Chuyên ngành

Thiền Đạo

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Thiền Đạo ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Suốt hai mươi năm qua, mối lưu tâm dành cho Phật giáo Thiền đặc biệt gia tăng. Từ sau Thế chiến II, sự lưu tâm này tăng cao đến mức dường như nó đang trở thành một sức mạnh đáng kể trong giới trí thức và nghệ sĩ phương Tây. Điều này hiển nhiên liên quan đến sự hào hứng chung đối với nền văn hóa Nhật Bản – một trong những kết quả tích cực của cuộc chiến tranh vừa qua – nhưng đó có thể chẳng là gì hơn một trào lưu thời thượng thoáng qua. Lý do sâu xa hơn của sự lưu tâm này là thế giới quan Thiền rất gần gũi với đường biên đang dãn rộng của tư tưởng phương Tây.

Bất chấp những khía cạnh hủy hoại và đáng báo động hơn của nền văn minh phương Tây, chúng ta hẳn vẫn nhận ra thực tế rằng ngay thời điểm này, nó đang ở vào một trong những thời kỳ sáng tạo nhất. Trong một số lĩnh vực mới của khoa học phương Tây, như tâm lý học và tâm lý trị liệu, luận lý và triết học về khoa học, ngữ nghĩa học và lý thuyết truyền thông, đang xuất hiện những tư tưởng và nội kiến đặc biệt hấp dẫn. Có thể một số trong những thành tựu phát triển này chịu ảnh hưởng của triết học Á Đông, nhưng nhìn chung, tôi nghiêng về cảm giác rằng đây chủ yếu là sự phát triển song song mang nhiều tương đồng hơn là do ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, chúng ta đang dần nhận thức được sự tương đồng ấy, và điều này hứa hẹn những trao đổi quan kiến hẳn vô cùng hấp dẫn.

Ở thế kỷ này, tư tưởng phương Tây đã thay đổi nhanh đến nỗi chúng ta rơi vào trạng thái khá bối rối. Không chỉ có những lệch pha nghiêm trọng về giao tiếp giữa giới trí thức và quần chúng, mà chiều hướng tư duy và chính chiều hướng lịch sử của chúng ta đã làm xói mòn nghiêm trọng những mặc định theo lẽ thường, vốn là cội rễ của các quy ước và thể chế xã hội. Những khái niệm quen thuộc về không gian, thời gian và vận động, về tự nhiên và quy luật tự nhiên, về lịch sử và biến đổi xã hội, và về chính nhân cách con người đã mất dần; chúng ta thấy mình trôi dạt vô định trong một vũ trụ ngày càng giống nguyên lý “Đại Không” của Phật giáo. Những truyền thống minh triết khác nhau của phương Tây, dù là tôn giáo, triết học hay khoa học, cũng không cung cấp nhiều chỉ dẫn về nghệ thuật sống trong một vũ trụ như vậy, và chúng ta đứng trước viễn cảnh phải tự mở con đường của mình trong một đại dương mông lung khá đáng sợ của tính tương đối. Chúng ta thường quen với những gì tuyệt đối, với những nguyên lý và quy luật chính xác mà mình có thể nắm lấy để được an toàn về tâm lý và tinh thần.

Theo tôi, đây là lý do tại sao lại có nhiều lưu tâm đến vậy đối với một lối sống hữu ích về văn hóa khiến qua suốt một thiên niên kỷ rưỡi người ta cảm thấy hoàn toàn an nhiên trong cái “Không”, và không những không cảm thấy sợ cái “Không” ấy, mà còn an lạc tích cực. Nói theo ngôn ngữ đặc thù của Thiền thì Thiền luôn là:

Trên không miếng ngói che,

Dưới không đất cắm dùi.(1)

Loại ngôn ngữ này hẳn không quá xa lạ với chúng ta, một khi chúng ta thực sự sẵn sàng chấp nhận ý nghĩa của “con chồn có hang, chim trời có tổ; nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu”(2).

Nhìn chung, tôi không ủng hộ “nhập khẩu” Thiền từ Viễn Đông, vì Thiền gắn kết sâu sắc với các định chế văn hóa khá xa lạ với chúng ta. Nhưng rõ ràng Thiền có những thứ chúng ta có thể học hỏi, hay loại trừ, và áp dụng theo cách riêng của mình. Giá trị đặc biệt của Thiền là nó có cách tự biểu đạt dễ hiểu – hoặc có thể gây bối rối – cho giới học thức cũng như người bình thường, cung cấp những khả năng truyền đạt mà chúng ta chưa từng trải nghiệm. Thiền có tính trực tiếp, nên thơ và hài hước, một cảm giác vừa đẹp đẽ vừa vô nghĩa, do vậy vừa gây bực tức vừa làm say mê. Và trên hết, Thiền có một khả năng lột trần tâm trí người ta, khiến những vấn đề dường như bức bách nhất của con người tan rã vào những câu hỏi như “Vì sao là một con chuột khi nó xoay?”(3) Ở cốt lõi của Thiền là lòng từ bi mãnh liệt nhưng hoàn toàn không ủy mị đối với chúng sinh đang đau khổ và rã rượi vì chính những nỗ lực tự cứu mình của họ.

Sách về Thiền có nhiều cuốn rất hay, mặc dù một số cuốn hay nhất hiện không còn nữa hoặc khó kiếm. Nhưng, cho đến nay chưa ai – kể cả giáo sư Suzuki – từng trình bày vấn đề này một cách toàn diện, đầy đủ nền tảng lịch sử và mối liên hệ của Thiền với lối tư duy Trung Hoa và Ấn Độ. Ba tập Thiền luận (Essays in Zen Buddhism) của Suzuki là một tập hợp thiếu hệ thống các bài viết mang tính hàn lâm về những bình diện khác nhau của đề tài, cực kỳ hữu ích cho môn sinh cấp cao, nhưng lại trở ngại cho người đọc thông thường không am hiểu các nguyên lý chung. Cuốn Phật giáo Thiền nhập môn (Introduction to Zen Buddhism) khá lý thú của ông thì có tính chuyên sâu và khá hẹp. Sách bỏ sót những chi tiết cốt lõi về mối liên hệ của Thiền với Đạo giáo Trung Hoa và Phật giáo Ấn Độ, và hơi thần bí quá mức ở một số mặt. Những tác phẩm khác của ông nghiên cứu các khía cạnh đặc thù của Thiền, tất cả đều thiếu trình bày về bối cảnh chung và hoàn cảnh lịch sử.

Thiền trong văn học Anh ngữ và cổ thư phương Đông (Zen in English Literature and Oriental Classics) của R. H. Blyth là một trong những cuốn sách nhập môn tốt nhất hiện nay, nhưng chỉ được phát hành tại Nhật Bản, và cũng lại thiếu các thông tin căn bản về Thiền. Là một loạt những quan sát tản mạn và nặng về cảm nhận, cuốn sách không chủ ý trình bày chủ đề một cách có trình tự. Cuốn Tinh thần Thiền (Spirit of Zen) của tôi chỉ là phổ biến các tác phẩm trước đây của Suzuki, và ngoài việc thiếu tính học thuật, ở một số phương diện nó còn lỗi thời và gây lầm lẫn, mặc dù có thể có giá trị vì giản dị và dễ hiểu. Cuốn Phật giáo Thiền (Zen Buddhism) của Christmas Humphreys, chỉ được ấn hành ở Anh, cũng làm công việc phổ biến sách của Suzuki, và một lần nữa, chưa thực sự bắt đầu đặt Thiền vào bối cảnh văn hóa của nó. Sách viết sáng sủa mạch lạc, nhưng tác giả phát hiện ra những tương đồng giữa Phật giáo và thuyết Thần trí mà tôi thấy rất đáng nghi ngờ. Những nghiên cứu khác về Thiền của các tác giả phương Tây lẫn châu Á thì hoặc quá chuyên sâu, hoặc chỉ nhân tiện (à propos) nói về Thiền khi bàn về thứ gì đó khác như tâm lý học, nghệ thuật, hoặc lịch sử văn hóa.

Vậy nên, do thiếu những trình bày căn bản, có thứ lớp và toàn diện về đề tài này, không có gì lạ khi ấn tượng của người phương Tây về Thiền đều phần nào mù mờ, cho dù nó đã khơi gợi được nơi họ nhiệt tình và hứng thú. Cho nên, vấn đề là phải viết một cuốn sách như thế nào – và đây là điều tôi đã cố làm, vì dường như không có ai hiểu về đề tài này hơn tôi lại muốn viết nó hoặc có khả năng viết nó. Tôi cho rằng, lý tưởng là tác phẩm ấy được viết bởi một thiền sư đã thực chứng và được ấn chứng. Nhưng hiện tại chưa có vị nào như thế đủ tinh thông Anh ngữ. Chưa kể, khi người ta lên tiếng từ bên trong một truyền thống, đặc biệt từ trong hệ thống thứ bậc thiết chế của truyền thống ấy, thì luôn dễ thiếu một nhãn quan chung nhất định, và không thể có cái nhìn của người ở bên ngoài. Lại nữa, một trong những trở ngại lớn nhất cho việc truyền đạt giữa các thiền sư Nhật Bản và người phương Tây là sự mù mờ về những khác biệt trong các tiền đề văn hóa căn bản. Cả hai bên đều đã bị “gò chặt vào những khuôn mẫu riêng” đến mức không nhận ra những hạn chế trong cách thức giao tiếp của họ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button