Chuyên ngành

Tôi Là Ai – Và Nếu Vậy Thì Bao Nhiêu?

toi la ai va neu vay thi bao nhieu sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK TÔI LÀ AI – VÀ NẾU VẬY THÌ BAO NHIÊU

Tác giả : Richard David Precht

Download sách TÔI LÀ AI – VÀ NẾU VẬY THÌ BAO NHIÊU full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :              PDF | PRC |EPUB

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Mình đã kết thúc cuốn sách này với niềm hân hoan tột độ. Một cuốn sách dẫn nhập về triết hết sức gần gũi. Không phải loại triết trên giảng đường ĐH. Hay đến nỗi không dám đọc một lèo, mà phải nhấm nháp từng chút một.

Hay ngay từ cái tên “Tôi là ai” với bất kỳ ai đang sống trên cuộc đời này muốn quay trở lại đặt một câu hỏi bản thể luận rằng, tôi là ai ? Tôi có phải như René Descartes đã xác định bằng câu nói “Tôi tư duy thì tôi tồn tại không”. Liệu cái bản ngã nó nằm ở đâu trong tôi, có thực là có cái tôi đấy không, hay là tôi chỉ là một phức hợp sinh điện hóa của hữu cơ các nguyên tử. Và nếu có thực nó nằm đâu trong con người tôi. Tại sao tôi có thể vừa ăn vừa xem tivi mà không cần phải chú ý đến hành động nghiền thức ăn của răng, vô thức đã hoạt động hiệu quả và biến những trải nghiệm ý thức của tôi vào trong não và qua những giấc mơ thế nào.

Đọc cuốn sách mà không thấy sót một triết gia nào, từ đại thụ Socrate, Aristole, Platon cho đến Hegel, I.Kant và hàng chục nhà sinh học, phân tâm, tâm lý, vật lý học khác cũng quay lại ngồi cùng với tác giả đặt lại câu hỏi “Tôi là ai”.

Đọc rồi bạn sẽ hiểu vì sao có những cuốn sách, chỉ bạn đọc bạn thấy nó hay vô cùng, nhưng người khác không thấy được như bạn, tại sao lại có nhiều hướng nhận xét khác nhau trong trang này về cuốn sách như vậy. và Nếu như bạn chưa thể cảm nhận được nó, cũng đừng vội bỏ xó, hãy tiếp tục trải nghiệm rồi lật giở cuốn sách về những chính những gì bạn vừa trải qua, rồi đọc xem có thú vị hay không. Thực sự kinh ngạc và sung sướng vô cùng.

Con người đến lúc nào đó, cũng phải đặt lại một câu hỏi về bản thân mình. Đó là hành động khắc khoải, tìm lại chính mình, tìm lại được bản thân. Đó là hành động phản tỉnh của một loài động vật có ý thức, tự truy vấn lại gốc gác xa xưa, như một đứa con xa tìm về quê mẹ mà hành trang chẳng cần gì nhiều ngoài một cuốn sách như thế này.

Trích dẫn sách :

Dẫn Nhập

Naxos là hòn lớn nhất trong quần đảo Kykladen nơi vùng biển Ägais thuộc Hi-lạp. Giữa đảo vươn lên dãy núi Zas, cao tới ngàn mét cách mặt biển; xa xa dê và cừu đang gặm cỏ non thơm; đó đây trải dài những vườn nho và những luống rau. Trong thập niên 1980, Naxos nổi tiếng với đoạn bờ biển dài mấy cây số tuyệt vời ở Agia Ana. Nơi đây thoảng hoặc một vài du khách tới cắm lều tránh nắng và nằm dài lim dim dưới những bụi tre. Mùa hè 1985 có hai thanh niên vừa 20 tuổi cũng tới đây. Một anh tên là Jürgen đến từ Düsseldorf và anh kia là tôi. Chúng tôi mới quen nhau cách đây mấy ngày khi vừa tới đây. Chúng tôi nằm dưới một mỏm đá bàn cãi nhau về một cuốn sách của tôi mang theo, lấy từ thư viện của cha tôi. Cuốn sách loại bỏ túi đã bạc màu vì nắng, ngoài bìa có in hình một đền thờ hi-lạp và hai người đàn ông ăn bận theo kiểu hi-lạp ngày xưa. Cuốn sách của Platon viết về những lời đối thoại của Socrates.

Không khí bàn cãi say sưa giữa hai chúng tôi dịp đó đã để lại trong tôi một dấu ấn không thể nào phai. Chiều tối, ngồi uống rượu, ăn phô-ma và dưa hấu, hai đứa ngồi tách xa khỏi đám đông, tiếp tục trao đổi những suy nghĩ non nớt của mình. Chúng tôi thảo luận đặc biệt về bài phát biểu của Socrates, những lời mà theo Platon, Socrates đã nói ra, khi người ta kết án ông tội đầu độc tuổi trẻ.

Những lời lẽ của Socrates này đã khiến tôi một thời gian dài chẳng còn sợ cái chết, một đề tài vốn làm tôi rất bất an. Còn Jürgen xem ra chẳng động tâm gì lắm về những lời của vị triết gia.

Tôi thích khuôn mặt của Jürgen. Từ đó tới nay, chúng tôi chẳng còn gặp lại nhau. Nếu giờ đây gặp lại trên đường, hẳn tôi sẽ chẳng còn nhận ra anh. Tôi từ đó cũng chẳng còn quay trở lại bãi biển Agia Ana, nhưng theo nhiều nguồn tin đáng cậy, bờ biển đó giờ đây đã trở thành một thiên đường du lịch với đầy khách sạn, hàng rào chắn, dù che nắng và hàng hàng lớp lới những ghế nằm tắm nằng phải trả tiền. Nhưng những đoạn văn dài trong bài biện hộ của Socrates thì vẫn nằm như in trong trí nhớ của tôi; chúng có lẽ sẽ theo tôi vào viện dưỡng lão luôn. để xem những lời đó có còn tiếp tục trấn an tôi lúc về già không.

Thú say mê triết học từ ngày ở Agia Ana không còn rời tôi nữa. Sau khi rời Naxos, thoạt tiên tôi phải miễn cưỡng đi dân dịch một thời gian. Lúc đó đúng là thời gian có nhiều chuyện liên quan tới đạo đức, là thời điểm Liên Phòng Minh Ước đại Tây Dương (Nato) quyết định dựng hoả tiễn nguyên tử trên đất đức, phong trào hoà bình nổi lên rầm rộ, thêm vào đó là những dự phóng phiêu lưu của Hoa-kì về một cuộc chiến tranh nguyên tử có thể xẩy ra tại Âu châu, chuyện mà ngày nay nghĩ lại ai cũng phải lắc đầu. Thời gian dân dịch giúp việc cho một giáo xứ hẳn chẳng phải là cơ hội giúp tôi có được những suy tư táo bạo; từ ngày nhìn được Tin lành từ bên trong, tôi đâm ra thích Công giáo hơn. Bên cạnh những chuyện đó, tôi cứ băn khoăn làm sao có được một cuộc sống đúng đắn và làm sao tìm ra được lời giải thuyết phục cho những câu hỏi lớn của cuộc đời. Và tôi quyết định học Triết.

Nhưng việc học ở Köln khởi đầu là một thất vọng. Cho tới lúc đó, tôi cứ nghĩ các triết gia là những bậc vị vọng với cuộc sống lôi cuốn, hành động của họ luôn đi đôi với những suy tư triệt để của họ. Tôi nghĩ đến những nhân vật mê hoặc như Theodor W. Adorno, Ernst Bloch hay Jean Paul Sartre. Nhưng viễn ảnh về một sự nhất thống giữa tư tưởng táo bạo và cuộc sống liều lĩnh đã sớm tiêu tan, khi tôi nhìn thấy các ông thầy của tôi: những cụ già buồn chán trong những bộ âu phục màu xanh hoặc xám vốn thường thấy nơi các ông tài xế xe bút. Tôi nghĩ tới thi sĩ Robert Musil, người đã tỏ ra kinh ngạc, khi nhìn thấy các ông kĩ sư tân thời và tiến bộ trong thời quân chủ: một mặt họ là những người phát minh ra những phương tiện làm chủ bầu trời, biển cả và trên bộ, trong khi đó họ lại mang những bộ ria mép quăn tít, bận những bộ tây phục với đồng hồ quả quýt thật lạc hậu. Và xem ra nơi các thầy triết ở Köln cũng không có sự đi đôi giữa tự do suy tư và cuộc sống của họ. Dù vậy, cuối cùng tôi đã học được lối tư duy triết học từ một vị trong số đó. Ông đã dạy tôi phải luôn biết đặt câu hỏi „tại sao“ và đừng bao giờ hài lòng với một câu trả lời quá sớm. Và ông nhắc nhở tôi, phải làm sao cho các công đoạn suy tư và những lí luận của mình luôn ăn khớp với nhau, để sao cho các bước suy tư phải thật chặt chẽ, lập luận này dựa trên lập luận kia tiến tới.

Tôi đã trải qua những năm tháng đại học tuyệt vời. Trong đầu tôi chỉ còn đọng lại một chuỗi nào là những trang sách lôi cuốn, những buổi nấu ăn bất chợt, những cuộc bàn luận khi ăn mì sợi, những cuộc đấu khẩu trong giờ lớp và những luận bàn không dứt trong phòng ăn đại học về những trang sách triết học: chúng tôi bàn về khả năng nhận thức và lầm lẫn, về cuộc sống đúng đắn, về những trận túc cầu và dĩ nhiên cả về chuyện – như Loriot đã nói – trai gái khắc nhau. Triết học không phải là môn ta có thể học hết được, đó là nét đẹp của Triết. Nói đúng hơn, nó chưa bao giờ là một môn học. Lẽ ra cần phải tiếp tục ngồi lại nơi đại học. Nhưng, như đã nói, tôi thấy lối sống của mấy ông thầy của tôi chẳng có chút lôi cuốn nào. Lại nữa, tôi thấy lối dạy Triết ở đại học chẳng có hiệu quả. Các luận văn và sách triết chỉ có đồng nghiệp đọc, và họ đọc thường là để cự nự nhau mà thôi. Cả các buổi hội luận và nghị hội cho các sinh viên tiến sĩ, mà tôi tham dự, cũng làm tôi hoàn toàn thất vọng về thiện chí trao đổi của các tham dự viên.

Chỉ có các câu hỏi và những cuốn sách là tiếp tục theo tôi suốt cuộc đời. Cách đây một năm, tôi chợt nhận ra có rất ít sách nhập môn tương đối xem được về triết học. Dĩ nhiên có nhiều cuốn sắc sảo chỉ ra những ngõ ngách lắt léo của tư duy, nhưng tôi không muốn nói tới loại này. Tôi cũng không muốn nói tới những cuốn sách hay và hữu ích viết về một số triết gia và ảnh hưởng của họ hoặc của triết thuyết của họ. Tôi thấy vắng bóng những cuốn bàn cách có hệ thống về những câu hỏi lớn và bao quát. Những cuốn được xem là loại nhập môn có hệ thống, thì thường mang nội dung kê ra một chuỗi những dòng suy tư – hay những triết thuyết – tiếp nối nhau. Theo tôi, lối trình bày của những cuốn này thường quá nặng tính cách lịch sử, quá cồng kềnh và khô khan.

Sở dĩ phải viết khó nuốt như thế là vì đại học thiếu yểm trợ cho những thể cách riêng tư. Lối giáo dục đại học vẫn còn đặt nặng việc trả bài chính xác hơn là khuyến khích sự sáng tạo đầu óc nơi sinh viên. điều khó chịu nhất là coi Triết như một „môn học“ với những biên giới giả tạo của nó. Trong lúc các giáo sư của tôi đang dùng lí thuyết của Kant và của Hegel để giảng giải về Í thức con người, thì các đồng nghiệp của họ ở phân khoa I, cách đó tám trăm mét, lại đang tìm câu trả lời qua các thí nghiệm phong phú trên các bệnh nhân bị tổn thương sọ não. Tám trăm mét ở đại học là một khoảng cách xa lắm. Là vì các vị giáo sư sống trên hai hành tinh hoàn toàn khác nhau, họ không biết ngay cả tên nhau.

Các kiến thức tâm lí, triết học và sinh học thần kinh về Í thức có chống nhau không hay lại bổ túc cho nhau? Có cái „Tôi“ không? Cảm giác là gì? Kí ức là gì? Những câu hỏi hấp dẫn này – cho tới nay – hầu như vẫn chẳng thấy xuất hiện ở đâu trong học trình lớp triết cả.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button