Tam Tạng Pháp Số
1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK
Tác giả : Thích Nhất Như
Download sách Tam Tạng Pháp Số ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
Danh mục : Tâm Linh – Tôn Giáo
2. DOWNLOAD
Download ebook
File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.
Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.
Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách
3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH]
LỜI NGƯỜI DỊCH
VỀ ĐẠI MINH TAM TẠNG PHÁP SỐ
Thời Minh ở Trung Quốc là thời kì cực thịnh của việc dùng từ Pháp Số làm tên sách, trong đó, pháp sư Hành Thâm 行深法師 là người đầu tiên biên soạn sách lấy tên Pháp Số, thành sách vào năm 1387. Ban đầu đặt tên là Chư Thừa Pháp Số 諸乗法數, do sách này lấy kinh điển, giáo nghĩa tông phái Hiền Thủ 賢首宗 làm ngữ liệu chính trong quá trình biên soạn nên thường được gọi với tên Hiền Thủ Pháp Số 賢首法數, có hơn 2100 mục từ. Khoảng 25 năm sau, tức năm 1419, pháp sư Nhất Như 一如法師 cùng các vị cao tăng khác phụng theo chiếu chỉ hoàng đế Vĩnh Lạc 永樂皇帝 biên soạn bộ Tam Tạng Pháp Số 三藏法數, thành sách vào quãng năm 1424, do sách này lấy ba kho tàng Kinh, Luật, Luận làm ngữ liệu trong quá trình biên soạn nên thường được gọi là Tam Tạng Pháp Số, có 1555 mục từ. Năm năm sau, tức vào quãng niên hiệu Tuyên Đức 宣德, pháp sư Viên Tĩnh 圓瀞 法師 soạn bộ Giáo Thừa Pháp Số 教乘法數, sách này chủ yếu lấy kinh điển, giáo nghĩa tông Thiên Thai 天臺宗 làm căn cứ, có gần 3200 mục từ. Sau cùng, pháp sư Tịch Chiếu 寂照 dựa vào quy cách của bộ Pháp Số của pháp sư Nhất Như soạn bộ Đại Tạng Pháp Số 大藏法 數, gần 4700 mục từ.
Xét về mặt thời gian, bộ Tam Tạng Pháp Số do pháp sư Nhất Như chủ biên được xếp vị trí thứ hai, xét về số lượng đây là bộ Pháp Số có mục từ ít nhất. Tuy nhiên, xét về số lượng thuật ngữ Phật học được giải thích cụ thể thì sách này lại nhiều nhất, tổng cộng có hơn 10.000 từ. Xét về quy tắc biên soạn, về tính rõ ràng chuẩn xác thì bộ Tam Tạng Pháp Số ưu việt hơn hẳn, thậm chí pháp sư Tịch Chiếu còn xem đây là mẫu mực để soạn bộ Đại Tạng Pháp Số của mình. Đặc điểm chung của các bộ sách Pháp Số là đều nói rõ xuất xứ của mỗi mục từ được nêu, đây được xem là tính ưu việt chung của sách nghiên cứu Phật học thời bấy giờ. Tuy nhiên, hai bộ của pháp sư Hành Thâm và Viên Tĩnh thì quá đơn giản, vắn tắt đến nỗi các nhà Phật học nhận xét là “sơ lậu 疏漏” do đơn giản quá mức đến nỗi bỏ sót nhiều chỗ, tất cả các mục từ chỉ nêu tên mà không giải thích nghĩa cụ thể. Ngược lại, bộ Pháp Số của pháp sư Tịch Chiếu thì cách giải thích từ quá cặn kẽ đến mức rườm rà, phức tạp, khó hiểu. Bộ Pháp Số của pháp sư Nhất Như đã tránh được hai điểm thiếu sót vừa nêu, tính ưu việt đó thể hiện qua mấy điểm sau:
1. Mỗi mục từ đều được giải thích cụ thể theo cách “dĩ kinh chứng kinh” tức lấy kinh điển làm căn cứ giải thích kinh điển.
2. Phân biệt rõ ràng những thuật ngữ đồng âm nhưng dị nghĩa theo quan điểm khác nhau của các tông phái khác nhau trong đạo Phật.
3. Chú thích rõ ràng toàn bộ các từ dịch âm gốc Phạn.
4. Chú thích rõ tất cả những từ ngữ dễ bị hiểu nhầm trong các mục từ, nếu có.
5. Nêu dẫn chứng cụ thể, chính xác theo mạch ý nghĩa của từ đặt trong nguồn được trích dẫn.
Đây chính là nguyên nhân khiến bộ Pháp Số do nhóm pháp sư Nhất Như biên soạn là bộ duy nhất được đưa vào đại tạng kinh điển Phật giáo như Vĩnh Lạc Bắc tạng 永樂北藏, Tần Già tạng 頻伽 藏, Càn Long tạng 乾隆藏 … đồng thời đây cũng là bộ Pháp Số duy nhất mang tên đại diện cho thời vàng son của các bộ Pháp Số mà người đời trân trọng đặt cho là Đại Minh Tam Tạng Pháp Số.
Từ Pháp Số do hai thành tố là: từ ngữ chuyên dụng chỉ giáo lí Phật giáo (Pháp) và số từ làm biên mục (Số) kết hợp lại mà thành; do không thiên về một tông phái nào trong Phật giáo như các bộ Pháp Số khác, các mục từ trong sách này đã căn cứ vào hơn 270 bộ Kinh, Luật, Luận trong Tam Tạng kinh điển làm nguồn ngữ liệu, do vậy được gọi là Tam Tạng; trong các bộ pháp số thời Minh, đây là bộ sách thích nghĩa súc tích, dễ hiểu và có nhiều điểm ưu việt nhất trong các sách cùng loại, xứng đáng là bộ mang tính tiêu biểu của Pháp Số thời Minh, do vậy gọi là Đại Minh; kết hợp ba điều vừa nêu thành nhan đề của sách là Đại Minh Tam Tạng Pháp Số vậy. Từ ngữ chỉ giáo pháp trong sách được biên mục theo thứ tự từ nhất đến bát vạn tứ thiên cụ thể là từ nhất tâmđến bát vạn tứ thiên pháp môn, tổng cộng có 50 quyển. Đầu tiên sách này được Thượng Hải Y Thư Cục 上海 醫書局 in riêng thành sách và phát hành vào năm 1923, trong đó Đinh Phúc Bảo 丁福寶 là người chịu trách nhiệm trùng giảo, Hoàng Trung 黃忠 soạn mục thông kiểm tức soạn phần về các tra cứu. Trong lần in này, Đinh Phúc Bảo đã không in phần bài tựa đầu sách của nhóm soạn giả mà thay vào đó ông thêm vào bài tựa trùng khắc và lời bạt.
VỀ SOẠN GIẢ NHẤT NHƯ
Pháp sư Thích Nhất Như 釋一如, người Cối Kê 會稽, trú trì chùa Thiên Trúc Giảng thượng 上天 竺講寺, do ba chùa cùng tên, cùng núi nên đặt chùa Thiên Trúc Giảng thượng, chùa Thiên Trúc Giảng trung và chùa Thiên Trúc Giảng hạ, Hàng Châu 杭州 nay là phố Hàng Châu, Triết Giang, Trung Quốc. Theo sách Thích Giám Kê Cổ Lược Tục Tập 釋鑑稽古略續集 của tỉ khâu Đại Văn Huyễn Luân 大聞 幻輪 và sách Hàng Châu Thượng Thiên Trúc Giảng Tự Chí 杭州上天竺講寺志 của Thích Quảng Tân 釋廣賓 ghi thì vào năm 1419 có tám vị pháp sư, trong đó có Nhất Như, Thiện Thế… phụng chiếu vua Vĩnh Lạc giảo khám Đại tạng, đối chiếu bản cũ mới để hoàn thành bộ Vĩnh Lạc Bắc tạng. Thích Giám Kê Cổ Lược Tục Tập, cuốn 2 ghi “ngày mùng 3 tháng 3, ban mệnh cho tám người như Đạo Thành, Nhất Như giảo khám tạng kinh, đối chiếu mới cũ, tụ tăng ghi chép” 三 月初三,命道成一如等八人,校勘藏经。新舊比對。聚僧寫錄 Tam nguyệt sơ tam, mệnh Đạo Thành, Nhất Như đẳng bát nhân, giảo khám tạng kinh, tân cựu tỉ đối, tụ tăng tả lục. Đoạn nói về sách Pháp Số ghi rằng “cuốn Đại Minh Pháp Số, pháp sư Nhất Như, phụng sắc nghiên cứu kinh điển trong Đại tạng, chọn lựa tập hợp lại để biên soạn các mục từ có cùng chủng loại. 大明法數一如法 師,奉敕探討大藏群經,採集類編. Đại Minh Pháp Số, Nhất Như pháp sư, phụng sắc thám thảo Đại tạng quần kinh, thái tập loại biên. Ngoài đoạn ghi tả về soạn giả Nhất Như trong hai sách vừa nêu chỉ nói về sách Pháp Số và soạn giả như vậy, ngoài ra, có đoạn ghi rời về chức năng, nhiệm vụ của pháp sư được nhà vua giao chứ không thấy nói gì thêm về năm sinh, năm mất. Nhưng theo bài tựa của Đinh Phúc Bảo ghi trong lần ấn hành đầu tiên, ông nói sư Nhất Như “là người có tư chất thông minh bẩm sinh lại tinh cần học hỏi, khả năng ghi nhớ tốt. Kinh điển Đại thừa, Tiểu thừa hễ lướt mắt qua là thuộc nằm lòng dường như đã gieo duyên từ tiền kiếp. Xuất gia tại chùa Thiên Trúc Giảng thượng ở Hàng Châu, là đệ tử của pháp sư Cụ Am 具菴, được truyền thừa chân chính từ thầy. Rộng thông giáo nghĩa, giảng thuyết hùng biện, sở trường về kinh Pháp Hoa, có trước tác bộ Pháp Hoa Kinh Khoa Chú 法華經科注. Vào niên hiệu Vĩnh Lạc, sắc mệnh biên tu Đại tạng, trong đó sư giữ chức tổng quản công trình, sau thăng giữ chức quản lí tăng đoàn tăng lục ti của Xiển giáo, thị tịch vào tháng 3 năm thứ nhất niên hiệu Hồng Hy 1425, được vua Nhân Tông ban lễ tế tang”. (Theo Trùng khắc Đại Minh Tam Tạng Pháp Số tự). Như vậy, các vị soạn giả của sách đều là những vị cao tăng thời đó, tuy nhiên tiểu sử các ngài không được ghi rõ, thậm chí sách Đại Minh Cao Tăng truyện còn không tìm thấy đến tên các ngài, đây quả là một thiếu sót.
Qua thông tin về tác giả và tác phẩm vừa nêu, chúng ta thấy rằng, Tam Tạng Pháp Số là công trình biên soạn tập thể, là kết tinh của trí tuệ tập thể đồng thời cũng là sách công cụ nghiên cứu Phật học đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc được một tập thể biên soạn theo cách không phân chương mục cụ thể cho từng soạn giả. Soạn giả là những người ưu việt hiển nhiên sẽ cho chúng ta tác phẩm ưu việt như lời của học giả Đinh Phúc Bảo nhận xét “các tác giả đều là những bậc kiệt xuất nhất của một thời” vậy. So với các bộ từ điển hiện đại, các mục từ trong Tam Tạng Pháp Số này vẫn thể hiện tính ưu việt của mình ở điểm giải thích từ vắn gọn, súc tính chiết trung; cung cấp đúng thông tin mà người học Phật cần đến không quá mức phức tạp cũng không quá đơn giản, rất đáng được soạn dịch để giới thiệu đến người nghiên cứu, tìm hiểu Phật học. Có thể nói, đây là sách công cụ thuần Phật học nhất trong các sách công cụ Phật học hiện có, đấy chính là lí do mà sách này có trong tay độc giả.
PHAN TRƯƠNG QUỐC TRUNG
THÍCH QUANG ĐỊNH
ĐỌC THỬ
LỜI NHẬN XÉT
Dịch thuật kinh điển Phật giáo là công việc rất quan trọng và rất cần thiết trong việc hoằng dương giáo lý. Ở Việt Nam, việc chuyển dịch Phật điển không những góp phần vào việc kiện toàn Pháp tạng bằng tiếng Việt mà còn có tác dụng làm phong phú thêm kho từ vựng tiếng Việt. Bởi, trong kho từ vựng tiếng Việt đã có một lượng từ ngữ có nguồn gốc từ Phật học khá nhiều như kiếp, nghiệp, duyên, thế giới, Dạ xoa, La sát, sám hối… Tuy nhiên, dịch thuật Phật điển là công việc đòi hỏi người dịch phải nắm vững nhiều kiến thức tổng hợp, trong đó, trước hết là kiến thức Phật học, tiếp theo là kiến thức về tiếng Hán cổ, thứ ba là kiến thức về tiếng Việt. Ba mảng kiến thức này bắt buộc một người làm công tác dịch thuật Phật điển phải kiện toàn, không thể thiếu mảng nào. Nếu không có kiến thức Phật học tất nhiên sẽ không thể dịch kinh Phật; có kiến thức Phật học nhưng không biết tiếng Hán, nhất là tiếng Hán cổ thì cũng không thể đọc hiểu và phiên dịch kinh Phật. Song, nếu chỉ có kiến thức Phật học, biết tiếng Hán cổ nhưng không biết tiếng Việt cũng sẽ khó có được bản dịch đúng, bản dịch hay bằng tiếng Việt chuẩn mực.
Bản Tam Tạng Pháp Số bằng tiếng Việt được chuyển dịch từ nguyên tác cùng tên trong tiếng Hán của đại đức Thích Quang Định, chúng tôi nhận thấy vài ưu điểm, trong đó, nổi bật nhất là dịch giả đã dịch đúng ý nguyên tác; thứ đến là đã diễn đạt bằng tiếng Việt rõ ràng, dễ hiểu. Ngoài ra, dịch giả đã không lạm dụng âm Hán – Việt trong quá trình chuyển dịch; những đơn vị từ, ngữ trong nguyên tác đã được phiên chuyển thành những từ, ngữ đúng với cấu trúc ngôn ngữ Việt, nhờ vậy dịch giả đã mang lại cho người đọc một bản dịch khá hay. Chúng tôi hoan hỷ tán thán việc làm này của đại đức, thông qua đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bản dịch Tam Tạng Pháp Số này đến với những người yêu quý giáo lý Phật giáo nói chung và những người con Phật nói riêng.
Huế, ngày đức Bổn Sư Thích Ca xuất gia, Phật lịch 2560
Phó trưởng ban Hoằng Pháp Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Phó trưởng ban trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng Pháp Phật Giáo tỉnh Thừa Thiên – Huế
LỜI GIỚI THIỆU
Pháp Số là những thuật ngữ, những quán ngữ Phật học được sử dụng với tần suất cao nhất trong kinh văn Phật giáo; nó có cấu trúc ổn định về mặt từ pháp: do từ ngữ chỉ con số kết hợp với từ chỉ giáo lý đạo Phật kết hợp lại mà thành, cụ thể là, chữ “Pháp” chỉ chung cho những từ ngữ chuyển tải giáo pháp Phật giáo, chữ “Số” là cách phân chia theo số lượng, tầng bậc, trật tự, cách thức…của giáo Pháp đó. Ví dụ trong từ “Bát chính đạo”, chữ “bát” ở đây muốn nói rằng “chính đạo” trong Phật học gồm có “tám” phần; còn các phần từ một đến tám nói lên trật tự trước sau được sắp xếp theo logic của tiến trình đi đến giải thoát của con đường đó. Thực tế cho thấy, việc học tập nghiên cứu giáo lý Phật giáo của mọi đối tượng từ sơ cơ cho đến các nhà nghiên cứu Phật học đều bắt buộc phải nắm vững và ghi nhớ các Pháp Số, vì nếu các Pháp Số cơ bản như Tam bảo, Tứ đế, Ngũ uẩn, Lục đạo, Thất giác chi, Bát chính đạo, Thập nhị nhân duyên…mà vẫn chưa nắm vững thì chắc chắn sẽ không thể tiếp tục tiến xa hơn trên con đường nghiên cứu Phật học. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy Pháp Số còn là một cách “số hóa” giáo pháp, giúp người học, dễ nhớ nội dung của các bản kinh, luận nhà Phật.
Cuốn Tam Tạng Pháp Số của sa môn Thích Nhất Như chúng tôi thấy có mấy điểm nổi bật: 1. Cung cấp cho người đọc biết nguồn gốc xuất xứ và sự khác biệt về nội dung của Pháp Số giữa các bản kinh, giữa các trường phái khác nhau trong đạo Phật. 2. Giải thích nội dung của các Pháp Số bằng tài liệu tham khảo cấp 1, tức hình thức “lấy lời kinh Phật để chú giải cho nội dung kinh Phật”. 3. Các mục từ trong sách này đều là những từ được sử dụng rộng rãi và tần suất sử dụng cao. Đây là một bộ sách rất hay, rất hữu ích cho những người nghiên cứu Phật học, đặc biệt là quý vị tăng, ni sinh, nay đã được đại đức Thích Quang Định chuyển dịch thành tiếng Việt, chúng tôi thấy bản dịch có mấy ưu điểm: 1. Bản dịch sử dụng tiếng Việt đúng quy phạm, thể hiện qua cách dùng từ, câu theo chuẩn từ pháp và cú pháp tiếng Việt hiện đại. 2. Không lạm dụng âm Hán – Việt trong quá trình chuyển dịch, do vậy bản dịch sáng, rõ, dễ hiểu. 3. Biết vận dụng lí thuyết phiên dịch học hiện đại kết hợp vận dụng uyển chuyển lí luận phiên dịch “ngũ chủng bất phiên” của Huyền Trang vào trong việc dịch thuật sách Phật từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Do vậy, chúng tôi đánh giá cao bản dịch này của đại đức. Nay, chúng tôi hoan hỉ giới thiệu bản dịch này với quý vị độc giả.
Từ Đàm, Phật lịch 2560
Phó trưởng ban Văn Hóa Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trưởng ban Văn Hóa Phật Giáo tỉnh Thừa Thiên – Huế
NHẤT
Đệ nhất nghĩa 第一義 Đệ nhất nghĩa
Xuất xứ: Đại Tập Kinh 大集經
Đệ nhất nghĩa tức diệu lí thậm thâm vô thượng: thể tính nó tịch lặng, tính nó rỗng rang dung chứa, không tên gọi không hình tướng, dứt hẳn sự luận bàn, chặt đứt sự tư duy về tướng trạng ấy. Kinh Đại Tập nói: “Lí thậm thân không thể dùng ngôn ngữ diễn đạt, chân lí đệ nhất nghĩa không vướng vào âm thanh, văn tự 甚深之理不 可說,第一義諦無聲字 Thậm thâm chi lí bất khả thuyết, Đệ nhất nghĩa đế vô thanh tự.” tức chỉ cho ý này.
Không vướng vào âm thanh, văn tự ý nói đã lìa khỏi sự ràng buộc của hình thức âm thanh, văn tự.
Nhất âm 一音 Một âm thanh; Tiếng nói duy nhất
Xuất xứ: Duy Ma Kinh 維摩經
Nhất âm, chỉ một âm thanh của Phật. Căn cơ chúng sinh có cạn, sâu, có lanh lợi có chậm lụt nên trong cùng một âm thanh mà họ nghe thành khác nhau. Nếu chúng sinh thuộc căn cơ khí chất của người, trời ắt nghe Phật nói về pháp năm giới cấm, mười điều thiện; nếu căn cơ của hàng Thanh văn ắt nghe âm thanh đó thành pháp Tứ đế; nếu căn cơ hàng Duyên giác ắt nghe thành pháp mười hai nhân duyên; nếu căn cơ Bồ tát ắt nghe lời đó của Phật thành các pháp Lục độ…. cuối cùng ai cũng hiểu lời Phật theo căn tính của mình, thế nên kinh nói “Phật dùng một âm thanh để diễn thuyết chính pháp, chúng sinh được thấu tỏ tùy theo chủng loại căn tính của mình 佛以一音演說法,眾生隨類各 得解 Phật dĩ nhất âm diễn thuyết pháp, chúng sinh tùy loại các đắc giải.” tức chỉ cho ý nghĩa của từ Một âm thanh này.
Nhất âm giáo 一音教 Giáo pháp dưới một âm thanh duy nhất; Giáo pháp bằng một ngôn ngữ duy nhất
Xuất xứ: Hoa Nghiêm Kinh Sớ 華嚴經疏
Nhất âm giáo, chỉ giáo pháp mà một đời Như Lai diễn thuyết, giáo pháp ấy có đốn, tiệm khác nhau nhưng đều được diễn thuyết dưới một âm thanh của Phật. Thế nên pháp sư La Thập 羅 什 nói “Một âm thanh viên mãn của Phật, bình đẳng chẳng hai, ứng khớp một cách công bằng nhưng đối tượng nghe có căn cơ khác nhau nên có sự sai khác 佛一圓音平等無二無思普應機 聞自殊 Phật nhất viên âm, bình đẳng vô nhị, vô tư phổ ứng, cơ văn tự thù.”.
La Thập, xem thêm từ tương ứng trong phụ lục I.
Nhất âu 一漚 Một cái bọt nước; Một bong bóng nước
Xuất xứ: Lăng Nghiêm Kinh 楞嚴經
Bọt nước tức bong bóng nước. Biển vốn trong lặng, do gió bão thổi vỗ dấy lên thành bọt nước, ví như thể tính đại giác vốn chân thật thanh tịnh, trong sáng vi diệu nhưng do tâm vọng động mà thế giới hư không dấy lên. Thế giới hư không trong thể tính đại giác cũng giống như một chiếc bọt nước trong đại dương vậy. Kinh nói: “Hư không sinh khởi trong đại giác, như một chiếc bọt nước nổi lên trong biển lớn 空生大覺 中, 如海一漚發 Không sinh đại giác trung, như hải nhất âu phát” là chỉ cho ý này.
Nhất cái 一蓋Một chiếc lọng; Một cái lọng
Xuất xứ: Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh 維摩詰 所說經
Kinh nói: ở thành Tì da li có thanh niên tên Bảo Tích, con của vị trưởng giả cùng với năm trăm thanh niên con của các trưởng giả khác đều cầm chiếc lọng thất bảo đến cúng dường Phật. Uy thần của Phật khiến các lọng báu hợp thành một chiếc lọng che khắp thế giới đại thiên. Tướng trạng dài rộng của thế giới ấy đều hiện trong chiếc lọng ấy. Năm trăm chiếc lọng tượng trưng cho năm ấm, hợp thành một chiếc lọng tượng trưng cho nhất tâm. Hình ảnh này nhằm mục đích hiển bày các pháp năm ấm đều do một tâm này thôi vậy.
Tì da li, xem từ tương ứng trong phụ lục I.
Nhất căn 一根 Một giác quan; Một căn; Nhất căn
Xuất xứ: Lăng Nghiêm Kinh 楞嚴經
Một giác quan ở đây chỉ nhĩ căn (tai). Bởi người trong cõi này có nhĩ căn nhanh nhạy nhất, nghe pháp dễ vào nên khi Văn Thù chọn cửa viên thông thì lấy nhĩ căn làm đầu. Sở dĩ lấy nhĩ căn làm cửa viên thông vì chỉ có nhờ vào nhĩ căn mới đi vào cửa viên thông, sau đó nó thoát li khỏi âm thanh bên ngoài để đi ngược lại lắng nghe tự tính thế rồi mới đi đến cùng cực của việc trở về nguồn cội. Một căn đã như thế (tức nhĩ căn đã trở về điểm cùng cực của cội nguồn), thì các căn còn lại cũng sẽ như thế (tức cũng sẽ tự nhiên đi về điểm cùng cực của cội nguồn). Kinh nói: “Một căn đã trở về cội nguồn ắt sáu căn cũng sẽ giải thoát 一根既返源,六根成解脫 nhất căn kí phản nguyên, lục căn thành giải thoát.”.
Nhất châm 一針 Một cây kim
Xuất xứ: Phạm Võng Kinh 梵網經
Kinh nói “một cây kim, một ngọn cỏ không được cố ý lấy cắp 一針一草不得故盜 nhất châm nhất thảo, bất đắc cố đạo” ý nói người trì giới thì vật tuy bé nhỏ cũng chẳng được cố ý lấy cắp.
Nhất chân pháp giới 一真法界 Pháp giới chân thật thuần nhất
Xuất xứ: Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao 華嚴經隋疏演義鈔
Pháp giới chân thật thuần nhất với hàm nghĩa: không phải hai nên gọi là thuần nhất, không hư vọng nên gọi là chân thật, chúng giao hòa dung chứa trong nhau nên gọi là pháp giới. Do vậy pháp giới chân thật thuần nhất chính là pháp thân bình đẳng của chư Phật, từ xưa đến nay không sinh không diệt, chẳng phải rỗng không cũng chẳng phải hiện hữu; tách biệt với tên gọi và hình tướng, không có trong hay ngoài mà chỉ có một trạng thái thuần nhất chân thực không thể nghĩ bàn nên gọi là pháp giới chân thật thuần nhất.
Nhất chỉ 一指 Một ngón tay
Xuất xứ: Lăng Nghiêm Kinh 楞嚴經
Một ngón tay, kinh nói: “sau khi ta diệt độ, nếu có tỉ khâu phát tâm quyết định tu Tam ma đề, đứng trước hình tượng Như Lai đốt thân thành đèn hoặc đốt một ngón tay hoặc thắp một nén hương trên mình, ta nói người ấy đã trả hết oan trái vô lượng kiếp trước trong giây phút ấy. Vị ấy đã vĩnh viễn thoát khỏi thế gian, cởi hết lậu hoặc 若我滅後其有比丘發心决定脩三摩提 能於如來形像之前身然一燈燒一指節及於 身上爇一香炷我說是人無始宿債一時酬畢 長揖世間永脫諸漏 nhược ngã diệt hậu, kì hữu tỉ khâu phát tâm quyết định tu Tam ma đề, năng ư Như Lai hình tượng chi tiền, thân nhiên nhất đăng, thiêu nhất chỉ tiết cập ư thân thượng nhiệt nhất hương chú, ngã thuyết thị nhân vô thủy túc trái nhất thời thù tất, trường ấp thế gian, vĩnh thoát chư lậu.”.
Tam ma đề, xem từ tương ứng trong phụ lục I.
Nhất chứng nhất thiết chứng 一證一切證 Một chứng tất cả chứng; Tỏ ngộ một điều ắt tỏ ngộ tất cả; Chứng ngộ một điều ắt chứng ngộ tất cả
Xuất xứ: Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao 華嚴經隋疏演義鈔
Một chứng tất cả chứng, ý nói hàng thượng căn vận dụng trí tuệ vi diệu viên mãn, soi tỏ tính cảnh viên dung, vô thủy vô chung, không cạn không sâu, không có không không, trọn vẹn mọi pháp, thông suốt mọi cõi thế nên nói chứng nhập một điều ắt mọi điều khác cũng được chứng nhập.
Nhất chướng nhất thiết chướng 一障一切障 Một chướng tất cả chướng; Chướng ngại một việc tức tất cả đều chướng ngại
Xuất xứ: Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao 華嚴經隋疏演義鈔
Một chướng tất cả chướng, ý nói chúng sinh tạo ác, một ý niệm sân khởi lên sẽ
Related Posts: