rằng:

ÂM:

Thế số nhất tức mặc

Thời tình lưỡng hải ngân

Ma cung hồn quản thậm

Phật quốc bất thắng xuân.

DỊCH:

Số đời một hơi thở

Lòng người hai biển vàng

Cung ma dồn quá lắm

Cõi Phật vui nào hơn.     [1]

Đến ngày mười bảy, Ngài dừng nghỉ ở chùa Sùng Nghiêm tại Linh Sơn, Tuyên Từ Hoàng thái hậu thỉnh Ngài vào am Bình Dương cúng trai. Ngài vui vẻ nói: “Đây là bữa cúng dường rốt sau.”

Ngày mười tám, Ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn An Kỳ Sanh. Nghe nhức đầu, Ngài gọi hai vị Tỳ kheo trong chùa bảo: “Ta muốn lên ngọn Ngọa Vân mà chân không thể leo nổi, phải làm sao?” Hai vị Tỳ kheo bạch: “Hai đệ tử có thể giúp được.”

Đến am Ngọa Vân, Ngài tạ hai vị Tỳ kheo rằng: “Xuống núi tu hành đi, chớ xem thường việc sanh tử.”

Ngày mười chín, Ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử gọi Bảo Sát đến đây gấp.

Ngày hai mươi mốt, Bảo Sát đến am Ngọa Vân. Ngài trông thấy mỉm cười bảo: “Ta sắp đi đây, nhà ngươi đến sao trễ vậy? Đối với Phật pháp, ngươi có chỗ nào chưa rõ hãy nói mau.”

Bảo Sát hỏi:

– Như khi Mã Tổ bệnh, Viện chủ hỏi: “Những ngày gần đây Tôn đức thế nào?” Mã Tổ bảo: “Mặt trời Phật, mặt trăng Phật.” Nói thế ý chỉ làm sao?

Ngài lớn tiếng đáp:

– Ngũ đế tam hoàng là vật gì?

(Nhật Diện Phật và Nguyệt Diện Phật là tên hai vị Phật có khuôn mặt như mặt trời, mặt trăng. Hai vị có tên trong Kinh Vạn Phật. Được nói, thọ mệnh Nhật Diện Phật 1.800 năm, Nguyệt Diện Phật chỉ một ngày, một đêm.)

Bảo Sát lại hỏi:

– Chỉ như “Hoa sum sê chừ gấm sum sê, tre đất nam chừ cây đất bắc”, lại là sao?

Ngài đáp:

– Làm mù mắt ngươi.

Bảo Sát bèn thôi.

Suốt mấy hôm trời đất u ám, chim vượn kêu hót rất bi thảm.

Đến ngày mùng một tháng Mười Một, đêm nay trời trong sao sáng, Ngài hỏi Bảo Sát: “Hiện giờ là giờ gì?” Bảo Sát bạch: “Giờ Tý.”

Ngài lấy tay vén màn cửa sổ nhìn xem, nói: “Đến giờ ta đi.” Bảo Sát hỏi: “Tôn đức đi đến chỗ nào?” Ngài nói kệ đáp:

ÂM:

Nhất thiết pháp bất sanh

Nhất thiết pháp bất diệt

Nhược năng như thị giải

Chư Phật thường hiện tiền

Hà khứ lai chi liễu dã.

DỊCH:

Tất cả pháp chẳng sanh

Tất cả pháp chẳng diệt

Nếu hay hiểu như thế

Chư Phật thường hiện tiền

Nào có đến đi ấy vậy.     [2]

Bảo Sát hỏi:

– Chỉ như khi chẳng sanh chẳng diệt là thế nào?

Ngài liền nhằm miệng Bảo Sát tát cho một cái, nói:

– Chớ nói mớ.

Nói xong, Ngài bèn nằm như sư tử lặng lẽ mà tịch, vào niên hiệu Hưng Long thứ mười sáu (1308), thọ năm mươi mốt tuổi.

Sinh năm 1258 và viên tịch năm 1308, Trần Nhân Tông sống chỉ nửa thế kỷ; nhưng dòng Thiền do ngài sáng lập bây giờ đã trở thành dòng Thiền lớn nhất ở Việt Nam, sau hơn bảy trăm năm phát triển. Đồng thời là một tác giả đa dạng, ngài đã để lại nhiều bài thơ Thiền và sách về giáo pháp nhà Phật, từ đó trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai.

Pháp Loa theo lời di chúc của Ngài làm lễ hỏa táng, lượm ngọc cốt có năm màu để vào bình. Vua Anh Tông cùng đình thần đem long giá rước ngọc cốt về tôn thờ nơi Đức Lăng và xây tháp ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, để hiệu là Huệ Quang Kim Tháp và dâng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật.

ĐỌC THỬ

Cư Trần Lạc Đạo Phú

HỘI THỨ NHẤT

***

Mình ngồi thành thị;

Nết dụng sơn lâm.

Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính;

Nửa ngày rồi tự tại thân tâm.

 

Tham ái nguồn dừng,

chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý;

Thị phi tiếng lặng,

được dầu nghe yến thốt oanh ngâm.

Chơi nước biếc, ẩn non xanh,

nhân gian có nhiều người đắc ý;

Biết đào hồng, hay liễu lục,

thiên hạ năng mấy chủ tri âm.

Nguyệt bạc vừng xanh,

soi mọi chỗ thiền hà lai láng;

Liễu mềm hoa tốt,

ngất quần sinh tuệ nhật sâm lâm.

Lo hoán cốt, ước phi thăng,

đan thần mới phục;

Nhắm trường sinh, về thượng giới,

thuốc thỏ còn đam.

Sách Dịch xem chơi,

yêu tính sáng yêu hơn châu báu;

Kinh nhàn đọc dấu,

trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim.

HỘI THỨ HAI

***

Biết vậy!

Miễn được lòng rồi;

Chẳng còn phép khác.

Gìn tính sáng tính mới hầu an;

Nén niềm vọng, niềm dừng chẳng thác.

 

Dứt trừ nhân ngã, thì ra tướng thực kim cương;

Dừng hết tham sân, mới lảu lòng màu viên giác.

 

Tịnh độ là lòng trong sạch,

chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương;

Di Đà là tính sáng soi,

mựa phải nhọc tìm về Cực lạc.

Xét thân tâm, rèn tính thức,

há rằng mong quả báo phô khoe;

Cầm giới hạnh, địch vô thường,

nào có sá cầu danh bán chác.

Ăn rau ăn trái,

nghiệp miệng chẳng hiềm thuở đắng cay;

Vận giấy vận sồi, thân căn có ngại chi đen bạc.

Nhược chỉn vui bề đạo đức,

nửa gian lều quý nữa thiên cung;

Dầu hay mến thuở nhân nghì,

ba phiến ngói yêu hơn lầu gác.

 

HỘI THỨ BA

***

Nếu mà cốc,

Tội ắt đã không.

Phép học lại thông.

Gìn tính sáng, mựa lạc tà đạo;

Thửa mình học, cho phải chính tông.

 

Chỉn Bụt là lòng, xá ướm hỏi đòi cơ Mã Tổ;

Vong tài đối sắc, ắt tìm cho phải thói Bàng công.

Áng tư tài, tính sáng chẳng tham,

há vì ở Cánh Diều Yên Tử;

Rần thanh sắc niềm dừng chẳng chuyển,

lọ chi ngồi am Sạn non Đông.

Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc

Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả đồ công.

Nguyền mong thân cận minh sư,

quả bồ đề một đêm mà chín;

Phúc gặp tình cờ tri thức,

hoa ưu đàm mấy kiếp đơm bông.

 

HỘI THỨ TƯ

***

Tin xem:

Miễn cốc một lòng;

Thì rồi mọi hoặc.

Chuyển tam độc mới chứng tam thân;

Đoạn lục căn, nên trừ lục tặc.

Tìm đường hoán cốt,

chỉn xá năng phục dược luyện đan;

Hỏi phép chân không,

hề chi lánh ngại thanh chấp sắc.

Biết chân như, tin bát nhã,

chớ còn tìm Phật tổ Tây Đông;

Chứng thực tướng, ngõ vô vi,

nào nhọc hỏi kinh Thiền Nam Bắc.

Xem Tam tạng giáo,

ắt học đòi Thiền uyển thanh quy;

Đốt ngũ phận hương,

chẳng tốn đến chiên đàn chiêm bặc.

Tích nhân nghì, tu đạo đức,

ai hay này chẳng Thích Ca;

Cầm giới hạnh, đoạn xan tham,

chỉn thực ấy là Di Lặc.

HỘI THỨ NĂM

***

Vậy mới hay!

Bụt ở cong nhà;

Chẳng phải tìm xa.

Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt;

Đến cốc hay chỉn Bụt là ta.

 

Thiền ngỏ năm câu, nằm nhãng cong quê Hà hữu;

Kinh xem ba biến, ngồi ngơi mái quốc Tân La.

Trong đạo nghĩa, khoáng cơ quan,

đà lọt lẫn trường kinh cửa tổ;

Lánh thị phi, ghê thanh sắc,

ngại chơi bời dặm liễu đường hoa.

Đức Bụt từ bi,

mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận;

Ơn Nghiêu khoáng cả,

lọt toàn thân phô việc đã tha.

Áo miễn chăn đầm ấm qua mùa,

hoặc chằm hoặc xể;

Cơm cùng cháo đói no đòi bữa,

dầu bạc dầu thoa.

Ngăn bát thức,

nén bát phong, càng đè càng bội;

Lẫy tam huyền,

nong tam yếu, một cất một ma.

Cầm vốn thiếu huyền,

xá đàn dấu xoang vô sinh khúc;

Địch chăng có lỗ,

cũng bấm chơi xướng thái bình ca.

Lẫy cội tìm cành,

còn khá tiếc Câu Chi trưởng lão;

Khuấy đầu chấp bóng,

ắt kham cười Diễn Nhã Đạt Đa.

Lọt quyền Kim cương,

há mặt hầu thông nên nóng

Nuốt bồng lật cức, nào tay phải xước tượng da.

HỘI THỨ SÁU

***

Thật thế!

Hãy xá vô tâm;

Tự nhiên hợp đạo.

Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm;

Đạt một lòng thì thông tổ giáo.

Nhận văn giải nghĩa,

rạc rài nên Thiền khách bơ vơ;

Chứng lý tri cơ, cứng cát phải nạp tăng khôn khéo.

Han hữu lậu, han vô lậu,

bảo cho hay: the lọt, duộc thưng;

Hỏi Đại thừa, hỏi Tiều thừa,

thưa thẳng tắt: lòi tiền, tơ gáo.

Nhận biết làu làu lòng vốn,

chẳng ngại bề thời tiết nhân duyên;

Dồi cho vặc vặc tính gương,

Vàng chửa hết quặng,

xá tua chín phen đúc chín phen rèn;

Lộc chẳng còn tham,

miễn được một thì chay một thì cháo.

Sạch giới lòng, dồi giới tướng,

nội ngoại nên Bồ tát trang nghiêm;

Ngay thờ chúa, thảo thờ cha,

đi đỗ mới trượng phu trung hiếu.

Tham thiền kén bạn,

nát thân mình mới khá hồi ân;

Học đạo thờ thầy,

lọt xương óc chưa thông của báo.

 

HỘI THỨ BẢY

***

Vậy mới hay.

Phép Bụt trọng thay;

Rèn mới cốc hay.

Vô minh hết bồ đề thêm sáng;

Phiền não rồi đạo đức càng say.

Xem phỏng lòng kinh,

lời Bụt thốt dễ cho thấy dấu;

Học đòi cơ tổ,

xá thiền không khôn chút biết nay (nơi).

Cùng căn bản, rửa trần duyên,

mựa để mấy hào ly đương mặt;

Ngã thắng chàng, viên tri kiến,

chớ cho còn họa trữ cong tay.

Buông lửa giác ngộ,

đốt hoại thảy rừng tà ngày trước;

Cầm kiếm trí tuệ,

quét cho không tính thức thuở nay.

Vâng ơn Thánh, xót mẹ cha, thờ thầy học đạo;

Mến đức Cồ, kiêng bùi ngọt, cầm giới ăn chay.

Cảm đức từ bi, để nhiều kiếp nguyền cho thân cận;

Đội ơn cứu độ, nát muôn thân thà chịu đắng cay.

Nghĩa hãy nhớ, đạo chẳng quên,

hương hoa cúng xem còn nên thảo;

Miệng rằng tin, lòng lại lỗi,

vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button