Chuyên ngành

Thôi miên nhìn từ góc độ tâm lý học

Thoi mien nhin tu goc do tam ly hoc - Ly Ung1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC

Tác giả : Lý Ưng

Download sách Thôi miên nhìn từ góc độ tâm lý học full ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Thôi miên”, còn gọi là “Thôi hồn đại pháp”, là phương pháp khống chế hành vi, tâm lý… của con người. Trong thời cổ đại, con người cho rằng “linh hồn”, “tâm” là thế lực điều phối hành vi, tâm lý của mình, họ chưa biết rằng trung tâm điều phối ấy chính là đại não, vì thế họ gọi hiện tượng khống chế hành vi, tâm lý của một người lên người khác là “thôi hồn”, là “thôi miên”. Mấy ngàn năm nay, “Thôi miên thuật” tồn tại trong nhân gian bằng diện mạo thần bí, con người biết đến nó phần lớn là thông qua tiểu thuyết, phim ảnh; nó được dùng để trang bị cho những nhân vật bàng môn tả đạo, thần bí, ma quái, vô hình; mang đến cho mọi người cảm giác hoang mang, sợ hãi, cuối cùng bị xem như một loại “yêu thuật”. Chúng tôi cho rằng đã đến lúc nhìn “Thôi miên thuật” trên lập trường của khoa học hiện đại, trả về cho nó những giá trị vốn có.

Lịch sử ứng dụng thuật thôi miên khá dài lâu, vốn có từ thời đại nguyên thuỷ. Nó có mối liên quan mật thiết với tôn giáo, chính trị và y học. Trong thời đại khoa học ngày nay, phạm vi sử dụng của nó ngày càng rộng rãi hơn. Nó chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong tâm lý học cổ kim. Không ít các nhà khoa học trên thế giới đã dày công nghiên cứu thuật thôi miên từ nhiều góc độ khác nhau. Họ sớm khẳng định tính khoa học và giá trị ứng dụng của thuật thôi miên vào y học trị liệu và đời sống hàng ngày, có thể nói “thần mật” của thuật thôi miên đã bị con người khám phá!

Các bộ tiểu thuyết võ hiệp hiện đại thường có những cảnh thế này: Một đại hiệp sĩ đang đánh nhau với yêu quái đã sắp thắng, nhưng yêu quái bỗng lấy ra quả cầu bằng thuỷ tinh chiếu vào mắt hiệp sĩ, hiệp sĩ bị bất ngờ đánh mất tập trung trong giây lát. Chỉ chờ có vậy, yêu quái lập tức niệm chú, hiệp sĩ bị chú thuật ấy thôi miên, bị khống chế.

Vậy thuật thôi miên có thật giống như thế không?

Người nắm được thuật thôi miên có thể khống chế được người khác không?

Chúng ta có nên học thuật thôi miên không?

Muốn trả lời cho các câu hỏi này, chúng ta phải tìm hiểu thế nào là thuật thôi miên. Trong quyển sách này chúng tôi sẽ giải thích thuật thôi miên từ khi ra đời, quá trình phát triển và giá trị tồn tại của nó trong thời đại cổ xưa cũng như thời hiện đại.

Người đọc có thể sẽ hỏi:

– Tôi có thể học thuật thôi miên không?

Chúng tôi khẳng định rằng có thể.

“Nhiếp tâm” là chỉ sự khống chế tâm lý người khác. “Nhiếp tâm thuật” là chỉ cho các phương pháp thôi miên. Từ xưa đến nay người ta dùng thuật thôi miên vào nhiều mục đích khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn là thao túng thân tâm của người khác.

Nói theo nghĩa rộng, từ ngày có nhân loại là đã có thuật thôi miên. Thời cổ đại đã có hai pháp môn thuật thôi miên, đó là chúc do thuật và thuật thôi miên. Ở Trung Quốc, chúc do thuật là một phương pháp thôi miên được sử dụng rộng rãi trong việc trị bệnh. Điều này còn được ghi chép lại trong bộ sách y học nổi tiếng của Trung Quốc là “Hoàng Đế Nội kinh”.

Ở các nước Âu, Mỹ, phương pháp thôi miên thường được gọi là “thuật thôi miên”. Phạm vi ứng dụng của thuật thôi miên cũng vô cùng rộng lớn, nhưng được dùng nhiều nhất là trong tâm lý trị liệu. Đến thế kỷ XIX, thuật thôi miên được gọi chung là “vu thuật”. Có học giả còn cho rằng thuật thôi miên là kỹ thuật thôi miên của người cổ đại, được các dân tộc thiểu số gìn giữ và lưu truyền ra thế giới bên ngoài.

Trong thời cổ đại, chính trị, y học, nông nghiệp v.v… đều liên quan mật thiết đến tôn giáo. Điều này chính là điểm hấp dẫn các nhà nghiên cứu hiện đại. Tại sao tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn như vậy?

Muốn hiểu được điều này chúng ta hãy thử xem một vài hoạt động mê tín ở một số địa phương Trung Quốc.

Đây là hoạt động mê tín của một số dân tộc thiểu số vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Quế Châu…

Khi gia đình có người chết, người ta lập tức mời vu sư đến cúng tế. Phục trang của vu sư như thần như quỷ, hết sức dị thường. Vu sư mang theo các đồ đệ, ngồi xung quanh linh cữu của người chết niệm thần chú, gõ thanh la, đốt hương, đốt giấy tiền, vàng bạc, v.v… lúc khoảng 10 giờ đêm. Những người xun quanh nhìn, nghe… cũng dường như đều bị hút hồn theo. Đột nhiên trong các đồ đệ của vu sư có người ngã ra bất tỉnh nhưng hai mắt vẫn mở trừng trừng. Có người thì ngậm miệng không nói, có người thì nói năng lung tung, có người lại tự xưng là Thiên cẩu tinh, Thái Bạch kim tinh v.v…

Hoặc nếu không xưng thì vu sư đến trước mặt người đồ đệ ấy hỏi:

– Ngươi là ai?

– Tôi là Diệu Đạo Chân Quân!

– Ngươi đến đây làm gì? Ai bảo ngươi đến? Biết ngài là người tâm thành, kính đạo nên Ngọc Đế sai tôi đến.

– Ta niệm một biến chú hiện hình, xin Chân Quân người hãy hiển linh giải tai giải nạn cho nơi này!

Kế đến vu sư đọc chú, đánh thanh la v.v…

Lúc ấy khoảng 12 giờ đêm. Nghe nói đây là thời gian thần linh linh hiển nhất.

Đọc xong chú, vu sư lại hỏi:

– Người cha bệnh qua đời, con hiếu lo tang sự. Xin hỏi, con cái có thiếu sót gì không?

– Mùng 8 tháng trước, vốn là ngày không được sát sánh, nhưng chúng nó đã cắt cổ một con gà nên đã phạm “huyết quang tinh”. Thần linh bẩm cáo với Ngọc Đế, Ngọc Đế hạ lệnh trị tội. Cha các ngươi vốn có thể sống thêm một năm nữa nhưng vì tội này mà phải chết.

Cũng có khi linh hồn của người cha nhập vào thân của một trong những người thân trong gia đình. Rồi những đứa con thi nhau hỏi cha mình lúc sống đã làm những gì, còn tài sản cất giấu ở nơi nào không v.v…

Đấy có phải quá thần bí không?

Nếu hiểu thực chất của thuật thôi miên thì không khó giải thích các hiện tượng này.

Đầu tiên, khi người thân đã quá mệt mỏi vì tang chế, phải quỳ suốt đêm, lại nghe tiếng thần chú, tiếng thanh la.. tất cả đều bị nhiếp hồn vào cảnh giới của âm thanh huyền bí, của khói hương mờ ảo, người mạnh khỏe thế nào cũng cảm thấy thần trí mơ hồ. Đúng lúc ấy họ bị vu sư thôi miên, đi vào trạng thái thôi miên. Thế là mọi người cứ cho đó là hồn nhập thân.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button